058-2022 - page 9

9
Sáng 17-3, UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức hội nghị
thông tin báo chí về dự án đầu tư xây dựng công trình cầu
Rạch Miễu 2 và đường gom. Dự án cầu Rạch Miễu 2 bắc
qua sông Tiền nối hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương xây dựng. Dự
án được Bộ GTVT phê duyệt với tổng mức đầu tư 5.175 tỉ
đồng và đường gom cầu Rạch Miễu 2 được UBND tỉnh Bến
Tre phê duyệt chủ trương đầu tư dự án với tổng mức đầu tư
khoảng 1.158 tỉ đồng từ vốn ngân sách.
Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, thông
tin dự án sẽ được khởi công ngày 29-3 tới.
Theo ông Tam, đây là dự án quan trọng và là công trình
được chọn đứng đầu trong 11 công trình, dự án trọng điểm
theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.
Dự án góp phần từng bước hoàn thiện mạng lưới đường
giao thông trong khu vực, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày
càng tăng cao trên quốc lộ (QL) 60.
Ông Cao Minh Đức, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bến Tre,
cho biết dự án đã được duyệt kế hoạch đấu thầu xây lắp cho
sáu gói thầu (từ XL-01 đến XL-06) và các gói thầu tư vấn
giám sát, bảo hiểm… Đồng thời, dự án đã duyệt thiết kế kỹ
thuật, dự toán, duyệt và phát hành hồ sơ mời thầu 4/6 gói
thầu xây lắp. Riêng hai gói thầu xây lắp XL-02, XL-03 (cầu
dây văng và cầu dẫn) đang triển khai thiết kế kỹ thuật.
Về công tác giải phóng mặt bằng, ông Đức thông tin đến
nay, huyện Châu Thành đã hoàn thành công tác kiểm kê với
tổng số 261/261 thửa; TP Bến Tre kiểm kê 306/394 thửa
đất (đạt 78%). Hiện các đơn vị có liên quan tập trung thực
hiện di dời lưới điện đảm bảo yêu cầu tiến độ công trình.
Đối với dự án đường gom đường dẫn vào cầu Rạch Miễu
2, ông Đức cho biết: Đường gom hai bên có tổng chiều dài
khoảng hơn 18 km, tổng mức đầu tư 1.158 tỉ đồng. Điểm
đầu kết nối với QL57B; điểm cuối kết nối đường dẫn vào
cầu Hàm Luông.
Đến nay, UBND TP Bến Tre đã bố trí hơn 22 ha đất tại xã
Bình Phú và UBND huyện Châu Thành đã bố trí hơn 27 ha
tại xã Tam Phước để xây dựng hai khu tái định cư cho dự án
cầu Rạch Miễu 2 và đường gom.
ĐÔNG HÀ
Cầu Rạch Miễu 2 được xây cách cầu Rạch Miễu hiện tại
khoảng 3,8 km về phía thượng lưu. Tổng chiều dài dự án
khoảng 17,6 km, điểm đầu giao cắt giữa QL1 với đường tỉnh
870 thuộc huyện Châu Thành, Tiền Giang; điểm cuối kết nối
với QL60 tại đường dẫn cầuHàmLuông thuộcTP BếnTre, tỉnh
Bến Tre. Dự kiến dự án hoàn thành vào năm 2025.
có thêm khu sinh hoạt công cộng
thoáng mát và mang đầy ý nghĩa.
Tuy nhiên, anh Thắng cũng cho rằng
TP nên nghiên cứu tổ chức thêm chỗ
giữ xe hay các tiện ích khác để người
dân thuận lợi hơn khi đến công viên
tham quan, giải trí.
Ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc
Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật
thuộc Sở Xây dựng TP.HCM, bày tỏ:
“Đây là niềm vui rất to lớn, không
phải của riêng tôi mà là của người
dân TP. Trước đây khu này là cảng
với kết cấu “trên bến dưới thuyền”.
Theo quy hoạch vận tải thì khu vực
này không còn là cảng nữa, cơ quan
chức năng đã chỉnh trang, tôn tạo
thành khu sinh hoạt cộng đồng của
người dân TP”.
Theo ông Điệp, Công viên Mê
Linh khánh thành
có ý nghĩa lịch sử
to lớn vì khu vực
này có tượng Đức
thánh Trần Hưng
Đạo. Sau khoảng
tám tháng thi công
(có thời gianngưng
thi công do ảnh
hưởng của dịch
COVID-19), công
viên đã được đưa vào hoạt động cùng
Công viên bếnBạchĐằng được người
dân rất hoan nghênh.
“Đây là một không gian sinh hoạt
công cộng quan trọng, kết nối từ
đường Nguyễn Huệ ra Công viên
bến Bạch Đằng, cột cờ Thủ Ngữ và
sau này là không gian dọc bờ sông
Sài Gòn. Vì vậy, khu vực này có vị
trí hết sức quan trọng cho việc chỉnh
trang đô thị TP” - ông Điệp nói.
Những giá trị cần gìn giữ
và tôn tạo
Ông Nguyễn Kim Toản, Giám
đốc Công ty TNHH Thường Nhật
(chủ đầu tư buýt đường sông số 1),
KIÊNCƯỜNG-BẢOPHƯƠNG
N
gày 17-3, Công viên Mê Linh
(quận 1, nơi có tượngĐức thánh
Trần Hưng Đạo) và Công viên
bến Bạch Đằng chính thức được
khánh thành. Ông Lê Hòa Bình,
Phó Chủ tịch thường trực UBND
TP.HCM, cùng các vị đại biểu đã
trang trọng cắt băng khánh thành
hai công viên này.
Công viên Mê Linh vừa hoàn
thành kết hợp với Công viên bến
Bạch Đằng đã chỉnh trang xong và
đưa vào sử dụng trước đó đã tạo nên
khu mặt tiền TP.HCM hướng sông
Sài Gòn. Nơi đây là một chuỗi không
gian công cộng cùng với các công
trình lịch sử, văn hóa đặc sắc của TP.
Mong chờ công viên
khánh thành
“Thường ngày tôi đi làm qua khu
vực Công viên Mê Linh và bến Bạch
Đằng. Trước đây không gian khu
vực này không được khang trang
như vậy đâu. Ngay ngày công viên
khánh thành tôi đã cố tình đi làm
sớm hơn để tham quan và cảm nhận
sự tươi mới nơi đây” - anh Nguyễn
Văn Thắng, nhân viên văn phòng ở
quận 4, cho biết.
Vừa đi vừa ngắm khung cảnh, anh
Thắng cho biết rất vui mừng khi TP
Công viên
Mê Linh
và Công
viên bến
BạchĐằng
chính
thức được
khánh
thành vào
ngày 17-3.
Ảnh:
NGUYỆT
NHI
chia sẻ: “Công viên có tượng Đức
thánh Trần Hưng Đạo, là một nơi
hoạt động cộng đồng tiếp nối văn
hóa trên bến dưới thuyền 300 năm.
Chúng ta cần nâng cao giá trị thiêng
liêng của không gian này, của vùng
văn hóa này và các giá trị cần được
gìn giữ, tôn tạo”.
Theo đại diện Sở Xây dựng TP,
một trong những nhiệm vụ quan
trọng khi thực hiện dự án chỉnh trang
Công viênMê Linh là thực hiện công
tác trùng tu tượng Đức thánh Trần
Hưng Đạo. Trải qua thời gian dài,
tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo
đã có những chỗ bị thời tiết và môi
trường xâm thực, không đảm bảo an
toàn và mỹ quan.
Công tác trùng tu đã được nghiên
cứu, tham vấn kỹ lưỡng bởi Trung
tâm Bảo tồn và phát huy giá trị lịch
sử - văn hóa (thuộc Sở VH&TT TP)
cùng các chuyên gia đầu ngành. Sau
khi trùng tu, tôn
tạo, tượng đài vẫn
giữ được nguyên
bảntrướcđây,đồng
thời TP đã thiết
kế tăng cường hệ
thống chiếu sáng
nghệ thuật cho
tượng đài.
Ngoài ra, Công
viênMêLinhhoàn
thành với quymô
chỉnh trang gần 0,6 ha được thực hiện
sửa chữa, nâng cấp nhằm tôn tạo
đồng bộ cảnh quan cho khu vực, kết
nối cảnh quan Công viên bến Bạch
Đằng đến cột cờ Thủ Ngữ.
Khuôn viên công viên cũng được
thực hiện cải tạo lối đi, đường dạo
bằng vật liệu đá granite; tăng thêm
tiện ích ghế ngồi tại các khu vực
tiểu cảnh; lắp đặt mới hệ thống
chiếu sáng, tăng cường mảnh xanh.
Đồng thời, cơ quan chức năng cũng
cải tạo cây xanh bóng mát góp phần
cải thiện không gian sinh hoạt công
cộng tại khu vực song vẫn đảm
bảo giữ nguyên ý tưởng kiến trúc
công trình.•
Công viên Mê Linh vừa
hoàn thành kết hợp với
Công viên bến Bạch Đằng
đã được chỉnh trang xong
và đưa vào sử dụng trước
đó đã tạo nên khu mặt
tiền TP.HCM hướng sông
Sài Gòn.
Công viên Mê Linh khánh thành,
lòng dân vui như hội
Sau khi khánh thành Công viênMê Linh, người dân TP.HCMđã hào hứng thamquan công viên,
cảmnhậnmột không gian đô thị mới mẻ vàmang nhiều giá trị văn hóa.
BếnTre chốt thời giankhởi công cầuRạchMiễu2
TheoTS NguyễnThị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch
sửTP.HCM:“BếnBạchĐằnglàkhônggiancôngcộngcủaTP
và đã có lịch sử từ lâu đời. Ởđây thường xuyên diễn ra các
hoạt động cộngđồng, kinh tế đến vănhóa nên chắc chắn
nơi đây rất có tiềmnăng phát triển về kinh tế và văn hóa”.
TheoTSHậu, sau khi chỉnh trang,TP cần tái lập các hoạt
động văn hóa cộng đồng tại đây. Các hoạt động này cần
có sự tổ chức và điều tiết của Nhà nước để làm thật trật
tự, an toàn. Đi kèm với đó, các hoạt động phải hướng
đến lợi ích và mang lại lợi ích cho nhiều tầng lớp dân cư.
Là người chủ trì công trìnhnghiên cứu khảo sátmức độ
hài lòng của người dân với khu bến Bạch Đằng, PGS-TS
Nguyễn Ngọc Thơ, Trưởng Khoa văn hóa học Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQuốc giaTP.HCM, bày tỏ:“Sau khảo sát, tôi
nhận thấy đa số người dân đều rất đồng tình với việc cần
chỉnh trang để cómột công viên đúng nghĩa, là sân chơi
và mở ra cửa ngõ để người dân TP ngắm nhìn hướng ra
sông. Theo sông, ta có thể hướng ra biển và kết nối với
những địa phương khác”.
Theo ôngThơ, tất cả luồng giao thông thủy và bộ đều
gặp gỡ nhau tại bến Bạch Đằng này và khi khách tham
quan đến, người dân đến để tập thể dục, giải trí, vui
chơi... đã tạo ra bức tranh rất sinh động. Đó là những gì
mà người dân mong muốn.
“Một điều tôi rất vui khi nhữngbác hưu trí, nhữngngười
lớn tuổi đã chứng kiến nhiều thăng trầm của TP cũng
mongmuốn cómột không gian đủ rộng, nơi sinh hoạt và
sắc màuTP để có thể được tiếp sức mỗi ngày. Đồng thời,
họ có thể ra đó hít thở không khí trong lành, lắng nghe
dòng sông và nhịp sống của TP”- ông Thơ chia sẻ thêm.
Người dân rất đồng tình với việc chỉnh trang công viên
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook