005-2022 - page 16

16
Hãng tin
Reuters
dẫn thông tin từ lực lượng
bảo vệ bờ biển Nhật cho biết vào ngày 5-1,
CHDCND Triều Tiên đã bắn một vật thể
nghi là tên lửa đạn đạo ở ngoài khơi bờ biển
phía đông nước này. Bộ trưởng Quốc phòng
Nhật Nobuo Kishi cho biết vật thể này đã bay
khoảng 500 km và rơi xuống biển.
Ngay sau khi Nhật thông tin về vụ việc,
cơ quan Tham mưu trưởng Liên quân Hàn
Quốc (JCS) cũng ra thông báo rằng Triều
Tiên đã bắn một vật có thể là tên lửa đạn
đạo từ đất liền ra phía biển.
Thông cáo của JCS ghi rằng quân đội Hàn
Quốc đang ở tư thế sẵn sàng để theo dõi sát
sao tình hình cùng với Mỹ và chuẩn bị tình
huống khi Triều Tiên bắn thêm một lần nữa.
Diễn biến này đến sau khi nhà lãnh đạo
Triều Tiên Kim Jong-un thông báo trong
dịp năm mới rằng nước này sẽ tăng cường
sức mạnh quân đội để đối phó tình hình
quốc tế bất ổn.
Bản tóm tắt bài phát biểu của ông Kim
trước thềm năm mới 2022 phát trên truyền
hình nước này không đề cập cụ thể tên lửa
hay vũ khí hạt nhân nhưng nhấn mạnh rằng
quốc phòng Triều Tiên phải được củng cố.
PHẠM KỲ
Triều Tiên có thể đã thử tên lửa đạn đạo vào đầu năm
Quốc tế -
ThứNăm6-1-2022
TrungQuốc tăng cường “ngoại giao
đường sắt” ở Đông Nam Á
Trung Quốc thời gian qua đẩymạnhmở rộng hệ thống đường sắt kết nối các nước Đông NamÁ
với những chủ đích riêng.
VĨ CƯỜNG
M
ới đây, tuyến đường
sắt Lào - Trung Quốc
(TQ) dài hơn 1.000
km đã chính thức đi vào
hoạt động sau hơn năm năm
xây dựng.
Chuyến tàu đầu tiên khởi
hành vào tháng 12-2021 từ ga
tàu ở TPNghĩa Ô - trung tâm
xuất khẩu lớn của tỉnh Chiết
Giang - mang theo nhiều mặt
hàng quan trọng như đồ dệt
may, thiết bị gia dụng, phân
bón và vật liệu cơ khí. Đoàn
tàu đi đến Côn Minh, thủ phủ
tỉnh Vân Nam, trước khi tới
Mộ Hàn, một thị trấn biên
giới của TQ. Từ đây, nó tiếp
tục di chuyển đến đích cuối
là thủ đô Vientiane của Lào.
Theo phát ngôn viên của
Ủy ban Cải cách và phát triển
quốc gia TQ - ông Mạnh Vĩ,
một khi tuyến đường sắt Lào
- Trung kết nối với đường
sắt Thái Lan, nó sẽ giúp các
nước Đông Nam Á tiếp cận
sâu rộng hơn thị trường TQ.
Thậm chí, Đông Nam Á sẽ
còn có cơ hội kết nối với các
nước châuÂu thông quamạng
lưới đường sắt TQ - châu Âu
đi qua 174 TP ở 23 quốc gia
thuộc châu lục này.
Tờ
South China Morning
Post
dẫn lời giới quan sát cho
rằng đây là ví dụ điển hình
nhất về chiến lược “ngoại
giao đường sắt” của chính
quyền Bắc Kinh.
Một phần của
tham vọng Vành đai
- con đường
Cụ thể, PGSKarlYan thuộc
ĐH Chiết Giang (TQ) nhận
xét giới lãnh đạo TQ xem
mạng lưới đường sắt xuyên
khu vực là xương sống của
sáng kiến Vành đai - con
đường (BRI) - vốn có mục
tiêu đầu tư, phát triển cơ sở
hạ tầng trị giá hàng tỉ USD
nhằm kết nối châu Á, châu
Âu và châu Phi thông qua
mạng lưới đường bộ, cảng
và đường sắt. Với tư cách là
nước có mạng lưới đường sắt
cao tốc dài nhất thế giới, TQ
cũng hy vọng sẽ xuất khẩu
được công nghệ làm đường
sắt của mình sang các nước
đang phát triển.
“Mục tiêu của TQ khá
đơn giản, đó là làm sao đưa
được các tiêu chuẩn của TQ
ra nước ngoài, tạo điều kiện
thuận lợi để nguồn vốn và
các ngành công nghiệp TQ
vươn ra toàn cầu, đồng thời
giúp giải quyết những vấn
đề trong nước liên quan tình
trạng thừa công suất” - ông
Karl cho hay.
Trong khi đó, PGS Dragan
Pavlicevic thuộc ĐHTâyAn -
Liverpool (TQ) cho rằng bằng
cách xây dựng, mở rộng các
tuyến đường sắt kết nối TQ
với các nước khác, Bắc Kinh
còn đang muốn cải thiện hình
ảnh, cũng như tiếp tục củng
cố ảnh hưởng của mình trên
trường quốc tế.
Điểm mấu chốt ở đây là
TQ đang tỏ ra họ có tinh thần
quan tâm và hỗ trợ quá trình
phát triển, tăng trưởng của
những quốc gia khác thông
qua thúc đẩy cơ sở hạ tầng,
xúc tiến thương mại và đầu tư
hay chuyển giao công nghệ.
Hiểu theo cách đó thì các dự
án đường sắt đang góp phần
tạo nên cái gọi là “quyền lực
mềm” của nước này.
Trên thực tế, kể từ khi đại
dịch COVID-19 bùng phát
đến nay, uy tín của TQ đi
xuống liên quan các nghi vấn
về nguồn gốc virus SARS-
CoV-2 và đường lối ngoại
giao chiến lang “ăn miếng
trả miếng” với các quốc gia
khác, hàng chục tuyến đường
sắt chở hàng đã liên tục được
thiết lập giữa nước này với
Đông Nam Á như một cách
để Bắc Kinh cứu vãn tình
hình như ông Pavlicevic đề
cập. Ngoài ra, lý do cũng một
phần nằm ở việc đại dịch làm
gián đoạn vận chuyển đường
biển và đường hàng không,
buộc các nước Đông Nam Á
phải tìm giải pháp thay thế.
Một nhà phân tích giấu tên
còn cho rằng tình hình căng
thẳng gia tăng ở Biển Đông
do những nỗ lực đòi hỏi và
áp đặt yêu sách chủ quyền phi
lý của TQ đã buộc Bắc Kinh
phải chuyển sang mở rộng
các tuyến đường bộ.
“Việc thúc đẩy các dự án
liên quan đến sáng kiến BRI
bằng đường biển giờ đây trở
nên rất khókhănvì những căng
thẳng ở Biển Đông. Việc phát
triển các tuyến đường trên bộ
có thể giúp tránh kịch bản
đường biển bị phong tỏa, đó
là lý do tuyến đường sắt TQ
- châu Âu hiện được kết nối
với TP Thượng Hải, dù đây
vốn là một TP cảng” - người
này cho biết.
Lợi ích vẫn chưa
rõ ràng
Dù vậy, giới chuyên gia cho
rằng vẫn cần thêm thời gian để
đánh giá đầy đủ liệu sự bùng
nổ của giao thương đường sắt
- một phần do ảnh hưởng từ
đại dịch COVID-19 - có thể
Người dân TrungQuốc tại một ga tàu ở TP Trùng Khánh hồi tháng 6-2019. Ảnh: TÂNHOA XÃ
Vành đai - con đường của Trung Quốc
đang gặp khó
Theo một nghiên cứu của tổ chức AidData thuộc ĐH
William & Mary (Mỹ) công bố gần đây, dự án Vành đai - con
đường của TQ đang phải đối mặt những trở ngại lớn và
những“cơn gió ngược”mạnh mẽ ở nước ngoài, tạp chí
The
Diplomat
cho biết.
Nghiên cứu khẳng định tại các quốc gia có thu nhập thấp
và trung bình, giới lãnh đạo tỏ ra thờ ơ với các dự án của BRI
do lo ngại tình trạng“đội giá”, thamnhũng và nợ nần kéodài.
Ngày càng nhiều dự ánmàTQhậu thuẫn đã bị trì hoãn hoặc
đình lại kể từ khi BRI ra đời năm2013. Các dự án trị giá 11,58
tỉ USD ở Malaysia đã bị hoãn lại trong giai đoạn 2013-2021,
trong khi các dự án trị giá gần 1,5 tỉ USD ở Kazakhstan và
hơn 1 tỉ USD ở Bolivia cũng chịu chung số phận.
Rủi ro tín dụng ở các nước vẫn đang thamgia BRI cũng gia
tăng. Nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình hiện
mắc nợTQ vượt mức 10%GDP. Nghiên cứu của AidData cho
biết 35% dự án thuộc BRI đang phải vật lộn với tình trạng
tham nhũng, vi phạm quy định lao động, gây ô nhiễmmôi
trường và bị công chúng phản đối.
40.000
km là tổng chiều dài của hệ
thống đường sắt cao tốc trong
lãnh thổTQtínhđếncuối tháng
12-2021, theo tờ
HoànCầuThời
báo
.Chiềudàinàytươngđương
đường xích đạo của Trái đất -
cũng dài khoảng 40.000 km.
Tiêu điểm
TQ đang tỏ ra họ có
tinh thần quan tâm
và muốn hỗ trợ quá
trình phát triển, tăng
trưởng của những
quốc gia khác.
kéo dài bao lâu một khi vận
tải biển với chi phí thấp hơn
hồi phục và các khoản trợ cấp
của chính phủ TQ cho ngành
đường sắt giảm dần.
Chuyên gia Pavlicevic còn
cho rằng tình trạng mất cân
bằng cán cân thương mại
giữa TQ và châu Âu cũng
sẽ là một thách thức lớn đối
với tính bền vững của mạng
lưới đường sắt trong tương
lai. “TQ là bên hưởng lợi
nhiều hơn khi xuất khẩu nhiều
hơn nhập khẩu qua hành lang
đường sắt này. Trong khi các
container xuất ga TQ đều đầy
ắp hàng hóa, những chuyến
trở về từ châu Âu phần lớn
trống rỗng. Điều đó tác động
tiêu cực tới triển vọng kinh tế
tổng thể của hành lang đường
sắt” - ông cho biết.
Bên cạnh đó, kể từ khi Bắc
Kinh đẩy mạnh “ngoại giao
đường sắt” ở châu Á, một số
dự án đã bị chậm trễ, làm dấy
lên lo ngại rằng lực lượng lao
động TQ sẽ khiến người dân
địa phương mất việc làm hay
nước sở tại sẽ bị đẩy vào bẫy
nợ, dù giới chức Bắc Kinh
liên tục lên tiếng phủ nhận.
Hồitháng12-2021,Bangladesh
đã thông báo họ đang tìmkiếm
nguồn vốn mới cho hai dự án
đường sắtAkhaura - Sylhet và
Joydebpur - Ishwardi. Cả hai
dự án này đều được thông qua
trong chuyến thăm của Chủ
tịch Tập Cận Bình tới thủ đô
Dhaka vào năm 2016 nhưng
Bangladesh kể từ đó đã cắt
giảm ngân sách cho chúng
và hai công ty nhà nước TQ
nhận thầu đã rút lui.
Ông Pavlicevic đánh giá
tính bền vững tài chính vẫn
là chìa khóa đối với chiến
lược ngoại giao đường sắt
của TQ, đặc biệt khi chính
quyền các nước tỏ ra thận
trọng hơn về kinh tế sau đại
dịch. Bắc Kinh vì vậy sẽ phải
cần rất nhiều nỗ lực để xóa bỏ
những quan điểm tiêu cực về
chính sách phát triển đường
sắt của mình.
“Những cáo buộc về bẫy
nợ và áp đặt ảnh hưởng qua
các dự án cơ sở hạ tầng của
TQ đang ngày càng có tác
động lớn, thậm chí là chi phối
nhận thức quốc tế về các dự
án hạ tầng ở nước ngoài do
Bắc Kinh thực hiện, trong
đó có cả đường sắt” - ông
Pavlicevic kết luận.•
Bãi thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Ảnh: BBC
1...,5,6,7,8-9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook