005-2022 - page 8-9

9
8
Đô thị -
ThứNăm6-1-2022
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa có báo cáo gửi
Quốc hội để cho ý kiến về dự án đầu tư xây dựng công
trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn
2021-2025. Theo đó, cơ quan này nhất trí với tờ trình của
Chính phủ về sự cần thiết đầu tư dự án nhưng đề nghị
cần làm rõ hơn một số nội dung...
Do đầu tư dự án theo hình thức PPP gặp khó khăn, Chính
phủ kiến nghị chuyển sang hình thức đầu tư công, sau khi
hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn.
Về nội dung này, KTNN cho hay theo tờ trình của
Chính phủ đề xuất phương án triển khai toàn bộ 12 dự án
thành phần theo hình thức đầu tư công và tính toán sơ bộ
tổng mức đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 phải bổ sung
khoảng 72.497 tỉ đồng từ chương trình phục hồi và phát
triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chưa có thông tin cụ thể
về quy mô, đối tượng, nội dung và danh mục dự án sử
dụng vốn đầu tư công của chương trình làm cơ sở cho đề
xuất. “Việc triển khai đồng bộ 12 dự án trong giai đoạn
2021-2025 cần đánh giá kỹ khả năng cân đối nguồn vốn,
phân kỳ đầu tư, nợ công và nhất là cơ sở pháp lý việc tổ
chức thu phí” - báo cáo của KTNN nêu.
Cơ quan kiểm toán cũng cho hay hiện nay Chính phủ
chưa có quy định cụ thể về thu phí sử dụng dịch vụ
đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư để làm cơ sở triển
khai thực hiện. Do đó, cần có phương án cụ thể trong
việc nhượng quyền thu phí đảm bảo tính khả thi.
Theo tờ trình của Chính phủ, 729 km cao tốc Bắc -
Nam phía đông giai đoạn 2021-2025 sẽ đầu tư phân kỳ
theo quy mô bốn làn xe, bề rộng nền đường 17 m, toàn
bộ các yếu tố kỹ thuật khác đáp ứng tốc độ thiết kế 100-
120 km/giờ. Tổng mức đầu tư khoảng 146.990 tỉ đồng,
trong đó chi phí xây dựng là 95.937 tỉ đồng, giải phóng
mặt bằng là 19.097 tỉ đồng… Theo tính toán của KTNN,
chi phí cho dự án bình quân là 175,4 tỉ đồng/km (không
tính chi phí giải phóng mặt bằng).
Theo cơ quan kiểm toán, số liệu sơ bộ tổng mức đầu
tư trên chưa có thông tin thuyết minh việc đã tính toán,
rà soát kỹ về sơ bộ tổng mức đầu tư của từng dự án
thành phần như Kết luận số 01 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội. Mặt khác, số liệu sơ bộ tổng mức đầu tư chưa
có thông tin thuyết minh làm rõ một số yếu tố làm ảnh
hưởng đến số liệu sơ bộ tổng mức đầu tư dự án.
Qua xem xét suất đầu tư các dự án đường cao tốc và
theo kết quả kiểm toán một số dự án đường cao tốc có
quy mô tương tự là bốn làn xe, KTNN xác định lại số
liệu sơ bộ tổng mức đầu tư 756 km cao tốc Bắc - Nam
phía đông là 130.605 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây
dựng là 89.111 tỉ đồng, giải phóng mặt bằng là 19.097
tỉ đồng, quản lý dự án 6.036 tỉ đồng, dự phòng là
16.361 tỉ đồng.
Như vậy, theo xác định của KTNN đã giảm được
16.330 tỉ đồng trong tổng mức đầu tư 756 km dự án đầu
tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía
đông. Bình quân xây dựng của dự án này được giảm
xuống còn 152,9 tỉ đồng/km (không bao gồm chi phí giải
phóng mặt bằng).
Trên cơ sở đó, cơ quan kiểm toán đề nghị Chính phủ
chỉ đạo Bộ GTVT và các cơ quan liên quan rà soát kỹ sơ
bộ tổng mức đầu tư của các dự án, tính khả thi của sơ bộ
tổng mức đầu tư, tham khảo số liệu tổng mức đầu tư của
dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 để
bảo đảm khả năng cân đối nguồn vốn giai đoạn 2021-
2025 và đảm bảo có đủ vốn triển khai hoàn thành toàn bộ
dự án vào năm 2025.
TRỌNG PHÚ
dụng đất nhưng không phải là
đất ở hoặc không có một phần
diện tích đất ở, mặc dù phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất thì cũng không
được chấp thuận là chủ đầu
tư dự án nhà ở thương mại.
Qua rà soát, Chính phủ cho
rằng quy định này không phù
hợp với quy định tại Luật Đầu
tư về việc chấp thuận chủ
trương đầu tư đồng thời với
chấp thuận nhà đầu tư không
thông qua đấu giá quyền sử
dụng đất, đấu thầu lựa chọn
nhà đầu tư trong trường hợp
nhà đầu tư có quyền sử dụng
đất. Hơn nữa, quy định cũng
chưa có sự thống nhất, đồng
bộ với quy định về việc lựa
chọn chủ đầu tư dự án xây
dựng nhà ở thương mại được
thực hiện thông qua hình thức
chấp thuận nhà đầu tư theo quy
định của Luật Đầu tư và một
số quy định của Luật Đất đai.
Từ đó, Chính phủ đề nghị
sửa đổi theo hướng: DN có
quyền sử dụng đất thuộc một
trong các trường hợp: Hoặc
có quyền sử dụng đất ở hợp
pháp; hoặc có quyền sử dụng
đất ở hợp pháp và các loại
đất khác không phải là đất ở;
hoặc có quyền sử dụng các
loại đất khác không phải là
đất ở. Dĩ nhiên là đất đó phải
phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và không
thuộc các trường hợp Nhà
nước thu hồi đất theo quy
định của pháp luật.
Tháo điểm nghẽn,
cần thận trọng để
tránh trục lợi
. Nếu vấn đề này được QH
xem xét thông qua thì sẽ là
tin vui cho rất nhiều DN. Tuy
nhiên, mới chỉ gỡ cho các DN
có sẵn quyền sử dụng đất còn
DNnhận chuyểnquyền sửdụng
đất không phải là đất ở để
làm dự án thì chưa được xem
xét lần này. Vì sao thưa ông?
+ Đúng là trong quá trình
xem xét, cho ý kiến nội dung
này cũng có ý kiến cho rằng
việc sửa đổi theo phương án
Chính phủ đề nghị thực chất
là mở rộng trường hợp chấp
thuận chủ trương đầu tư đồng
thời chấp thuận nhà đầu tư
không thông qua đấu thầu dự
án, đấu giá quyền sử dụng đất.
Theo đó, nhà đầu tư có quyền
sử dụng các loại đất khác
không phải đất ở nhưng phù
hợp với quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất thì cũng được
chấp thuận chủ trương đầu
tư đồng thời với chấp thuận
nhà đầu tư (trước đây chỉ áp
dụng đối với đất ở hoặc có
một phần đất ở).
Đây là chính sách lớn, tác
động đến tài chính, nguồn thu
ngân sách nhà nước từ đất đai,
có thể tác động đa chiều đến
thị trường bất động sản. Nếu
chính sách này đi vào thực
tiễn, dự báo số lượng nhà đầu
tư sẽ tăng lên, việc quản lý
quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất sẽ gặp nhiều khó khăn.
Cũng rất dễ xảy ra tình trạng
nhà đầu tư gom đất chờ quy
hoạch rồi mua bán lòng vòng
nhằm thu lợi chênh lệch địa
tô, tác động tiêu cực đến thị
trường và trật tự quản lý nhà
nước về đất đai…
Do đó, tại phiên họp cho ý
kiến đối với nội dung này hồi
tháng 12-2021, Ủy banThường
vụ QH đã đề nghị Chính phủ
đánh giá đầy đủ, khách quan,
toàn diện về thực tiễn thi hành
quy định tại khoản 1 Điều 23
của Luật Nhà ở. Từ đó, tạo
cơ sở vững chắc, thuyết phục
hơn cho việc đề xuất sửa đổi,
bổ sung. Phương án sửa đổi
phải bảo đảm thận trọng, chặt
chẽ, khả thi, vừa tháo gỡ được
điểm nghẽn trong đầu tư xây
dựng nhà ở thương mại, tạo
sự minh bạch, thông thoáng
về trình tự, thủ tục đầu tư kinh
doanh, vừa bảo đảm quản lý
chặt chẽ đất đai, phòng ngừa
việc trục lợi chính sách. Đồng
thời bảo đảm hài hòa lợi ích
của Nhà nước, cộng đồng, nhà
đầu tư có quyền sử dụng đất
hợp pháp và người dân.
Phạm vi sửa đổi tuy không
nhiều nhưng đây là quy định
liên quan đến nhiều quy định
của các luật khác nên việc sửa
đổi cần chú trọng việc bảo đảm
sự thống với các luật có liên
quan như Luật Đầu tư, Luật
Đất đai, Luật Xây dựng, Luật
Quy hoạch đô thị...
. Xin cám ơn ông.•
Nhiều dự án gặp khó khăn khi triển khai vì vướng quy định về đất ở. Ảnhminh họa: HOÀNGGIANG
Quốc hội sẽ gỡ nút thắt có đất ở
mới được làm chủ đầu tư
VIỆTHOA
thực hiện
T
heo quy định tại Luật Nhà
ở2014, doanh nghiệp (DN)
muốn được chấp thuận là
chủ đầu tư dự án (không thuộc
trường hợp đấu giá quyền sử
dụngđất hoặc đấu thầu lựa chọn
nhà đầu tư) thì phải có 100%
đất ở hợp pháp. Quy định này
đã khiến cho các DN có đất
nông nghiệp hoặc đất phi nông
nghiệp không phải đất ở không
thể làm dự án mặc dù đất đó
được quy hoạch làmđất ở. Đến
năm2020, Luật Đầu tư đã tháo
gỡ cho thêm“các loại đất khác”
nhưng vẫn phải dính đất ở nên
DN vẫn chưa hết vướng.
Trong phiên thảo luận tổ
của kỳ họp bất thường thứ
nhất Quốc hội (QH) khóa XV
vào hôm nay (6-1), nội dung
này sẽ được đưa ra thảo luận
để làm cơ sở sửa đổi luật sắp
tới. Đây là vấn đề rất nhiều
DN cũng như Hiệp hội Bất
động sản TP.HCM liên tục
kiến nghị trong thời gian qua.
ĐBQH
ĐỗĐứcHiển
, Ủy viên
thường trực Ủy ban Pháp luật
của Quốc hội, đã có những
chia sẻ với
Pháp Luật TP.HCM
trước phiên thảo luận.
Kiến nghị sửa đổi
không phải đất ở vẫn
được làm dự án
.
Phóng viên
:
Dự thảo sửa
đổi, bổ sung một số điều của
tám luật của Chính phủ trình
QH, trong đó có đề xuất sửa đổi
khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở
2014 nêu trên. Cụ thể, việc sửa
đổi này như thế nào, thưa ông?
+ ĐBQH Đỗ Đức Hiển:
Theo quy định tại khoản 1Điều
23 Luật Nhà ở năm 2014, một
trong các điều kiện về hình thức
sử dụng đất để thực hiện dự án
đầu tư xây dựng nhà ở thương
mại là nhà đầu tư phải “sử
dụng diện
tích đất ở
thuộcquyền
sửdụnghợp
pháp”.
Quyđịnh
nàyđãđược
sửa đổi bởi điểm c khoản 1
Điều 75 Luật Đầu tư năm
2020. Theo đó, bổ sung thêm:
Nhà đầu tư có quyền sử dụng
đất ở hợp pháp và các loại
đất khác được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất
sang làm đất ở.
Điều này nhằm tháo gỡ khó
khăn cho nhà đầu tư thực hiện
dự án xây dựng nhà ở thương
mại có quỹ đất hỗn hợp gồm
nhiều loại đất mà không phải
chỉ là đất ở. Tuy nhiên, trong
trường hợp DN đã có quyền sử
Phạm vi sửa đổi tuy
không nhiều nhưng
liên quan đến nhiều
quy định của các luật
khác nên cần chú
trọng việc bảo đảm
sự thống với các luật
có liên quan.
Một đoạn cao tốc ĐàNẵng - QuảngNgãi thuộc tuyến cao tốc
Bắc - Nam. Ảnh: HẢI HIẾU
Việc điều chỉnh chính sách này nếu được thông
qua sẽ tác động đến tài chính, nguồn thu ngân sách
từ đất đai và cả thị trường bất động sản.
Đề nghị giảm hơn
16.000 tỉ đầu tư cao tốc
Bắc - Nam phía đông
Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ
ngày 1-7-2015. Tính đến ngày Luật
Đầu tư 2020 có hiệu lực (1-1-2021)
là năm năm. Trong thời gian này,
một bất cập trong quy định của
Luật Nhà ở đã khiến rất nhiều
doanh nghiệp (DN) có đất nhưng không phải đất ở thì
không thể triển khai thủ tục pháp lý để thực hiện dự án đầu
tư xây dựng nhà ở thương mại.
Theo Điều 23 Luật Nhà ở 2014, điều kiện để được xác định
làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại đồng thời với
quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư là: DN phải có quyền
sử dụng đất ở hoặc có quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác.
Theo quy định này, các dự án nhà ở thương mại có đất nông
nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp, phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cũng không được chấp thuận là chủ đầu tư.
Đến năm 2020, Luật Đầu tư đã sửa đổi, bổ sung, đất
nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở cũng
được xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với
chấp thuận nhà đầu tư. Việc mở rộng thêm đối tượng theo
quy định tại luật này đã tháo gỡ phần nào vướng mắc cho
các DN có quyền sử dụng đất ở hoặc một phần đất ở.
Tuy nhiên, khi DN chuyển mục đích sử dụng đất nông
nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang
đất ở để làm dự án thì tiếp tục vướng do sự mâu thuẫn giữa
Luật Đầu tư 2020 và Luật Đất đai 2013. Cụ thể, theo Luật
Đầu tư 2020 thì DN phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích
sử dụng đất trước khi thực hiện thủ tục chấp thuận chủ
trương đầu tư. Trong khi đó, Điều 52, 58 Luật Đất đai 2013
quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất sẽ được thực
hiện sau khi dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Như vậy, kể từ ngày 1-1-2021 đến nay, việc chấp thuận
chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối
với trường hợp nêu trên không thực hiện được. Sự chắp
vá, thiếu nhất quán trong các văn bản quy phạm pháp luật
khiến hàng loạt dự án dậm chân tại chỗ.
Theo thống kê, chỉ riêng Hà Nội có 82 dự án nhà ở thương
mại, TP.HCM có tới 126 dự án ách tắc, không thể triển khai.
Điều này không chỉ gây thiệt hại cho DN mà còn ảnh hưởng
Khắc phục tình trạng
“con gà, quả trứng”
ÔngĐỗĐứcHiểnnhậnđịnh theoquy
định
“các loại đất khác được cơquannhà
nước có thẩm quyền cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất sang làm đất ở
tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư
2020 thì nhà đầu tư sẽ phải thực hiện
thủ tục chuyểnđổimụcđíchsửdụngđất
trước khi thực hiện thủ tục chấp thuận
chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, theo quy
định tại Điều 52, 58 Luật Đất đai 2013
và các văn bản hướng dẫn thi hành thì
hồ sơ, căn cứ và điều kiện chuyển đổi
mục đích sử dụng đất phải được thực
hiện trên cơ sở dự án đầu tư.
Theo đó, việc chuyển mục đích sử
dụng đất sẽ được thực hiện sau khi dự
án đã được chấp thuận chủ trương đầu
tư. Vì vậy, yêu cầu về chuyển mục đích
sử dụng đất trước khi làm thủ tục đầu
tư là không phù hợp với quy định của
pháp luật đất đai. Điềunày dẫnđến tình
trạng “con gà hay quả trứng có trước”.
Phương án sửa đổi lần này nếu được
QH chấp thuận, cùng với việc bổ sung
quy định theo hướng sau khi đã được
cơquan có thẩmquyền chấp thuận chủ
trương đầu tư đồng thời chấp thuận
nhà đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm
thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử
dụng các loại đất khác thuộc dự án đầu
tư (nếu có) sang đất ở và nghĩa vụ tài
chính có liên quan thì vướngmắc trong
thời gian qua về thủ tục đầu tư sẽ cơ
bản được giải quyết.
Tuy nhiên, để tránh cách hiểu khác
nhau trong quá trình thực hiện cũng
cần làm rõ, trong trường hợp này nhà
đầu tư có quyền sử dụng đối với đất
khác (không phải đất ở) có cần đáp ứng
các điều kiệnđể được chophép chuyển
mục đích sửdụngđất theoquyđịnh của
pháp luật vềđất đai hay không; hay như
việc thẩmđịnh, đánh giá khả năng đáp
ứng điều kiện cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất được thực hiện vào
thời điểmnào là phù hợp... Đây cũng là
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để báo
cáo QH trong quá trình xem xét, cho ý
kiến tại kỳ họp đặc biệt này.
Hàng loạt dự án ách tắc
vì vướng luật
Theo thống kê của Hiệp hội Bất động
sảnTP.HCM(HoREA), hiệnnay tạimột số
tỉnh, thành trên cả nước, nhiều dự án
khu đô thị và nhà ở thươngmại đang bị
vướng khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở nên
“đứng hình”, chưa thể triển khai. Đơn cử
tạiTP.HCMcóbadựán,trongđódựánSài
Gòn Garden (TPThủĐức) chủ đầu tư đã
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
với quy mô 29,3 ha, trong đó có 0,3 ha
đất lúa đã ký hợp đồng chuyển nhượng
công chứng, không“dính”đất ở.
Một dự án khác của Công ty cổ phần
TMDV Thiên Phúc Lợi có quy mô 4,5 ha
tại phường Trường Thọ cũng chung số
phận khi toàn bộ khu đất đã có sổ đỏ
đều là đất nông nghiệp thuần. Tương
tự, dự án nhà chung cư có quy mô 1 ha
của Công ty cổ phần Western Sài Gòn
tại thị trấn Hóc Môn cũng 100% là đất
nông nghiệp.
Hiệnnay, vấnđềnàyđãđượcLuậtĐầu
tư 2020 và Nghị định 31/2021 hướng
dẫn luật này cho phép chấp thuận chủ
trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu
tư.Tuy nhiên, Luật Nhà ở 2014 vẫn chưa
được sửa đổi để thống nhất. HoREA đã
có nhiều văn bản kiến nghị trung ương
xemxét sửa đổi, bổ sung để thống nhất
trong các văn bản quy phạmpháp luật.
ÔngLêHoàngChâu,ChủtịchHoREA,cho
biết trường hợp nhận chuyển nhượng
các loại đất khác không phải là đất ở
cũng chưa được xem xét sửa đổi trong
Luật Nhà ở lần này.
VIỆTHOA
Đừngđể doanhnghiệphụt hơi vì “congà, quả trứng”!
(tiếp theo trang1)
Tối 5-1, Cục Hàng không Việt
Nam (HKVN) thông tin về vụ việc
chuyến bay VN5311/NRT-HAN
(cất cánh cùng ngày) của hãng hàng
không Vietnam Airlines (VNA) bị đe
dọa an ninh.
Theo đó, chuyến bay VN5311 sử
dụng máy bay B787-868 từ Narita,
Nhật Bản về Hà Nội, khởi hành lúc
10 giờ 30 (giờ địa phương), gồm 15
thành viên tổ bay (12 tiếp viên và ba
phi công), trong đó có hai cơ trưởng
cùng 47 hành khách. Khoảng 11
giờ 10 (giờ địa phương), Chi nhánh
VNA tại Nhật Bản nhận được một
cuộc điện thoại từ một đối tượng
giọng nam, tự xưng là người Mỹ,
nói tiếng Nhật, với nội dung trao đổi
“Chuyến bay VN5311 tốt nhất là
quay lại Narita, nếu không sẽ bị bắn
hạ khi bay qua vịnh Tokyo”.
Khi nhân viên nhận điện thoại hỏi:
“Ông có thể nói lại điều ông vừa nói
được không” thì người đàn ông trả
lời: “Tôi đang chuẩn bị bắn VN5311
khi bay qua vịnh Tokyo, tốt nhất nên
quay lại”.
Thời điểm này, chuyến bay
VN5311 đã bay được khoảng 40
phút và chuẩn bị bay qua vịnh
Tokyo. Ngay sau khi nhận cuộc
điện thoại đe dọa nêu trên, Chi
nhánh VNA tại Nhật Bản đã báo
cáo nhanh vụ việc về Tổng công
ty HKVN. Tổng công ty báo cáo
vụ việc cho nhà chức trách Nhật
Bản, Cục HKVN và các cơ quan
chức năng của Bộ Công an, đồng
thời triệu tập cuộc họp của Ủy ban
Khẩn nguy và Tiểu ban chỉ đạo
phòng chống khủng bố của Tổng
công ty HKVN.
Trên cơ sở báo cáo của Tổng công
ty HKVN, Cục HKVN đã báo cáo
bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Thủ tướng
thường trực Phạm Bình Minh, chủ
tịch Ủy ban An ninh hàng không dân
dụng quốc gia. Sau khi được sự đồng
ý của Phó Thủ tướng và bộ trưởng
Bộ GTVT, cục trưởng Cục HKVN
đã chỉ đạo VNA xin phép nhà chức
trách hàng không Nhật Bản chuyển
hướng máy bay hạ cánh xuống sân
bay Fukuoka.
Khoảng 13 giờ 02 (giờ địa
phương), chuyến bay VN5311 đã
hạ cánh an toàn xuống sân bay
Fukuoka. Khoảng 14 giờ 30 (giờ địa
phương), sau khi xác định chuyến
bay an toàn, không có dấu hiệu bất
thường, nhà chức trách và cảnh sát
sân bay Fukuoka đã thông báo cho
phép chuyến bay VN5311 khởi hành
về Hà Nội.
Tổng công ty HKVN đã báo
cáo Cục HKVN và quyết định cho
chuyến bay VN5311 khởi hành lúc
15 giờ 48 (giờ địa phương) từ sân
bay Fukuoka tiếp tục hành trình về
Hà Nội. Vào lúc 18 giờ 12 phút (giờ
Việt Nam), chuyến bay VN5311 đã
hạ cánh an toàn xuống Cảng hàng
không quốc tế Nội Bài.
Cục HKVN đã chỉ đạo Tổng công
ty HKVN kịp thời triển khai quy
trình ứng phó khẩn nguy an ninh để
xử lý vụ việc theo đúng quy định,
bảo đảm an toàn cho chuyến bay.
Cục HKVN cũng đã báo cáo các cơ
quan có thẩm quyền để phối hợp
với các nhà chức trách liên quan
của phía Nhật Bản để điều tra làm
rõ vụ việc.
VIẾT LONG - TUYẾN PHAN
Máy bay Vietnam Airlines bị dọa bắn khi đang từ Nhật Bản về Việt Nam
đến nguồn cung nhà ở ra thị trường để đáp ứng nhu cầu nhà
ở của người dân. Về phía Nhà nước cũng bị thiệt hại vì thất
thu ngân sách và môi trường đầu tư kém hấp dẫn.
Kỳ họp Quốc hội bất thường đầu năm 2022 nhằm giải
quyết các vấn đề cấp bách, khôi phục kinh tế sau đại dịch
COVID-19. Các vấn đề đưa ra thảo luận xem xét sửa đổi
đều liên quan sát sườn đến quốc kế dân sinh nhằm tạo điều
kiện để người dân và DN được khơi thông các vướng mắc,
thúc đẩy phát triển. Trong chương trình sửa đổi các luật tới
đây rất cần có sự nhất quán, liên thông về những nội dung
liên quan để DN không phải hụt hơi vì sự vênh nhau giữa
các quy định của pháp luật.
VIỆT HOA
1,2,3,4,5,6,7 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook