019-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy22-1-2022
gốc và giấy tờ xe do Bảo muốn giữ
mối làm ăn với Giàu.
Sau đó, Bảo điều tài xế là Nghi
lái ô tô từ TP.HCM lên nhà Giàu để
nhận xe. Khi nhận xe, Nghi cũng
không kiểm tra giấy tờ do Bảo nói
để chủ xe giải quyết.
Khi thấy ba mô tô này, Nghi cũng
nghi lànhập lậunhưngvẫnvậnchuyển
vềTP.HCM. Tối 28-9-2020, Công an
huyện Tân Biên kiểm tra xe, Nghi
khôngxuất trìnhđượchóa đơn, chứng
từ nên bị tạm giữ tất cả phương tiện.
Theo kết luận điều tra (KLĐT),
trước đó, Giàu đã nhiều lần thuê Bảo
vận chuyển xe mô tô từ Tây Ninh
về TP.HCM và từ TP.HCM đi tỉnh.
Những lần chở thuê này, Bảo điều
các tài xế khác. Họ cũng không hỏi
nguồn gốc xe do Bảo nói là giấy tờ
liên quan để Bảo giải quyết. KLĐT
cũng thể hiện các xe trên không có
trong hồ sơ xuất nhập khẩu, không
được đăng ký lưu hành và theoĐiều 5
Nghị định 69/2018 (quy định chi tiết
một số điều của Luật Quản lý ngoại
thương) thì mô tô đã qua sử dụng
thuộc danhmục hàng cấmnhập khẩu.
Theo định giá, mô tô Yamaha
JZ125 có giá 130 triệu đồng, mô
tô Honda Spacy 125 có giá 20 triệu
đồng, xe còn lại có giá 6 triệu đồng
(tổng ba xe trị giá 156 triệu đồng).
CQĐT và VKSND huyện Tân
Biên khởi tố Giàu, Kiệt, Quốc tội
tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo
khoản 2 Điều 191 BHLS; Bảo, Nghi
theo khoản 1 Điều 191 BLHS.
Xe máy đã qua sử dụng
không phải hàng cấm
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
TS PhanAnh Tuấn, Trưởng bộ môn
Luật hình sự, Trường ĐH Luật
TP.HCM, cho rằng: Trong vụ án
này, điểm then chốt để xác định
hành vi có cấu thành tội tàng trữ,
vận chuyển hàng cấm hay không đó
là xe máy đã qua sử dụng có phải
hàng cấm theo quy định tại Điều
191 BLHS hay không.
TS Phan Anh Tuấn phân tích:
Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
được thiết kế dưới dạng quy định
viện dẫn. Cụ thể, để hiểu khái niệm
“hàng cấm” cần phải dựa vào văn
bản pháp luật quy định về hàng cấm
vào một thời điểm nhất định.
Hàng cấm theo quy định tại Điều
191 BLHS hiện hành được quy định
tại Điều 6 Luật Đầu tư năm2020 (có
hiệu lực từ ngày 1-1-2021).
Tại thời điểmxảy ra hành vi phạm
tội và bị tạm giữ tang vật (tháng
9-2020), hàng cấm theo quy định
tại Điều 191 BLHS được quy định
tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014.
Danh mục hàng cấm theo quy định
tại Luật Đầu tư năm 2014 và Luật
Đầu tư năm 2020 là giống nhau.
“Do đó, không cần áp dụng quy
định của luật có lợi cho người phạm
tội theo quy định tại khoản 3 Điều
7 BLHS năm 2015 mà vẫn áp dụng
luật tại thời điểm thực hiện hành vi
vi phạm là Luật Đầu tư năm 2014.
Theo Điều 6 Luật Đầu tư năm
2014 thì mô tô đã qua sử dụng không
thuộc danh mục hàng cấm” - TS
Tuấn nêu quan điểm.
Vậy tại sao phải áp dụng quy định
tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014
mà không căn cứ vào Điều 5 Nghị
MINHCHUNG- THÀNHĐẠT
V
KSND huyện Tân Biên, Tây
Ninh đã ban hành cáo trạng,
truy tố Nguyễn Thanh Giàu,
NguyễnLêAnhQuốc,TrịnhVănKiệt,
NguyễnNgọcGia Bảo, HuỳnhCông
Đình Nghi ra trước tòa cùng cấp về
tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
Vận chuyển ba xe máy cũ,
bị truy tố
Theo hồ sơ, Giàu (31 tuổi, ngụ
huyện Tân Biên) mua ba mô tô ở
Campuchia gồm: một xe Yamaha
JZ125, một xe Honda Spacy 125,
một xe Honda khác chưa rõ loại.
Khi xe được mang đến đám rừng
thuộc khu vực xã Tân Lập (huyện
Tân Biên, Tây Ninh) thì Giàu nhờ
Quốc, Kiệt vận chuyển về nhà Giàu.
Đến ngày 28-9-2020, Giàu liên
hệ với nhà xe Gia Bảo, do Bảo (33
tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) làm
chủ, để vận chuyển về TP.HCM
với giá 2,5 triệu đồng.
Quá trình thỏa thuận, Giàu không
nói, Bảo cũng không hỏi về nguồn
Ba xe tang vật của vụ án. Ảnh: MINHCHUNG
Dấu hiệu truy tố
oan vì xe máy cũ
không phải
là hàng cấm
Theo chuyên gia, xemáy đã qua sử dụng không
phải là hàng cấmnên việc xử lý các bị can về tội
tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là chưa đúng.
định 69/2018 để xác định hàng cấm
(như KLĐT)?
Về vấn đề này, TS Tuấn phân
tích như sau:
Thứ nhất, theo Hiến pháp năm
2013, quyền tự do kinh doanh của
công dân chỉ bị giới hạn bởi luật,
nên nghị định không phải là cơ sở
pháp lý để xác định hàng cấm kinh
doanh và việc xác định hàng cấm
theo Điều 191 BLHS không áp dụng
quy định của các nghị định.
Thứ hai, Luật Đầu tư năm 2014
có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định
69/2018 trong các căn cứ pháp lý để
xácđịnhhàngcấm- nếucảhai vănbản
nàyđềuquyđịnhkhái niệmhàng cấm.
Từ các lập luận và phân tích như
trên, mô tô đã qua sử dụng trong vụ
án này không phải là hàng cấm theo
Điều 191 BLHS.•
Tội nào mới đúng?
Giàu mua ba mô tô cũ trị giá 156 triệu đồng từ Campuchia và mang
qua biên giới nên có dấu hiệu của tội vận chuyển trái phép hàng hóa,
tiền tệ qua biên giới (Điều 189 BLHS).
Quốc và Kiệt có hành vi giúp Giàu chuyển xe từ biên giới về nhà Giàu
nên cũng có dấu hiệu của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua
biên giới. Riêng Bảo và Nghi chở xe máy cũ trong lãnh thổ Việt Nam và
không có dấu hiệu “qua biên giới” nên không phạm tội vận chuyển trái
phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Vì xe máy cũ không phải hàng cấm nên hai người này cũng không
phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
TS
PHAN ANH TUẤN
, Trưởng bộ môn Luật hình sự, Trường ĐH Luật TP.HCM
Tại từng thời điểm, Chính
phủ quy định cấmxuất
khẩu, cấmnhập khẩu hàng
hóa nào đó để bảo vệ lợi ích
quốc gia nhưng những hàng
hóa đó không phải là hàng
cấm theoĐiều 191BLHS.
Vụ 6 người được tuyên trắng án ở Cần Thơ: VKS kháng nghị hủy án
Chiều 21-1, ông Huỳnh Văn Ri, Viện trưởng VKSND
TP Cần Thơ, cho biết ông vừa ký quyết định kháng nghị
bản án sơ thẩm vụ vi phạm quy định cho vay tại Ngân
hàng NN&PTNT Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (Agribank
Cần Thơ).
Kháng nghị của VKSND TP Cần Thơ cho rằng bản án
sơ thẩm tuyên sáu bị cáo không phạm tội vi phạm quy định
về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là vi
phạm pháp luật nghiêm trọng, không đánh giá đầy đủ, toàn
diện chứng cứ, tài liệu đã được thu thập trong vụ án.
Theo VKS, thiệt hại trong vụ án được xác định kể từ
thời điểm tội phạm hoàn thành và đã được ngăn chặn thời
điểm tháng 6-2016 sau khi đối trừ giá trị tài sản đảm bảo
với vốn và lãi đã gây thiệt hại cho Agribank Việt Nam với
số tiền hơn 300 tỉ đồng. Không thể căn cứ vào biến động
của giá trị tài sản đảm bảo trong tương lai để xác định có
hay không có thiệt hại như HĐXX đã đưa ra.
Cạnh đó, kháng nghị còn phân tích nhiều nội dung về
định giá liên quan đến các kết luận định giá, chứng thư
thẩm định, kết luận thanh tra…
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, ngày 7-1, TAND
TP Cần Thơ xét xử sơ thẩm đã tuyên sáu bị cáo Lê Thanh
Hải, Trần Huy Liệu, Bùi Tuấn Anh (nguyên giám đốc,
trưởng phòng và cán bộ tín dụng Agribank Cần Thơ),
Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân, Phạm
Tường Thi và Nguyễn Văn Đạt
không phạm tội vi phạm quy định
về cho vay trong hoạt động của
các tổ chức tín dụng.
Theo tòa, việc xét xử các bị cáo
theo Điều 179 BLHS năm 1999 thì
cần phải xác định thiệt hại trong
khi đến thời điểm hiện nay chưa
xác định được thiệt hại. Việc xác
định thiệt hại chỉ thực hiện được khi xử lý tài sản đảm
bảo, tài sản hình thành từ vốn vay… Việc ngân hàng khởi
kiện các bên ra tòa theo quy định pháp luật để đòi nợ theo
các hợp đồng tín dụng là đúng quy định.
Theo cáo trạng, giai đoạn 2012-2015, Nhân, Hải,
Liệu thống nhất sử dụng các pháp nhân là Công ty Tây
Nam, Công ty Đồng Bằng Xanh, Công ty Nam bộ Cửu
Long và cá nhân Phan Duy
Phương, Hoàng Công Tám và
Nguyễn Bửu Tâm lập khống
hồ sơ vay, nâng khống giá trị
tài sản đảm bảo để vay và sử
dụng vốn sai mục đích gây
thiệt hại về tài sản
cho Agribank số tiền hơn
300 tỉ đồng.
NHẪN NAM
Tiêu điểm
Hàng cấm khác với hàng “cấm xuất khẩu,
cấm nhập khẩu”
Phụ lục I - Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (kèm theo
Nghị định 69/2018) quy định: “Danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện trợ chính phủ, phi chính phủ”.
Khái niệm“hàng hóa cấm xuất khẩu, cấmnhập khẩu”không đồng nhất với
khái niệm“hàng cấm” theo Điều 191 BLHS, bởi lẽ:
Về mặt lý luận: Tại từng thời điểm, Chính phủ quy định cấm xuất khẩu, cấm
nhập khẩu hàng hóa nào đó để bảo vệ lợi ích quốc gia, như cấm nhập hàng
hóa, lương thực, thực phẩm từ một nước nào đó vì lý do dịch bệnh… nhưng
những hàng hóa đó không phải hàng cấm theo Điều 191 BLHS.
Việc cấm này - có nghĩa không cho “xuất khẩu, nhập khẩu”một loại hàng
hóa nào đó - là xuất phát từ chính sách ngoại thương chứ không phải hàng
hóa đó là hàng cấm. Chẳng hạn, Nghị định 69/2018 quy định cấmnhập khẩu
một số hàng hóa đã qua sử dụng như: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; hàng
điện tử; hàng điện lạnh… thì đều là hàng hóa bình thường.
Khái niệm cấm ở đây là cấm “nhập khẩu, xuất khẩu” hàng hóa chứ không
phải hàng hóa đó là “hàng cấm”.
Phó chánh án một tòa án tại TP.HCM
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: NN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook