058-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu18-3-2022
Xin ý kiến
Bộ Chính trị việc
tách Luật Giao
thông đường bộ
VIẾT LONG
T
heo Nghị quyết 37 vừa ban
hành, Chính phủ thống nhất
chủ trương tách Luật Giao
thông đường bộ (GTĐB) năm 2008
thành Luật Trật tự, an toàn GTĐB
và Luật Đường bộ.
Trình Quốc hội
trong năm nay
Chính phủ đồng ý việc đề nghị Ủy
ban Thường vụ Quốc hội (QH) xem
xét, bổ sung hai dự án luật này vào
Chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh năm 2022. Bộ trưởng Bộ Tư
pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng,
thay mặt Chính phủ ký tờ trình đề
nghị bổ sung hai dự án luật này vào
Chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh năm 2022.
Đáng chú ý, nghị quyết của Chính
phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối
hợp với Bộ GTVT và các cơ quan
liên quan báo cáo Bộ Chính trị để
xin ý kiến chỉ đạo về việc tách Luật
GTĐB thành hai luật.
Trước đó, Chính phủ đồng ý việc
chưa thay đổi cơ quan quản lý đào
tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái
xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.
Chính phủ giao Bộ GTVT chủ trì
tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh
lý các nội dung về phân cấp, phân
quyền; cơ chế đặc thù đầu tư, xây
dựng công trình đường bộ trong dự
án Luật Đường bộ.
Bộ Công an và Bộ GTVT được
giao tiếp tục phối hợp với Bộ Tư
pháp và các cơ quan liên quan rà
soát, thống nhất về phạm vi điều
chỉnh của hai dự án luật trên bảo
đảm không chồng chéo, trùng lặp;
không quy định về tổ chức bộ máy
trong các dự án luật. Các bộ cũng
cần rà soát, đề xuất xử lý các văn
bản quy phạmpháp luật có liên quan,
bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ
với hệ thống pháp luật…
Nhiều ý kiến vẫn băn khoăn
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt
Nam, cho rằng việc tách Luật GTĐB
làm đôi là không có cơ sở khoa học.
Theo ông Thanh, việc này tạo ra
tình trạng thừa một luật nhưng luật
nào cũng thiếu. Cụ thể, Luật Đường
bộ sẽ bị thiếu hai thành tố quan trọng
là quy tắc GTĐB và người điều khiển
phương tiện GTĐB. Còn Luật Trật
tự, an toàn GTĐB lại không phủ hết
được các nội dung liên quan đến an
toàn GTĐB như: Kết cấu hạ tầng
đường bộ, phương tiện giao thông,
vận tải đường bộ.
ÔngThanh nói: “Câu hỏi là kết cấu
hạ tầng GTĐB, phương tiện tham
gia GTĐB có cần bảo đảm an toàn
giao thông không? Đặc biệt là vận
tải đường bộ lại càng phải bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông. Vì nếu tổ
chức vận tải không tốt sẽ gây mất
trật tự, an toàn giao thông ngay. Tuy
nhiên, những nội dung này không
được đề cập trong Luật Trật tự, an
toàn GTĐB mà lại thể hiện ở Luật
Đường bộ gây trùng lặp…”.
Cùng quan điểm, chuyên gia giao
thông Thân Văn Thanh cho rằng dư
luận đều không nhận thấy sự cần
thiết khi tách đôi Luật GTĐB năm
2008. Vì sự chia tách đó sẽ phá vỡ
sự đồng bộ của luật chuyên ngành,
đồng thời gây ra sự đảo lộn không
cần thiết.
Tách luật là không phù hợp
Quá trình phát triển và để theo kịp sự tiến bộ của KH&CN, Luật GTĐB
cần bổ sung và hoàn thiện các nội dung chi tiết còn bất cập là cần thiết.
Tuy nhiên, việc tách thành hai luật riêng là không phù hợp bởi nó sẽ làm
mất tính logic, quan hệ tương hỗ vàmất tính thống nhất giữa các nội dung
cấu thành lĩnh vực GTĐB.
Về cấu trúc bên trong, Luật GTĐB đã bao gồmđầy đủ các quy phạmpháp
luật cómối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, cụ thể là các chủ thể có liên
quan đến GTVT đường bộ. Chẳng hạn, quy tắc GTĐB có liên quan chặt chẽ
với kỹ thuật giao thông và kỹ thuật đường bộ, hay phương tiện tham gia
GTĐB có liên quan chặt chẽ với kết cấu hạ tầng GTĐB…
Về cấu trúc bên ngoài của Luật GTĐB, có các văn bản dưới luật để hướng
dẫn thi hành Luật GTĐB. Cụ thể là các nghị định của Chính phủ và thông
tư của các bộ, ngành chức năng có liên quan đến thực thi các chế tài của
Luật GTĐB. Như vậy, Luật GTĐB năm 2008 là một thể thống nhất có logic
chặt chẽ, việc điều chỉnh chỉ dành cho các nội dung chi tiết còn bất cập,
không nên tách luật.
TS
DƯƠNG TẤT SINH
,
Trường ĐH Công nghệ GTVT
Chính phủ đồng ý việc
đề nghị Ủy ban Thường
vụ QH xem xét, bổ sung
hai dự án luật này vào
Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh
năm 2022.
CSGT xử phạt vi phạmgiao thông. Ảnhminh họa: B.TUYẾN
“Nếu tách thì những lĩnh vực giao
thông khác có tính xã hội cao, liên
quan đến nhiều cấp, nhiều ngành như
giao thông đường sắt, giao thông
đường thủy nội địa… có chia tách
làm hai luật không?” - ông Thanh
đặt câu hỏi.
Theo ông Thanh, tại nghị trường
QH khóa XIV, có đại biểu QH ví
việc tách Luật GTĐB là hành động
chặt đôi một con vật bốn chân làm
hai phần… thì không phần nào sinh
tồn được nữa.
“QH khóa XIV đã xin ý kiến các
đại biểu QH về việc chia tách luật
này, kết quả được công bố rộng rãi
với cử tri cả nước là 66% số đại
biểu không đồng ý. Nay các cơ
quan liên quan vẫn tiếp tục tiến hành
các thủ tục theo hướng cũ… là làm
trái ý kiến đa số đại biểu QH khóa
trước…” - ông Thanh nói.•
QuảngBình:Hàng chục công trìnhxây trái phépđể chờ... bồi thường
Tại Quảng Bình, nhiều người dân xây nhà, kho, trang trại trái phép trên đất trồng cây lâu nămvà đất lâmnghiệp để đón đầu dự án cao tốc Bắc - Nam.
Dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh đông đoạn
qua địa bàn xã Phú Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình)
những ngày này, rất dễ nhận thấy hàng loạt công trình lớn
nhỏ nối đuôi nhau mọc lên.
Những bãi tập kết vật liệu xây dựng nằm dang dở chỉ
sau vài giờ đồng hồ được các tốp thợ sử dụng vào việc
xây dựng nhà, kho bãi, chuồng trại... theo yêu cầu của
chủ nhà.
Theo tìm hiểu, việc xây dựng tại địa bàn xã Phú Thủy
trở nên nhộn nhịp từ giữa tháng 2, sau khi có thông tin
dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông đi qua địa phận tỉnh
Quảng Bình.
Tại các thôn Tam Hương, Phú Xuân, Phú Hòa (xã Phú
Thủy), khoảng 15 công trình lán trại với diện tích trung
bình 50-100 m
2
được xây dựng và bắt đầu hoàn thành. Hầu
hết công trình đều được xây bằng gạch block, gạch nung,
lợp mái tôn rất sơ sài để chờ bồi thường.
Các công trình được xây nhằm mục đích chờ bồi thường
nên xây xong không đưa vào sử dụng. Thậm chí, nhiều
công trình còn xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu
năm, đất trồng cây hằng năm và đất lâm nghiệp.
Người dân ồ ạt huy động thợ xây, chỉ sau 1-2 đêm, các
công trình đã mọc lên như nấm. Chính điều này đã gây khó
khăn cho việc xây dựng quy trình giải phóng mặt bằng, bồi
thường về sau liên quan đến cao tốc Bắc - Nam nhánh đông
đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình.
Ông Trần Văn Viễn, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thủy,
cho biết: “Qua kiểm tra, chúng tôi đã phát hiện và lập biên
bản hiện trường đối với 13 hộ. Chúng tôi sẽ tiếp tục mời các
hộ dân lên để đối chiếu giấy tờ và mục đích sử dụng đất để
có biện pháp xử lý”.
Theo ông Viễn, để tránh tình trạng ồ ạt xây dựng đón bồi
thường, địa phương đã thông báo, tuyên truyền cho người
dân. Đồng thời yêu cầu người dân thực hiện nghiêm túc các
quy định của Nhà nước về việc sử dụng đất trên địa bàn.
Ông Nguyễn Xuân Tường, Trưởng phòng TN&MT
huyện Lệ Thủy, cho hay đa số tâm lý người dân xây dựng
các công trình là để chờ đợi cơ hội được bồi thường giải
phóng mặt bằng từ dự án cao tốc Bắc - Nam. “Khi nắm
bắt được tình hình này thì phía xã, huyện đã phối hợp
đến hiện trường lập biên bản để có cơ sở xử lý về sau” -
ông Tường nói.
Được biết dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc
Bắc - Nam phía đông được chia thành 12 dự án thành phần,
đi qua địa bàn 12 tỉnh, TP. Tại Quảng Bình, dự án có tổng
chiều dài dự kiến 177 km, trong đó có hơn 126 km qua địa
phận các huyện, thị xã, TP với điểm đầu tại Km581+100
trên địa bàn xã Quảng Hợp (huyện Quảng Trạch).
PV - LÊ PHI
Một công trình tại xã Phú Thủy xây dựng trái phép chờ bồi thường
từ dự án cao tốc. Ảnh: PV
Trong Nghị quyết 37 của Chính phủ về phiên họp
chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3-2022, giao
Bộ Công an và Bộ GTVT xin ý kiến Bộ Chính trị
về việc tách luật.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook