005-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm6-1-2022
VKS đề nghị mức án
như án sơ thẩm
trước đó
Án sơ thẩm của TAND quận Tân
Bình từng hai lần bị cấp phúc thẩm
hủy vì chưa đủ cơ sở kết tội bị cáo
Phan Văn Hùng có hành vi bắt,
giữ người trái pháp luật. Lần xét
xử phúc thẩm và hủy án lần 2 vào
tháng 7-2018.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần 3 này,
VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt như
án sơ thẩm lần 1 và lần 2 đối với hai
bị cáo Hùng và bị cáo Kỳ (phạt một
năm sáu tháng ba ngày tù), phạt
bị cáo Tân một năm tù nhưng cho
hưởng án treo.
nhà. Bị hại khai rằng phải xin phép
các bị cáo khi đi ra ngoài, kể cả hai
lần đi vệ sinh đều có bị cáo Kỳ đi
cùng để canh giữ.
Ngồi bàn chuyện nợ nần
trong quán
Chủ tọa phiên tòa công khai các
băng ghi hình tại quán cà phê nhằm
làm rõ hành vi của bị cáo Văn Hùng,
cũng là để xem xét thấu đáo lời kêu
oan của bị cáo.
Các đoạn clip cho thấy ông Văn
Hùng có vào quán cà phê cùng ông
Minh. Lúc này các bị cáo khác đã
có mặt. Tuy nhiên, đoạn clip không
thể hiện có sự việc lên kế hoạch
bàn bạc, phân công người bắt giữ
ông Minh.
Các đoạn ghi hình chỉ thấy ông
Văn Hùng ngồi ở bàn đối diện ông
Minh và các bị cáo khác. Ông Văn
Hùng cũng không tham gia đánh hay
ép ghi giấy nợ.
Ông Văn Hùng khẳng định ông
ngồi đó để bàn chuyện giải quyết nợ,
lát sau ông qua bàn khác ngồi đọc
báo, chờ trả nợ rồi về lại Cần Thơ
cho kịp chuyến xe đò. Hành vi của
những bị cáo khác không liên quan
gì với ông.
Luật sư của ông Văn Hùng cũng
cho rằng các chứng cứ được đưa ra
chỉ ghi nhận lời khai của bị hại mà
chưa xem xét kỹ đến các lời khai
của bị cáo.
Trong cáo trạng, VKS có nhắc
đến tình tiết là lời khai của bị hại
Minh: “Nếu chiều nay không giải
quyết xong nợ sẽ bị bắt đưa đi
Campuchia để giải quyết” nhưng
VKS vẫn chưa làm rõ ai là người
nói câu này.
Trong khi đó, mọi hoạt động của
bị cáo và bị hại đều diễn ra tại nơi
đông người qua lại, nếu bị hại thật sự
bị bắt giữ vẫn có thể tri hô, cầu cứu.
Mặt khác, tại quán cà phê, bị hại sử
dụng đến ba điện thoại nên không có
việc bị kiểm soát hay tách biệt khỏi
cộng đồng.•
TRÚCPHƯƠNG
S
áng 5-1, TAND quận Tân Bình
(TP.HCM) mở phiên tòa xét xử
sơ thẩm lần thứ ba vụ án đòi nợ
giữa quán cà phê đông người xảy ra
từ tám năm trước.
Bị cáo Phan Văn Hùng, Bùi Xuân
Hùng và Nguyễn Văn Tân bị đưa ra
xét xử về tội giữ người trái pháp luật;
riêng bị cáo Nguyễn Văn Kỳ bị đưa
ra xét xử về tội bắt, giữ người trái
pháp luật.
Kết thúc phần tranh luận, nói lời sau
cùng trước khi HĐXX nghị án, hai bị
cáo Hùng đề nghị HĐXX tuyên vô
tội; bị cáo Tân và bị cáo Kỳ đề nghị
tòa xử đúng pháp luật.
Nhận thấy các chứng cứ còn nhiều
phức tạp, HĐXX nghị án kéo dài, sẽ
tuyên án vào ngày 11-1.
Tám năm kiên trì kêu oan
Theo cáo trạng, bị hại Lê Văn Minh
bị bắt, dẫn giải đến một quán cà phê
trên đường Trường Sơn (quận Tân
Bình) để ép viết giấy nợ.
VKS nhận định hành vi bắt giữ
và sử dụng vũ lực đối với ông Minh
được diễn ra trước mặt bị cáo Văn
Hùng (ngồi đối diện bị hại). Bị cáo
Xuân Hùng đã gọi bị cáo Tân và bị
cáo Kỳ đến quán cà phê để giữ, dùng
bạo lực đe dọa ông Minh nhằm ép
ghi giấy nợ và dùng giấy tờ nhà, đất
để gán nợ. Thời gian bắt, giữ ông
Minh kéo dài từ 9 giờ đến 16 giờ
ngày 16-7-2014.
Sau khi nghe đọc cáo trạng, bị
cáo Phan Văn Hùng (62 tuổi, ngụ
Cần Thơ) phản đối rằng không
giữ ông Minh, mà do hai bên thỏa
thuận đến quán cà phê để bàn việc
trả nợ (ông Minh nợ ông Văn Hùng
80 triệu đồng nhiều năm trước).
Đồng thời, ông Văn Hùng không
tham gia đánh đập hay ép buộc ông
Minh viết giấy nợ.
Trước đó, hai lần án sơ thẩm phạt
ông Văn Hùng án tù bằng hạn tạm
giam nhưng cả hai lần ông đều kháng
cáo kêu oan. Bị cáo cho rằng không
có bất cứ hành vi nào uy hiếp tinh
thần hay tước đoạt sự tự do thân thể,
tự do dịch chuyển của bị hại.
Bị cáo Xuân Hùng cũng phủ nhận
việc kêu người bắt giữ bị hại. Ông
Văn Hùng và ông Xuân Hùng không
quen biết nhau trước đó.
Về phần bị hại, ông này thừa nhận
nợ tiền của hai ông Hùng, đến nay vẫn
chưa trả. Ông trình bày nếu không bị
khống chế, uy hiếp thì ông sẽ không
nghĩ đến việc gán nợ bằng giấy tờ
Các đoạn ghi hình cho thấy ông Phan VănHùng không bàn bạc hay thamgia đánh,
ép bị hại ghi giấy nợ. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
“Bắt, giữ người trái
pháp luật” giữa quán
cà phê đông người
Hai chủ nợ (không quen biết nhau) cùng gặp con nợ ở quán cà phê
đông người, cuối cùngmột người bị khép tội giữ người trái pháp
luật, một người bị khép tội bắt, giữ người trái pháp luật.
Bị cáoTềTríDũng
nhậntội,TấtThànhCang
kêuoan
Ngày 5-1, TAND TP.HCM tiếp phần bào chữa vụ án
Tất Thành Cang (cựu phó bí thư thường trực Thành ủy
TP.HCM) cùng đồng phạm sai phạm tại Công ty cổ phần
Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO).
VKS luận tội ông Cang có vai trò quan trọng nhất
và khai báo quanh co, không thừa nhận hành vi sai
phạm; từ đó đề nghị mức án 12-14 năm tù về tội vi
phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất
thoát, lãng phí.
Bào chữa, luật sư cho rằng ông Cang không phải chủ
thể của tội trên. Chủ thể của tội này phải là người được
giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước nhưng ở đây người
được giao quản lý vốn của Đảng bộ TP tại SADECO là
Văn phòng Thành ủy.
Theo luật sư, người đại diện phần vốn góp của Thành
ủy tại SADECO đã không trung thực và gian dối sử dụng
tờ trình 13 làm căn cứ biểu quyết thông qua việc chuyển
nhượng cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim với giá 40.000
đồng/cổ phần. Ông Cang không biết có tờ trình này. Việc
ông Cang chỉ đồng ý về chủ trương là phù hợp với chức
trách của mình.
Luật sư cũng không đồng tình kết luận ông Cang
là người có quyết định cuối cùng trong việc bán cổ
phần vì trước thời điểm 16-5-2017, bị cáo Cang không
tham gia thảo luận bất cứ kế hoạch hoạt động nào của
SADECO.
Ông Tề Trí Dũng (cựu chủ tịch HĐQT Công ty
SADECO) khai rằng ông Cang mở lời kêu tạo điều kiện
cho Nguyễn Kim trở thành cổ đông chiến lược, tuy nhiên
lời khai này là không đúng vì ông Cang đã phủ nhận;
đồng thời tháng 11-2016, ông Cang được cử đi học, không
ở nhà nên không có chuyện gặp mặt Dũng...
Quá trình điều tra, ông Cang luôn hợp tác để giúp làm
rõ hành vi giả mạo việc sử dụng tờ trình không được
thông qua, chứ không “quanh co, chối tội”. Luật sư đề
nghị HĐXX tuyên ông Cang không phạm tội. 
Tự bào chữa, ông Cang chỉ nói ngắn gọn lời khai bị cáo
Dũng là không đúng. Đồng thời, ông không đồng ý việc
cáo buộc mình chỉ đạo trong vụ án này.
Với bị cáo Dũng, VKS đề nghị 20-22 năm tù về hai
tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất
thoát, lãng phí và tham ô tài sản. Luật sư của bị cáo Dũng
cho rằng VKS chưa ghi nhận một số chứng cứ khi luận tội
liên quan đến hành vi bán rẻ 9 triệu cổ phần.
Luật sư lập luận phần vốn IPC đầu tư vào SADECO
không phải vốn nhà nước mà là vốn của doanh nghiệp
nhà nước (IPC) đầu tư vào doanh nghiệp khác. Theo luật
sư, từ ngày 26-3-2015, SADECO có quyền tự quyết. Do
kinh doanh bất động sản, cần vốn rất lớn nên nhóm lãnh
đạo doanh nghiệp thông qua phương án chào bán thêm cổ
phần cho cổ đông chiến lược.
Tại đề xuất gửi cơ quan có thẩm quyền, IPC trình bày rõ
ràng ưu, nhược điểm của phương án trên cũng như giá trị
mỗi cổ phần. Tức là đã báo cáo công khai mọi thông tin,
không hề giấu kết quả định giá cổ phần. Cạnh đó, luật sư
đề nghị xem xét lại thiệt hại trong vụ án.
Bất ngờ, bị cáo Dũng ngắt lời luật sư rằng bị cáo tôn
trọng kết luận của cơ quan tố tụng về sai phạm bán rẻ 9
triệu cổ phần SADECO, đề nghị luật sư không tranh tụng
các vấn đề về hành vi này vì không cần thiết mà tập trung
tranh tụng về tình tiết giảm nhẹ.
Tự bào chữa, ông Dũng nhận tội, chỉ mong được xem
xét thêm.
HOÀNG YẾN
Bị cáo Tề Trí Dũng
(trái)
và Tất Thành Cang. Ảnh: HY
Ông Văn Hùng khẳng
định ông ngồi đó để bàn
chuyện giải quyết nợ nần,
lát sau ông qua bàn khác
ngồi đọc báo, chờ trả nợ.
Hành vi của những bị cáo
khác không liên quan gì
với ông.
1,2,3,4,5,6 8-9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook