010-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư 12-1-2022
Hìnhthứcsửdụngđấtđểthựchiệndựánđầutưxâydựngnhàởthươngmại
Có quyền sử dụng đất hợp pháp thuộc một trong các trường hợp quy
định tại điểm a, điểmb khoản này mà việc sử dụng đất để thực hiện dự án
đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy
định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp thuộc diện Nhà nước thu
hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh
tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và các trường hợp thu hồi khác
theo quy định của pháp luật:
a) Có quyền sử dụng đất ở;
b) Có quyền sử dụng đất ở và đất khác không phải là đất ở đáp ứng điều
kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.
Sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư
đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư,
nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất
đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện các
nghĩa vụ tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quốc hội thôngquadự án
1 luật sửa 9 luật
Chính phủ xây dựng đề án thí điểmáp dụng hình thức sử dụng đất không phải là đất ở
để đầu tư xây dựng nhà ở thươngmại và sớmbáo cáo Quốc hội xemxét, quyết định.
NHÓMPHÓNGVIÊN
C
hiều 11-1, với 436/466 đại biểu
tham gia biểu quyết tán thành,
Quốc hội đã biểu quyết thông
qua Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của chín luật, gồm: Luật Đầu
tư công, Luật Đầu tư theo phương
thức đối tác công tư, Luật Đầu tư,
Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật
Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi
hành án dân sự (THADS).
Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban
Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng
Thanh trình bày báo cáo giải trình,
tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của chín
luật trên.
Phân quyền nhưng có
giám sát chặt
Đáng chú ý, liên quan đến việc
sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, ông
Vũ Hồng Thanh cho hay qua thảo
luận, một số ý kiến đề nghị không
phân cấp thẩm quyền đối với dự án
trong khu vực bảo vệ II của di tích
được cấp có thẩm quyền công nhận
là di tích quốc gia đặc biệt thuộc
danh mục di sản thế giới.
Ý kiến khác cho rằng quy định
tại dự thảo luật phù hợp với Công
ước của UNESCO. Việc bổ sung
điểm g vào khoản 3 Điều 33 đã bảo
đảm cơ chế thẩm định chấp thuận
chủ trương dự án đầu tư. Cạnh đó,
khu vực bảo vệ II của di tích quốc
gia đặc biệt đã được Thủ tướng phê
duyệt để bảo vệ, do đó đã bảo đảm
cơ chế kiểm tra, giám sát.
Về việc này, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã chỉnh lý dự thảo luật
theo hướng nhấn mạnh các dự án
đầu tư thực hiện trong phạm vi khu
vực bảo vệ I và II phải phù hợp với
quy định của pháp luật về di sản
văn hóa...
Liên quan đến đề xuất bổ sung
ngành, nghề kinh doanh dịch vụ, sản
phẩm an ninh mạng vào danh mục
Lần sửa đổi này không
bổ sung hình thức sử
dụng đất không phải là
đất ở làm dự án đầu tư
xây dựng nhà ở thương
mại vì vấn đề này cần
được đánh giá tác động
kỹ lưỡng hơn và chưa đạt
được sự đồng thuận cao.
Ngày 11-1, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm
đã bác kháng cáo, tuyên y án ba năm tù đối với bị cáo Lê
Thanh Liêm (cựu giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An) về tội
cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng.
HĐXX nhận định bị cáo kháng cáo kêu oan nhưng
không đưa ra được các tình tiết mới nên không có căn cứ
xem xét.
HĐXX cũng bác quan điểm cho rằng trong vụ án này,
tài sản nhà nước chưa thất thoát. Theo tòa, số tiền thất
thoát được thu hồi sau khi bị cáo bị khởi tố nên đã cấu
thành tội. Mặt khác, HĐXX xác định tội cố ý làm trái quy
định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng thì tư lợi không phải là yếu tố quyết định trong việc
định tội danh.
Đối với việc làm rõ trách nhiệm của một cựu phó chủ
tịch UBND tỉnh Long An và một số người liên quan thì
HĐXX cho rằng nằm ngoài phạm vi xét xử nên không có
căn cứ xem xét.
Về phần dân sự, HĐXX cho rằng không chứng minh
được bị cáo Liêm hưởng lợi nên việc sơ thẩm buộc ông
này bồi thường số tiền hơn 30 triệu đồng là không đúng.
Theo hồ sơ, thời gian giữ chức vụ giám đốc Sở Y tế,
ông Liêm được UBND tỉnh Long An giao làm đại diện
chủ đầu tư xây dựng nhiều dự án ngành y tế. Trong đó
có dự án trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm,
Trung tâm giám định y khoa, trung tâm giám định pháp y
và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Tháng 4-2014, Công ty TNHH thương mại dịch vụ
Đông Nam Á (trụ sở tại TP Tân An, Long An) đề xuất gói
thầu lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh cho công
trình với giá 1,92 tỉ đồng và trúng thầu.
Dù biết rõ các thiết bị công ty này nhập về bị thay đổi
xuất xứ hàng hóa nhưng bị cáo Liêm không điều chỉnh,
phê duyệt lại dự toán để làm cơ sở điều chỉnh lại giá trị
hợp đồng đã ký kết, dẫn đến vi phạm quy định, gây thất
thoát ngân sách nhà nước số tiền hơn 911 triệu đồng.
HOÀNG YẾN
Chủ nhiệmỦy ban Kinh tế củaQuốc hội VũHồng Thanh. Ảnh: Quochoi.vn
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở
Tòabác kháng cáokêuoan của cựugiámđốcSởY tế tỉnhLongAn
Bị cáo
Lê Thanh
Liêm lúc
tòa nghị
án. Ảnh:
H.YẾN
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện tại Phụ lục IV Luật Đầu
tư, ông Thanh cho hay bên cạnh ý
kiến đồng tình cũng có ý kiến không
nhất trí với đề nghị trên của Chính
phủ. Ý kiến này đề nghị nghiên
cứu kỹ để trình tại kỳ họp thứ ba
(tháng 5-2022).
Cho rằng Báo cáo của Chính phủ
đã làm rõ yêu cầu thực tiễn cấp
bách cần sớm bổ sung ngành, nghề
nêu trên vào Luật Đầu tư, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ
sung ngành, nghề “kinh doanh sản
phẩm, dịch vụ an ninh mạng” vào
Phụ lục IV Danh mục ngành, nghề
đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề
nghị Chính phủ khẩn trương ban
hành Nghị định quy định về điều
kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ
an ninh mạng, bảo đảm đồng bộ
với hiệu lực thi hành của luật này.
Đồng thời tuân thủ nguyên tắc quy
định tại Điều 7 Luật Đầu tư, không
trùng lặp, chồng chéo với ngành,
nghề kinh doanh sản phẩm, dịch vụ
an toàn thông tin mạng, kinh doanh
sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự,
tránh tạo rào cản, vướng mắc trong
thực tế và bảo đảm môi trường đầu
tư kinh doanhminh bạch, bình đẳng.
Giao Chính phủ xem xét
“không phải đất ở
làm dự án nhà ở”
Liên quan đến nội dung sửa đổi,
bổ sung Luật Nhà ở, Chủ nhiệm ủy
banKinh tế cho hay có hai quan điểm
khác nhau. Ý kiến thứ nhất đề nghị
cân nhắc thận trọng việc bổ sung
hình thức sử dụng đất không phải là
đất ở để làm dự án đầu tư xây dựng
nhà ở thương mại. Nguyên nhân bởi
nội dung này chưa được Chính phủ
đánh giá tác động kỹ lưỡng, thận
trọng, có thể dẫn đến làm thất thoát
ngân sách nhà nước (NSNN).
Tuy nhiên, ý kiến khác lại tán
thành sự cần thiết sửa đổi khoản
1 Điều 23 Luật Nhà ở như Chính
phủ trình để tháo gỡ vướng mắc
trong việc triển khai các dự án đầu
tư xây dựng nhà ở thương mại. Ý
kiến này cũng đề nghị Chính phủ
đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn,
bảo đảm quản lý chặt chẽ đất đai.
Trên cơ sở ý kiến của đại biểu
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội thống nhất với Chính phủ chỉnh
lý dự thảo luật theo hướng trước
mắt chỉ sửa đổi khoản 1 Điều 23
Luật Nhà ở để làm rõ và phân định
các hình thức sử dụng đất thực
hiện dự án đầu tư xây dựng nhà
ở thương mại đã được Luật Nhà
ở hiện hành quy định. Việc này
nhằm tháo gỡ vướng mắc về trình
tự, thủ tục chấp thuận chủ trương
đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư với
thủ tục chuyển đổi mục đích sử
dụng đất. Lần sửa đổi này không bổ
sung hình thức sử dụng đất không
phải là đất ở làm dự án đầu tư xây
dựng nhà ở thương mại vì vấn đề
này cần được đánh giá tác động
kỹ lưỡng hơn và chưa đạt được sự
đồng thuận cao.
Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục
nghiên cứu, đánh giá tác động đầy
đủ, thận trọng vấn đề này. Trường
hợp cần thiết, Chính phủ xây dựng
Đề án thí điểm áp dụng hình thức
sử dụng đất không phải là đất ở để
đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
và sớm báo cáo Quốc hội xem xét,
quyết định.
Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ
tiến hành tổng kết để xem xét việc
luật hóa khi sửa đổi toàn diện Luật
Nhà ở, bảo đảm đồng bộ, thống
nhất với Luật Đất đai (sửa đổi) và
các quy định khác của pháp luật
có liên quan.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15
Powered by FlippingBook