010-2022 - page 12

13
BÁCHAN
T
heo BS Chu Thị Quỳnh
Thơ, QuyềnTrưởngKhoa
phục hồi chức năng, Bệnh
viện (BV) ĐHYHàNội, virus
SARS-CoV-2 có thể gây tổn
thương đa cơ quan. Vì vậy,
bệnh nhân mắc COVID-19,
nhất là bệnh nhân có triệu
chứng, khi đã qua giai đoạn
cấp tính (khỏi bệnh) vẫn có
thể có những triệu chứng tồn
tại dai dẳng.
Điều trị hậu COVID-19
khá quan trọng
Thông thường, bệnh nhân
hậu COVID-19 gặp phải các
triệu chứng như suy giảm thể
chất, rối loạn chú ý giảm khả
năng tập trung, các chức năng
sinh hoạt hằng ngày cũng chịu
sự chi phối lớn sau khi khỏi
COVID-19. Các triệu chứng
khác như mệt mỏi, đau cơ,
nhiều nhất là khó thở. Tình
trạng khó thở có thể kéo dài
từ một đến hai tháng sau khi
khỏi bệnh.
Nhiều trường hợp trong
quá trình điều trị gặp một
số rối loạn nuốt sau khi đặt
ống nội khí quản hay những
rối loạn về sau. Tất cả vấn
đề này đều phải được phục
hồi để cuộc sống của người
khỏi COVID-19 sớm quay
lại ổn định.
“Sau 1-2 tuần xuất viện,
nhiều bệnh nhân có than vãn
với chúng tôi rằng họ không
thể trở lại công việc cũ, thậm
chí không thểgiao lưuvới hàng
xóm, gần như chỉ làm những
hoạt động đơn giản trong gia
đình. Nhưvậy, COVID-19 ảnh
hưởng rất nhiềuđến chất lượng
cuộc sống của người bệnh, cả
về tâm lý lẫn thể chất. Cần
thiết phải phục hồi sớm cho
những bệnh nhân này” - BS
Thơ cho hay.
Theo PGS-TS Hoàng Bùi
Hải, Phó Giám đốc BV điều
trị người bệnh COVID-19
ĐH Y Hà Nội, ngoài những
rối loạn tâm lý, người mắc
COVID-19 có thể bị tổn
thương phổi, yếu cơ toàn thân,
tăng nguy cơ đột quỵ, nguy
cơ tim mạch… Tổn thương
nặng nhất đối với bệnh nhân
nhiễm COVID-19 đó là tổn
thương về phổi, hô hấp.
Nhữngbệnhnhântổnthương
phổi, xơ phổi nặng sẽ giảm
chức năng thông khí của phổi,
rối loạn chức năng hô hấp dễ
khiến bệnh nhân khó thở, hụt
hơi, ho dai dẳng. Với triệu
chứng như vậy, bệnh nhân
rất khó quay lại với công việc
hằng ngày bình thường như
trước đây.
Tổn thương phổi đòi hỏi
phải có nhiều thời gian để hồi
phục dần. Đây là tổn thương
nguy hiểm nhất đối với hậu
COVID-19, ảnh hưởng đến
chất lượngcuộc sống.Bêncạnh
cácdi chứngnặng, nhiềungười
khỏi COVID-19 thường phàn
nàn bị mất ngủ, chán ăn, có
người rối loạn tâm thần, trầm
cảm…và một số vấn đề khác
như rối loạn kinh nguyệt…
Chămsóc cho bệnh nhân COVID-19. Ảnh: PV
Lưu ý dành cho người đã khỏi COVID-19
Người khỏi COVID-19 nên chăm sóc nhiều hơn cơ thể
củamình, cố gắng ăn các bữa ăn lànhmạnh, có đầy đủ chất
dinh dưỡng.Tập thể dục, ăn ngủ điều độ.Tránh rượu và chất
kích thích, đồng thời thư giãn, thực hiện một số hoạt động
mà bản thân yêu thích. Nếu các triệu chứng hậu COVID-19
kéo dài hoặc có tiến triển nặng lên, người bệnh cần tới gặp
bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tiêu điểm
Bé trai 3 tuổi suýt chết vì mảnh xương cá
sắc lẹm đâm vào vị trí hiểm
Ngày 11-1, BS CKII Nguyễn Tuấn Như, Trưởng Khoa
tai mũi họng, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, cho biết BV
vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cấp cứu
cho bé trai ba tuổi bị xương cá đâm vào động mạch đốt
sống cổ, tạo thành ổ nhiễm trùng nguy hiểm.
Trước đó, bé trai được BV đa khoa Đồng Tháp chuyển
đến với chẩn đoán theo dõi nhiễm trùng huyết, áp xe
thành sau họng, áp xe thực quản.
Mẹ bé cho biết trước khi nhập viện năm ngày, khi
đang ăn cơm với cá thì bé nôn ói, khóc kêu đau, gia đình
nghi bé hóc xương nên đưa vào BV địa phương khám
thì không thấy xương. Bé được cho về nhà, vẫn ăn uống
bình thường nhưng ba ngày sau bé sốt cao, không ăn uống
được, chảy nước bọt nhiều.
Khi chuyển lên BV Nhi đồng 1, bé sốt 39 độ C, sưng
đau cổ, không nuốt được, chảy nước bọt nhiều, thành sau
họng sung nề đỏ. Bé được cấp cứu giảm đau, hạ sốt kèm
kháng sinh đồng thời làm các xét nghiệm nhiễm trùng,
đông máu khẩn, siêu âm, chụp CT scan cổ.
Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy có ổ tụ mủ ở vùng
cổ trái lan đến thành sau họng, đồng thời phát hiện có dị
vật xương ngang mức đốt sống cổ, đâm vào trong ống
động mạch đốt sống.
Các bác sĩ chẩn đoán bé bị áp xe thành sau họng nghi do
dị vật xương cá xuyên qua thành sau họng vào trong ống
động mạch gây nhiễm trùng huyết. Ngay lập tức, bé được
cho mổ khẩn vì ổ áp xe có nguy cơ vỡ.
BS Như kể lại: “Nếu ổ áp xe vỡ, dịch mủ sẽ tràn vào
đường thở, bé có nguy cơ tử vong rất cao. Xương cá đâm vào
trong ống động mạch đốt sống có thể đâm thủng động mạch,
gây chảy máu khó cầm cũng dẫn đến nguy cơ tử vong”.
Êkíp ca mổ đã rút ra được 30 ml mủ đục, hôi từ ổ áp xe,
đồng thời dò tìm và lấy ra được đoạn xương cá sắc nhọn
dài 2 cm.
“Trong suốt đời bác sĩ, đây là lần đầu tiên tôi gặp ca
hóc xương hy hữu như vậy” - BS Như chia sẻ và cho biết
thông thường các ca hóc xương đều nằm phía trên, rất
hiếm khi xương lọt ra phía sau đốt sống cổ như vậy.
Sau ca mổ nội soi, sức khỏe của bé ổn định, bé được
nuôi ăn qua ống sonde cho đến khi vết mổ lành, đồng thời
theo dõi các di chứng có thể xảy ra.
HOÀNG LAN
“Vượt rào” ra ngoài khi cách ly COVID-19,
1 gia đình bị lập rào sắt trước nhà
Mới đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một gia đình ở
quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) bị rào cứng bằng sắt trước nhà
để cách ly gây xôn xao dư luận. Bên cạnh ý kiến ủng hộ,
nhiều người cũng cho rằng cách làm này quá cứng nhắc.
Xác nhận trường hợp này xảy ra trên địa bàn phường,
ông Huỳnh Thanh Dũng (tổ trưởng tổ dân phố 37, phường
Nại Hiên Đông) cho biết đây là trường hợp đặc biệt nên
địa phương phải áp dụng biện pháp cách ly khác với
những trường hợp khác.
Cụ thể, gia đình ông NT có vợ là F0 (đã đi cách ly, điều
trị), trong nhà có bốn F1. Ngay sau đó, địa phương đã tổ
chức giăng dây mềm, cách ly F1 tại nhà nhưng họ không
tuân thủ nghiêm các quy định trong quá trình cách ly. Vì
vậy, địa phương buộc phải dùng biện pháp mạnh là sử
dụng rào sắt để chắn trước cửa nhà.
“Đây là trường hợp duy nhất chúng tôi phải thực hiện
cách ly theo biện pháp này tại tổ” - ông Dũng nói.
Theo ông Cao Đình Hải, Chủ tịch UBND phường Nại
Hiên Đông, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tăng cao
trong những ngày qua, địa phương đã áp dụng các biện
pháp cách ly phòng chống dịch theo đúng quy định. Vì
không có lực lượng giám sát như trước đây nên ý thức của
người dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức
cách ly tại nhà.
“Đối với các gia đình có F0 đủ điều kiện để cách ly
tại nhà, địa phương thực hiện giăng dây mềm, dán bảng
thông báo trước cổng. Một số hộ gia đình F1 tại chung
cư, lực lượng có giăng dây trước cửa. Việc này có thể gây
phản cảm nhưng để đảm bảo an toàn cho mọi người xung
quanh thì không còn cách nào khác. Địa phương sẽ nghiên
cứu cách làm phù hợp hơn trong những ngày tới” - ông
Hải cho hay.
T.AN
Tại TP.HCM, ngành y tế xem
vấn đề hậu COVID-19 là vấn
đề đáng quan tâm, là nhiệm
vụ trọng tâm hàng đầu của
ngành trong năm 2022. Một
số BV tại TP.HCM đã thành lập
Khoa phục hồi chức năng hậu
COVID-19nhưBV LêVănThịnh,
BV Thống Nhất.
Đời sống xã hội -
Thứ Tư12-1-2022
Hiểuđúngvềdi chứnghậuCOVID-19
Khi khỏi bệnh COVID-19, người bệnh có nguy cơ gặp phải những di chứng rất nặng nề, cần sự can thiệp của
các chuyên gia phục hồi chức năng về hô hấp hoặc tâm lý trị liệu.
Ai sẽ gặp di chứng
hậu COVID-19?
BS Chu Thị Quỳnh Thơ
cho rằng không phải ai mắc
COVID-19 cũng gặp di chứng
sau khỏi bệnh. Biến chứng
hậu COVID-19 hay gặp ở
bệnh nhân có nguy cơ cao,
gặp nhiều ở những người
cao tuổi.
Để đánh giá đó có đúng
là di chứng hậu COVID-19
hay không, bệnh nhân khỏi
COVID-19 nên gặp nhân viên
y tế để có đánh giá chính xác.
Hiện tại, Khoa phục hồi
chức năng của BV ĐHYHà
Nội đang xây dựng bộ công
cụ để theo dõi bệnh nhân lâu
hơn. Có những bệnh nhân cần
được theo dõi kéo dài trong
thời gian tới sáu tháng, thậm
chí một năm để có thể tầm
soát, sàng lọc đối tượng có
nhu cầu tiếp tục can thiệp về
mặt y tế để có thể phục hồi
chức năng, tâm lý.
BV điều trị người bệnh
COVID-19 tại Hà Nội là đơn
vị tiên phong ở phía Bắc thành
lập Khoa hồi phục chức năng
hậuCOVID-19với 40giường.
Hiện khoa đang có bốn
bác sĩ chính thức, ngoài ra
có những bác sĩ phục hồi
chức năng luôn sẵn sàng hỗ
trợ bệnh nhân. Tuy nhiên,
do chưa có đầy đủ máy móc,
thiết bị, cộng thêm số F0 ở
Hà Nội đang lớn nên khoa
vừa vận hành vừa bổ sung,
điều tiết nhân sự.
Sắp tới, BV huy động bác
sĩ ở ĐH Y Hà Nội chuyên
ngành hô hấp, tâm thần, đồng
thời phối hợp với một số BV
khác chăm sóc bệnh nhân khi
đủ điều kiện ra viện.•
Tổn thương phổi
đòi hỏi phải có
nhiều thời gian để
hồi phục dần. Đây
là tổn thương nguy
hiểm nhất đối với
hậu COVID-19.
Dogia
đình
không
thựchiện
đúngcác
quyđịnh
trongquá
trìnhcách
lynênđịa
phương
phảisử
dụngrào
sắttrước
cửanhà.
Ảnh:DB
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15
Powered by FlippingBook