3
Tiêu điểm
Thời sự -
ThứHai 22-11-2021
ĐỨCMINH
T
ại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia
phòng chống dịch COVID-19
tổng kết hơn một tháng thực hiện
Nghị quyết 128 ngày 20-11, Bộ Y tế
báo cáo: Cả nước ghi nhận 105.543
ca cộng đồng, tăng 2,9% so với tháng
trước đó nhưng số ca tử vong giảm
46,3%, số đang điều trị tại bệnh viện
giảm 25,3%, số ca nặng, nguy kịch
giảm 40,8%.
Dịch cơ bản được kiểm soát trên
toàn quốc nhưng ca cộng đồng có xu
hướng gia tăng do mầm bệnh đã tồn
tại, nhiều ca không triệu chứng, không
rõ nguồn lây, có liên quan đến người
trở về từ vùng dịch.
Sẽ tiêm phủ hai liều vaccine
trong tháng 11
BộY tế nhận định sắp tới sẽ có nhiều
chuỗi lây lan dịch bệnh trong cộng
đồng vì thời tiết thuận lợi cho sự phát
triển, lây lan của virus.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ
Đức Đam cho hay: Trong tháng 11 sẽ
đủ vaccine tiêm hai mũi cho người trên
18 tuổi. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y
tế không đợi vaccine về các kho trung
gian mà ký quyết định phân bổ ngay
cho các địa phương, có dự kiến ngày
cụ thể để các tỉnh chủ động. Các tỉnh
cần có báo cáo cụ thể về nhu cầu từng
loại vaccine và tổ chức tiêm nhanh
nhất có thể cho toàn bộ người dân
trên địa bàn, không phân biệt nhóm
đối tượng, độ tuổi.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo việc
bảo đảm các loại thuốc điều trị theo
chỉ định của bác sĩ như kháng đông,
kháng viêm, kháng thể đơn dòng…,
ngành y tế cần bổ sung các loại thuốc
kháng virus điều trị sớm cho F0 và tích
cực tuyên truyền, vận động người dân
thực hiện 5K, khắc phục tâm lý chủ
quan khi đã tiêm đủ hai mũi vaccine...
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm
Minh Chính đánh giá việc thực hiện
Nghị quyết 128 và Quyết định 4800
của Bộ Y tế bước đầu đạt mục tiêu đề
ra. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh
hồi phục rất rõ, từng bước khắc phục
sự đứt gãy chuỗi cung ứng lao động.
Các bất cập an sinh xã hội được tập
trung khắc phục...
Chấp nhận có ca nhiễm mới
Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý là tuần
qua, số ca mắc mới trong cộng đồng
tăng, ca tử vong và chuyển nặng cũng
có chiều hướng tăng, năng lực y tế cơ
sở ở một số nơi còn hạn chế, năng lực
y tế dự phòng vẫn yếu. Công tác phối
hợp giữa các địa phương trong quản
lý việc di chuyển của người dân chưa
chặt chẽ, còn bất cập, gây khó khăn
cho người dân.
“Chúng ta chuyển trạng thái thì chấp
nhận có ca nhiễm mới nhưng kiểm
soát rủi ro, có các biện pháp hiệu quả
để giảm tối đa các ca tăng nặng và tử
vong, thực hiện bình thường hóa một
Thủ tướng
PhạmMinh
Chính chủ
trì phiên
họp của
Ban chỉ đạo
quốc gia
về phòng
chống dịch
COVID-19
vào sáng
20-11. Ảnh:
Đ.MINH
131,2
triệu liều vaccine đã tiếp nhận và đã
phân bổ 129,6 triệu liều, tổ chức tiêm
được hơn 106 triệu liều. Tỉ lệ tiêm một
liều vaccine là 89,4%, hai liều là 53,4%
cho người dân từ 18 tuổi trở lên. Có 18
tỉnh, TP đang triển khai tiêm cho trẻ
12-17 tuổi. Số liệu tính đến ngày 19-11.
Thủ tướng chỉ đạo sớm mở cửa trường học
+ Trong năm 2021 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm đủ hai mũi cho người
trên 18 tuổi.
+ Đẩy nhanh kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em để mở cửa trường học trở lại
an toàn, hiệu quả; chuẩn bị kế hoạch tiêm mũi 3 cho người đã tiêm đủ hai mũi.
Song song với nhập khẩu, cần thúc đẩy bằng được sản xuất vaccine trong nước.
Tăng cường chuẩn bị, phân bổ thuốc điều trị khi thực tế đã chứng minh về tính
hiệu quả và an toàn; tính đến việc xã hội hóa xét nghiệm.
+Rà soát các chính sáchan sinhxãhội đã có; nghiêncứu, bổ sungchính sáchmới.
+ Rà soát để có quy định về xuất nhập cảnh phù hợp với tình hình mới.
+ Các địa phương phối hợp để người dân di chuyển thuận lợi, không bị cản trở
về mặt hành chính, không để ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất, kinh doanh,
đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân và doanh nghiệp trong phòng
chống dịch, không chủ quan, lơ là, cũng không hoảng hốt, lo sợ trước dịch bệnh
mà yên tâm, bình tĩnh để chuyển trạng thái.
Cần bảo đảm các loại
thuốc điều trị theo chỉ
định của bác sĩ như kháng
đông, kháng viêm, kháng
thể đơn dòng… và cần bổ
sung các loại thuốc kháng
virus điều trị sớm cho F0.
Tiêmvaccine cho trẻ
để sớmmở cửa trườnghọc
Sẽ có chiến lược tổng thể phòng chống dịchmới theo hướng lấy cấp cơ sở
làmnền tảng.
cách an toàn, khoa học, phù hợp, hiệu
quả” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế và các
cấp, các ngành tiếp tục góp ý cho Nghị
quyết 128 và Quyết định 4800 để hoàn
thiện chiến lược tổng thể phòng chống
dịch để trình cấp có thẩm quyền trước
ngày 30-11 theo cách tiếp cận toàn dân,
lấy cấp cơ sở làm nền tảng.
Trước mắt, các địa phương tiếp tục
thực hiện nghiêm Nghị quyết 128 và
Quyết định 4800 của Bộ Y tế, nếu có
các biện pháp sáng tạo nhưng trái quy
định, nguyên tắc chung thì phải báo
cáo cấp có thẩm quyền trước khi thực
hiện. Nguyên tắc là thực hiện thống
nhất, thông suốt từ trung ương tới cơ
sở, đánh giá chính xác cấp độ dịch và
thực hiện nghiêm các biện pháp tương
ứng về hành chính, y tế, an sinh xã
hội, an ninh trật tự và vận động nhân
dân, phương châm “5K + vaccine +
thuốc điều trị + công nghệ + các biện
pháp khác”.
Thủ tướng lưu ý có kịch bản hỗ
trợ giữa các địa phương, nhất là khi
ở cấp độ 4, một nơi có dịch thì nhiều
địa phương cùng tập trung dồn sức
kiểm soát, khi cần thiết thì huy động
sự hỗ trợ của lực lượng công an, quân
đội, y tế.•
COVID-19
Nếu chung sức, chia
sẻ nguồn lực vaccine
kịp thời và hợp lý thì
cùng với vaccine có
hiệu lực tốt, có thể
xóa sổ COVID-19
trong tương lai.
Việt Nam cần đi con đường lớn hơn
Muốn chống dịch hiệu quả dựa vào vaccine hay thuốc điều
trị thì Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn. Thứ nhất, việc phát triển
vaccine trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế thì sự tham gia
của Nhà nước, nhất là việc đầu tư vào khâu nghiên cứu và thử
nghiệm là rất quan trọng. Ví dụ, vaccine Việt Nam muốn được
thử nghiệm ở các nước như châu Phi (nơi độ phủ vaccine còn
thấp) thì một mình doanh nghiệp không đủ sức. Quy chuẩn để
vaccine ra sân chơi quốc tế là rất ngặt nghèo nên Nhà nước hỗ
trợ thì mới đạt.
Ngoài ra, việc chủ động để các nước đặt nhà máy sản xuất
vaccine, các trung tâm nghiên cứu vaccine; hay khuyến khích
các nhóm chuyên gia đủ năng lực, theo chuẩn quốc tế tham gia
vào hoạt động sản xuất vaccine, thuốc chữa trị là rất quan trọng.
Lâu nay chúng ta chưa làm tốt điều này nhưng đại dịch COVID-19
đã đặt ra yêu cầu chúng ta phải “bước ra con đường lớn hơn”.
TS
NGUYỄN THU ANH
giới có nước mạnh, nước yếu,
nước giàu, nước nghèo. Nếu
chung sức, chia sẻ nguồn lực
vaccine kịp thời và hợp lý thì
cùng với vaccine có hiệu lực
tốt, có thể xóa sổ COVID-19
trong tương lai.
Bên cạnh đó, có một số
nghiên cứu cho thấy trong
protein gai của virus SARS-
CoV-2 cómột đoạn tương đối
ổn định. Nếu chúng ta tấn
công vào đoạn đó thì chúng ta
có thể khống chế được virus.
Nếu điều này đúng và tiếp
tục đúng thì chúng ta sẽ có
vaccine ngừa COVID-19 ổn
định hơn. Điều này khác với
bệnh cúm, vốn xảy ra hiện
tượng “trôi” kháng nguyên
(antigenic drift) nên khó có
thể tìm ra một loại vaccine
ổn định về hiệu lực.
Thuốc chữa trị -
“vũ khí” bọc lót
cho vaccine
. Bên cạnh vaccine, con
người đang bào chế thuốc trị
COVID-19. Tình hình bào chế
thuốc trị COVID - 19 hiện nay
trên thế giới ra sao?
+Để chống lại virus SARS-
CoV-2 sẽ có ba hướng chính.
Hướng thứ nhất là dùng kháng
thể (từ huyết thanh của người
nhiễm bệnh đã khỏi hoặc
kháng thể đơn dòng) để chống
COVID-19. Hiện ởMỹ, bệnh
nhân mới mắc COVID-19
được tiêm kháng thể.
Hướng thứ hai là kháng
virus dựa vào enzyme RNA-
dependent RNA polymerase
(RdRp). Loại thuốc đầu tiên
áp dụng chính là Remdesivir
nhưng phức tạp vì theo đường
tiêm. Sau đó đã có thuốc
Molnupiravir sử dụng theo
đường uống. Nếu dùng thuốc
sớm ở các bệnh nhân nhẹ và
vừa thì giảm được diễn tiến
nặng với tỉ lệ giảm nhập viện
ở mức 50%.
Mới nhất, hãng dược Pfizer
công bố thuốc trị COVID-19
ở dạng viên là Paxlovid. Loại
thuốc này thuộc loại thuốc ức
chế protease, với mục tiêu là
ngăn enzymemà virus SARS-
CoV-2 cần để nhân bản. Theo
công bố thì thuốc này có khả
năng giúp người bệnh giảm
nguy cơ nhập viện hoặc tử
vong lên đến gần 90%.
Ngoài ra, các nhóm khoa
học khác, ví dụ nhóm thuộc
Trường ĐH Hokkaido (Nhật
Bản) cũngđangphát triển thuốc
trị COVID-19 theo hướng ức
chế protease, dự kiến triển
khai ở một số nước, trong đó
có Việt Nam (VN).
. Giá trị của thuốc điều trị
được thể hiện như thế nào
khi chúng ta đã có vaccine
và các phương pháp phòng
chống dịch khác?
+ Vaccine và các phương
pháp khác là rất tốt nhưng
hiện vẫn chưa đủ. Thứ nhất,
ở các vùng chưa thể có đủ
nguồn cung vaccine, số người
nhiễm nhiều sẽ rất cần thuốc
điều trị. Thứ hai, có những
người tiêm chủng đủ nhưng
đáp ứng miễn dịch chưa tốt
nên bị nhiễm, nhất là người
lớn tuổi, có bệnh lý nền…Khi
đó, thuốc giúp họ giảm tình
trạng trở nặng hoặc tử vong.
Quan trọng không kém, khi
có biến chủng mới thì thuốc
là “vũ khí” bọc lót rất tốt, bởi
thuốc khó bị ảnh hưởng bởi
biến chủng mới.
. Xin cám ơn ông.•