019-2022 - page 9

9
Không chỉ đề xuất làm hầm vượt biển, năm 2019, ông Lê
Minh Dũng (khi đó là chủ tịch UBND huyện Cần Giờ) cũng
bày tỏ mong muốn ấp ủ bao năm qua về dự án làm cầu vượt
biển dài 17 km nối với TP Vũng Tàu.
Liên quan đến cầu vượt biển này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ
tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho biết năm 2017, hiệp
hội đã đề xuất ý tưởng làm một cây cầu có tính biểu tượng
như cầu CổngVàng - Golden Gate Bridge ở San Francisco, Mỹ.
KIÊNCƯỜNG
T
rao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Lê Minh
Dũng, Bí thư Huyện ủy
Cần Giờ, cho biết trước đây,
khi khu đô thị (KĐT) lấn
biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ
(TP.HCM) chưa được phê
duyệt đã có ý tưởng đề xuất
kết nối Cần Giờ với TPVũng
Tàu bằng cầu vượt biển dài
17 km hoặc hầm vượt biển dài
25 km. Theo ông Dũng, nếu
làm hầm vượt biển hiện nay
thì từ KĐT lấn biển đến Vũng
Tàu chỉ khoảng 7 km đường
chim bay, gần hơn nhiều so
với đề xuất trước đây.
Giấc mơ kết nối
Vũng Tàu - Cần Giờ
Ông Dũng cho biết ý tưởng
trước đây của các nhà khoa
học và chuyên gia là có thể
kết nối Cần Giờ - Vũng Tàu
và hình thành một chuỗi đô
thị biển kéo dài từ Vũng
Tàu qua Cần Giờ về tới Gò
Công (Bến Tre). Đến nay,
khi KĐT lấn biển 2.870 ha
được duyệt thì việc kết nối
Vũng Tàu và Cần Giờ càng
thuận lợi hơn.
“Thậm chí đã có ý tưởng
làm hầm vượt biển, nếu tính
từ khu đô thị lấn biển ra thì
đường chim bay khoảng 7 km
để nối đếnVũng Tàu. Đó cũng
là ý tưởng táo bạo của các nhà
khoa học, chuyên gia” - ông
Dũng cho hay.
Theo ông Dũng, đây không
phải là lần đầu tiên, ý tưởng
về hầm vượt biển nối hai
địa phương này được nêu
ra. Trước đó, trong buổi tọa
đàm “Đi tìm mô hình đột
phá phát triển cho huyện Cần
Giờ - TP.HCM” do Sở QH-
KT TP.HCM tổ chức ngày
17-4-2017, các chuyên gia
cũng đưa ra câu chuyện về
hầm vượt biển. Trong buổi
tọa đàm, các chuyên gia khoa
học cũng đề xuất xây dựng
một tuyến đường ngầm vượt
biển nối Cần Giờ với Vũng
Tàu dài khoảng 25 km.
Lưu ý yếu tố kỹ thuật,
kinh tế
“Tôi thấy đề xuất làm hầm
vượt biển thì tính khả thi về
mặt kinh tế không cao, bởi
vì Cần Giờ là một KĐT sinh
thái, không phát triển khu
công nghiệp hay cảng biển
gì lớn” - KTS Ngô Viết Nam
Sơn nêu quan điểm.
Theo ông Sơn, khác với
các KĐT biển thông thường,
việc khai thác tiềm năng kinh
tế biển của Cần Giờ phải đặt
trong một tình huống khá đặc
biệt, vừa thuận lợi vừa khó
khăn về vị trí và điều kiện
tự nhiên.
Cụ thể, địa phương này vừa
phải xây dựng đô thị mới, bảo
tồn sinh thái vừa muốn phát
triển du lịch cao cấp và cảng
biển nước sâu, vừa phải cạnh
tranh trên thế yếu về điều kiện
tự nhiên và tương lai kết nối
vùng. Khi so với Vũng Tàu
và Phú Mỹ, có thể nói hai
địa phương này đang sở hữu
điều kiện phát triển kinh tế
biển thuận lợi hơn rất nhiều
so với Cần Giờ.
Kiến trúc sư Khương Văn
Mười, nguyên Chủ tịch Hội
Kiến trúc sư TP.HCM, thì
cho rằng về ý tưởng thì nên
liên kết Cần Giờ và Vũng
Tàu, còn liên kết bằng hầm
hay cầu là do các yếu tố kỹ
thuật quyết định. Các yếu
tố kỹ thuật được đề cập tới
là các loại tàu nào đi qua
vùng biển đó, mực nước
chìm là bao nhiêu, sâu bao
nhiêu nếu làm hầm; làm
cầu thì độ tĩnh không thông
thuyền là bao nhiêu, dòng
chảy ra sao, tốc độ gió như
thế nào…
“Làm các công trình này
là do yếu tố kỹ thuật quyết
định, chứ không phải là nên
hay không nên làm cầu hoặc
hầm. Lưu ý nữa làm cầu thì
phải cộng thêmmực nước biển
dâng theo dự báo biến đổi khí
hậu, rồi chân cầu kết nối giao
thông ra sao, cao bao nhiêu…”
- ông Mười phân tích.•
Sẽ có hầm
xuyên biển nối Cần Giờ
- Vũng Tàu?
Khi khu đô thị lấn biển CầnGiờ được phê duyệt thì giấc mơ
kết nối CầnGiờ với Vũng Tàu càng gần hơn về mặt khoảng cách.
“Thậm chí đã có
ý tưởng làm hầm
vượt biển, nếu tính
từ KĐT lấn biển ra
thì đường chim bay
khoảng 7 km để nối
đến Vũng Tàu. Đó
cũng là ý tưởng táo
bạo của các nhà khoa
học, chuyên gia.”
Bí thư Huyện ủy Cần Giờ
Trẻ dưới 12 tuổi đi máy bay sẽ
không phải xét nghiệm COVID-19?
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị có ý
kiến và hướng dẫn cụ thể quy định xét nghiệm đối với tổ
bay nội địa, trẻ em dưới 12 tuổi khi tham gia giao thông.
Theo đó, Bộ GTVT nhận được công văn của
Vietnam Airlines đề xuất xem xét không áp dụng quy
định về lấy mẫu xét nghiệm đối với phi công, tiếp
viên khi làm nhiệm vụ trên các chuyến bay nội địa.
Đồng thời, bộ này cũng nhận được phản ánh của báo
chí về đề nghị xem xét việc bỏ quy định xét nghiệm
đối với trẻ dưới 12 tuổi khi đi máy bay.
Trên cơ sở đó, Bộ GTVT cho biết Phó Thủ tướng
Lê Văn Thành có ý kiến chỉ đạo giao Bộ Y tế chủ trì
rà soát, điều chỉnh quy định về tiêu chuẩn, điều kiện
hành khách để đáp ứng nhu cầu đi lại chính đáng của
nhân dân, trên nguyên tắc bảo đảm an toàn, thích ứng,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế có ý kiến và
hướng dẫn cụ thể về quy định xét nghiệm đối với tổ
bay trên các chuyến bay nội địa và đối với trẻ dưới
12 tuổi khi tham gia giao thông. Do thời gian gấp, Bộ
GTVT mong sớm nhận được trả lời của Bộ Y tế trước
ngày 22-1 để triển khai, thực hiện.
Theo quy định hiện hành, hành khách đi máy
bay là trẻ em dưới 12 tuổi chưa tiêm vaccine ngừa
COVID-19, chưa có chứng nhận khỏi COVID-19 trong
vòng sáu tháng khi đi máy bay vẫn cần kết quả xét
nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 72 giờ kể từ
khi lấy mẫu xét nghiệm đến trước thời điểm khởi hành
chuyến bay. Nhiều hành khách cho rằng cần bỏ quy
định này để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về
quê đón tết bởi thời gian qua có nhiều người bị chậm
chuyến bay do không nắm quy định này.
Ngoài ra, trẻ em dưới 12 tuổi không tiêm vaccine
là do ngành y tế chưa có loại vaccine tiêm cho trẻ
ở độ tuổi này chứ không phải trẻ hoặc cha mẹ của
trẻ không chịu tiêm. Cạnh đó, phần lớn trẻ nhiễm
COVID-19 là do người lớn lây sang và nguy cơ trẻ
nhiễm rất thấp…
VIẾT LONG
10 tỉnh, thành vẫn chưa kết nối
vận tải hành khách với TP.HCM
Trong buổi gặp mặt PV vào sáng 21-1, ông Đỗ
Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ
Sở GTVT TP.HCM, cho biết do ảnh hưởng của dịch
COVID-19, lượng hành khách đi lại qua các bến xe
khách liên tỉnh, nhà ga dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần
2022 dự báo giảm sâu so với cùng kỳ năm 2021.
Sở GTVT dự báo lượng hành khách qua các bến xe
liên tỉnh tết Nguyên đán năm nay chỉ đạt được khoảng
50% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ngành
đường sắt ước đạt 30% và ngành hàng không dự báo
cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 80% so với năm trước.
Riêng các bến xe khách liên tỉnh ngày cao điểm tết
dự kiến đạt khoảng 60.000 hành khách (các năm trước
đạt tới 130.000 hành khách).
Theo ông Đỗ Ngọc Hải, mặc dù TP.HCM đang dịch
ở cấp độ 1 (vùng xanh), song một số tỉnh, TP phía Bắc
cũng như khu vực miền Tây Nam bộ còn phát sinh
dịch bệnh, do đó vận tải hành khách liên tỉnh năm nay
dự báo giảm sâu. Trong 57 tuyến vận tải hành khách
liên tỉnh, hiện nay có 10 tỉnh, thành khác chưa có liên
kết với TP.HCM. Ngoài ra, một số địa phương vẫn
còn những quy định về cách ly người trở về quê.
Trong kế hoạch phục vụ tết Nguyên đán 2022, Bến
xe Miền Tây dự báo lượng hành khách sẽ giảm mạnh,
với kỳ vọng đạt khoảng 60%-70% so với tết năm
2021. Trong khi đó, Bến xe Miền Đông cũng dự báo
công suất chỉ đạt khoảng 60% so với năm trước.
Ông Hải cho biết hiện Bến xe Miền Đông bán được
gần 50% số vé với các tuyến đường dài.
Trong khi đó, các bến xe như Ngã Tư Ga, An
Sương bán chưa được 20%, tuy nhiên các bến xe này
chủ yếu phục vụ các tuyến cự ly ngắn nên có thể cận
tết hành khách mới mua vé về quê.
Đối với giá vé, trên địa bàn TP.HCM có 51 đơn vị
vận tải hành khách liên tỉnh, năm nay có 22 đơn vị kê
khai tăng giá vé.
Trong đó, mức tăng không quá 40% cho các tuyến
đi các địa phương khu vực miền Tây Nam bộ và 60%
đi các tỉnh, TP phía Bắc để bù chạy rỗng.
THÁI NGUYÊN
Mô phỏng ý tưởng hầmchui vượt biển nối CầnGiờ (TP.HCM) với TP Vũng Tàu. Đồ họa: HỒTRANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook