058-2022 - page 12

12
TP.HCM: Cảnh báo thuốc điều
trị hậu COVID-19 trên mạng
TÁ LÂM
C
hiều 17-3, Ban chỉ
đạo phòng chống dịch
COVID-19 và phục hồi
kinh tế TP.HCM đã tổ chức
họp báo định kỳ thông tin
về tình hình dịch bệnh trên
địa bàn.
Hai cách tiếp cận
thuốc trị COVID-19
Tại buổi họp báo, trả lời
câu hỏi liên quan đến việc
mua thuốc Molnupiravir
cho người dân tại TP.HCM,
Chánh Văn phòng Sở Y tế
TP.HCMNguyễn Thị Huỳnh
Mai cho biết hiện nay, Bộ Y
tế chưa có hướng dẫn mới về
việc tiếp cận, mua bán thuốc
Molnupiravir. Do vậy, việc
mua bán thuốc Molnupiravir
vẫn theo đúng hướng dẫn cũ,
đây là loại thuốc kháng virus,
thuốc kháng sinh cần phải kê
toa của bác sĩ.
TheobàMai, cóhai cách tiếp
cận để có thuốcMolnupiravir:
Thứ nhất là qua phần mềm
khai báo F0, trạm y tế xác
nhận thông tin nếu đúng
trường hợp được chỉ định sẽ
phát thuốc cho người dân; thứ
hai là chọn hướng dịch vụ, sử
dụng toa của trạm y tế, bác sĩ
tại các đơn vị y tế công và tư
(bác sĩ chịu trách nhiệm về
việc chỉ định sử dụng thuốc
cho người dân).
Trả lời câu hỏi liên quan
đến chiến dịch bảo vệ người
có nguy cơ cao, bà Nguyễn
Thị HuỳnhMai cho biết ngày
8-3, UBND TP đã ban hành
kế hoạch thực hiện đợt cao
điểm chiến dịch bảo vệ người
nguy cơ. Tính đến 15 giờ ngày
16-3, tất cả quận, huyện và
TP Thủ Đức đã báo cáo lập
được danh sách đưa quản lý
là 213.773 người thuộc nhóm
nguy cơ cao (người trên 65
tuổi và có bệnh nền); đã triển
khai xét nghiệm tầm soát cho
102.153 người. Qua đó, phát
hiện 1.253 camắc COVID-19
và những trường hợp này đã
được xử lý theo hướng dẫn.
Hơn 60% phụ huynh
khối mầm non đồng ý
cho con tiêm vaccine
Thông tin về công tác
chuẩn bị tiêm vaccine cho
học sinh 5-11 tuổi tại các cơ
sở giáo dục trên địa bàn, ông
Trịnh Duy Trọng, Trưởng
phòng Chính trị tư tưởng,
Sở GD&ĐT TP.HCM, cho
biết hiện ngành giáo dục và
ngành y tế đã chủ động phối
hợp triển khai công tác chuẩn
bị để tiến hành tiêm vaccine
ngừa COVID-19 cho học sinh
khi có kế hoạch chính thức
của UBND TP.
Ngành giáo dục đã hướng
dẫn các cơ sở lập danh sách
học sinhnằmtrongđộ tuổi tiêm
vaccine; tập huấn hướng dẫn
sử dụng hệ thống tiêm chủng
ngừa COVID-19; quy trình
tổ chức tiêm chủng; cấp tài
khoản điểm tiêm cho mỗi cơ
sở giáo dục có học sinh tiêm
vaccine. Hiện các cơ sở giáo
dục đang nhập thông tin của
trẻ lên hệ thống tiêm chủng
ngừa COVID-19. Bên cạnh
đó, các cơ sở giáo dục cũng
đã tuyên truyền cho cha mẹ
hoặc người giám hộ học sinh
về những tác dụng, lợi ích của
tiêmvaccine ngừa COVID-19
và những phản ứng có thể của
trẻ sau tiêm chủng để tạo sự
đồng thuận của cha mẹ trẻ.
Về tỉ lệ đồng thuận của
phụ huynh cho học sinh tiêm
vaccine trong độ tuổi từ 5
đến dưới 12, ông Trọng cho
biết qua thống kê được tổng
hợp từ các phòng giáo dục,
ở bậc mầm non có 60,49%
phụ huynh đồng thuận cho
trẻ tiêm vaccine; khối tiểu
học có 81,19% và có 87,68%
cha mẹ học sinh khối 6 đồng
thuận cho trẻ tiêm vaccine.
Trả lời câu hỏi nếu học
sinh không tiêm vaccine thì
có bị hạn chế đến trường hay
không, ông Trọng cho biết
việc tiêm vaccine và tham
gia các hoạt động trực tiếp là
hai hoạt động độc lập tương
đối. Do đó, trẻ không tiêm
vaccine sẽ không bị hạn chế
việc học tập tại trường và
tham gia các hoạt động giáo
dục. Tuy nhiên, đối với trẻ
chưa được tiêm vaccine thì sẽ
có sự quan tâm và biện pháp
chăm lo cho các em để làm
sao bảo vệ sức khỏe cho các
Việc chẩn đoán,
điều trị phải đi song
hành, cần chẩn
đoán rồi mới điều
trị hậu COVID-19.
Đời sống xã hội -
ThứSáu18-3-2022
em một cách tốt nhất.
ÔngTrọng cũng khẳng định
sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo
dục tiếp tục truyền thông,
tuyên truyền về lợi ích của
tiêm vaccine cho trẻ để tiếp
tục nhận được sự đồng thuận
của phụ huynh học sinh và tỉ lệ
trẻ đến các điểm tiêm vaccine
trong thời gian sắp tới.
Chia sẻ thêm, bà Nguyễn
Thị HuỳnhMai cho biết trong
những đợt tiêm vaccine cao
điểm, TP có thể triển khai
200-300 mũi tiêm/ngày. Sở
Y tế đang phối hợp tốt với
Sở GD&ĐT để nắm sát tình
hình số lượng trẻ và tổ chức
các điểm tiêm phù hợp với
điều kiện của TP. Số lượng
nhân viên y tế tham gia tiêm
sẽ phụ thuộc vào số lượng trẻ
em đăng ký tiêm.
“Tiêmcho trẻ emkhác tiêm
cho người lớn. Do đó, công
tác chuẩn bị kỹ hơn so với
những đợt tiêm chủng trước
đây như công tác khám sàng
lọc, sơ cấp cứu, theo dõi sau
tiêmvà hướng dẫn phụ huynh
xử lý những trường hợp trẻ
có tác dụng phụ sau tiêm.
Những công tác này chúng
ta đã chuẩn bị và tập huấn
rất nhiều lần” - bà Mai nói.•
Việc người
dân tự chẩn
đoán, tựmua
các loại thuốc
điều trị hậu
COVID-19
trênmạng
sẽ rất nguy
hiểm.
Tiêu điểm
SởYtếTP.HCMcảnhbáongười
dân về các loại thuốc điều trị
hậuCOVID-19trênmạngxãhội.
Hiện tại, Sở Y tế đã hướng dẫn
các bệnh viện, cơ sở y tế hình
thànhkhoa lâmsàngkhámhậu
COVID-19đểngườidânđếnđăng
ký.Việc chẩnđoán, điều trị phải
đi song hành, cần chẩn đoán
rồi mới điều trị hậu COVID-19.
Việc người dân tự chẩn đoán,
tự mua các loại thuốc điều trị
hậuCOVID-19 trênmạng sẽ rất
nguy hiểm.
Bệnh nhân tập vật lý trị liệu điều trị hậu COVID-19. Ảnh: NGUYỆTNHI
Thông tin về tình hình dịch tại buổi họp
báo, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban
Tuyên giáo Thành ủy kiêm Phó Trưởng ban
chuyên trách Ban chỉ đạo phòng chống
dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM,
cho biết tính đên 18 giờ ngày 16-3, có hơn
576.000 trường hợp mắc bệnh phát hiện
tại TP được Bộ Y tế công bố. Hiện đang
điều trị 5.326 bệnh nhân, trong đó có 384
trẻ em dưới 16 tuổi, 97 bệnh nhân nặng
đang thở máy và hai bệnh nhân can thiệp
ECMO.
Riêng trong ngày 16-3 có 742 bệnh nhân
nhập viện, 689 bệnh nhân xuất viện (tổng
số xuất viện cộng dồn từ đầu năm 2021
đến nay là 330.566 người), hai trường hợp
tử vong (tổng số tử vong cộng dồn từ đầu
năm 2021 đến nay là 20.463 người).
TP.HCM hiện đang điều trị 5.326 bệnh nhân
3 trườnghợp thí sinhkhôngđược dự thi đánhgiánăng lực năm2022
Chỉ còn 10 ngày nữa, kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL)
đợt 1 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức sẽ diễn ra (ngày
27-3).
Từ ngày 17-3, thí sinh đã bắt đầu nhận được giấy báo
dự thi để chuẩn bị các thủ tục cho đợt thi đầu tiên.
Tuy nhiên, do thời gian này tình hình dịch COVID-19
vẫn đang diễn biến phức tạp và lan rộng, ĐH Quốc gia
TP.HCM đã có những lưu ý về các trường hợp không
được dự thi nếu thuộc một trong các đối tượng sau:
Thứ nhất, thí sinh thuộc các trường hợp nhiễm bệnh
(F0), trường hợp bệnh nghi ngờ (theo Công văn 11042/
BYT-DP ngày 29-12-2021 về việc điều chỉnh định
nghĩa ca bệnh COVID-19) và đang trong thời gian cách
ly/chữa bệnh theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Thứ hai, thí sinh đang bị sốt, ho, khó thở, đau họng,
mất vị giác/khứu giác hoặc các triệu chứng khác liên
quan đến COVID-19.
Thứ ba, trong buổi thi, thí sinh chủ động báo với hội
đồng thi nếu có những biểu hiện sốt, ho, khó thở.
Những thí sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc các
triệu chứng khác liên quan đến COVID-19 trong thời gian
thi sẽ không tiếp tục làm bài, được cán bộ y tế đưa đến
khu vực riêng để theo dõi và ra về sau khi hết giờ làm bài.
Trong trường hợp cần thiết, cán bộ y tế phối hợp với cơ
quan y tế địa phương để xử lý theo hướng dẫn của ngành
y tế.
ĐH Quốc gia TP.HCM cũng lưu ý tới thời điểm thi,
nếu thí sinh không thuộc các trường hợp trên thì trong
vòng 48 tiếng trước giờ thi, thí sinh cần khai báo y tế
trên ứng dụng PC-COVID.
Với những thí sinh không thể tham dự kỳ thi ĐGNL
đợt 1 vì những lý do nêu trên sẽ được ĐH Quốc gia
TP.HCM tạo điều kiện để tham dự kỳ thi ĐGNL đợt 2
mà không phải đóng lệ phí dự thi.
Được biết đây là năm thứ năm kỳ thi này được tổ
chức nhằm đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, góp
phần tuyển chọn được những thí sinh có đủ năng lực và
phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo.
Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, ở đợt 1
này có gần 85.000 thí sinh đăng ký dự thi. Đây là số
lượng thí sinh đăng ký đông nhất từ trước đến nay.
Trong đó, TP.HCM có số lượng thí sinh đông nhất với
khoảng 42.000 thí sinh.
Kỳ thi đợt 1 sẽ diễn ra vào sáng 27-3 tại 17 tỉnh/TP,
gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM,
Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre,
Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.
Thí sinh chỉ cần làm một bài thi duy nhất gồm 120
câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 150 phút.
PHẠM ANH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook