16
VĨ CƯỜNG
S
o với giai đoạn đầu,
hiện dịch COVID-19 đã
và đang dần bớt gây lo
lắng. Tuy nhiên, chừng nào
virus SARS-CoV-2 và các
biến thể còn lưu hành thì
vẫn sẽ xuất hiện thêm biến
thể mới. Và hiện giới khoa
học đang lo ngại với sự xuất
hiện của một số loại biến thể
lai hay còn gọi là biến thể tái
tổ hợp từ các biến thể có từ
trước như Delta và Omicron.
Các biến thể mới này
là gì?
Theo tờ
South China
Morning Post
, hiện tượng
tái tổ hợp giữa các biến thể
nói trên không phải là một
khám phá mới. Hiện tượng
này xảy ra khi hai loại virus
có liên quan hoặc hai biến
thể của cùng một virus (ở
đây là SARS-CoV-2) lây
nhiễm vào cùng một tế bào,
tạo ra bộ gen hỗn hợp. Các
nhà nghiên cứu trên thế giới
thời gian qua đã ghi nhận 26
mẫu bệnh phẩm ở Nhật có
sự tái tổ hợp giữa biến thể
Alpha và Delta. Giới chức
Tây Ban Nha cũng báo cáo
tình trạng tái tổ hợpAlpha và
biến thể có tên mã B.1.177
hồi năm 2020.
Mới đây, Cơ quanAn ninh
y tế Anh cho biết đang theo
dõi ba dòng biến thể tái tổ
hợp mới là XD, XF và XE.
quanAn ninh y tếAnh đã xác
định có 637 ca nhiễm XE ở
Anh. Bệnh nhân phân bố trên
khắp cả nước, số lượng ngày
càng tăng cho thấy khả năng
lây lan mạnh của biến thể này
trong cộng đồng.
GS Susan Hopkins, cố vấn
chuyên môn y tế chính của
Cơ quan An ninh y tế Anh,
đánh giá rằng XE là nguyên
nhân khiến số ca nhiễm ở
Anh tăng nhanh, song giới
chuyên gia vẫn chưa thể xác
định liệu sự thay đổi này là
nhất thời hay sẽ còn kéo dài
trong thời gian tới.
Các nhà khoa học đang theo
dõi sát dữ liệu để biết chắc
các biến thể lai này có vượt
qua khả năng bảo vệ của các
loại vaccine ngừa COVID-19
hiện tại hay không, theo
South
China Morning Post
. GS
Hopkins và chuyên gia Tom
Peacock thuộc ĐHHoàng gia
London (Anh) thừanhậnở thời
điểm này giới khoa học chưa
đủ bằng chứng để kết luận về
khả năng kháng vaccine của
các loại biến thể lai, đặc biệt
của XE, vì dữ liệu về đặc tính
của chúng còn quá mới.
Về khả năng các biến thể
lai này trốn tránh các bộ xét
nghiệm COVID-19 hiện tại,
chuyên gia Peacock khẳng
định rằng các loại hình xét
nghiệm PCR và xét nghiệm
nhanh vẫn sẽ xác định được
biến thể XE cũng như hai biến
thể tái tổ hợp còn lại.
Trước đó, nhiều nhà khoa
họckhẳngđịnh liều tăngcường
vaccine ngừa COVID-19
hiệu quả ngăn ngừa bệnh
thể nhẹ do Omicron gây ra
khoảng 70%-75%. Cơ quan
An ninh y tế Anh cũng cảnh
báo rằng khả năng tái nhiễm
Omicron cao gấp ba lần so
với tái nhiễm Delta.•
Quốc tế -
ThứBa5-4-2022
XD là biến thể lai giữaDelta
và BA.1 - một dòng phụ của
biến thể Omicron. Hiện đã
phát hiện 49 mẫu bệnh phẩm
chứa biến thể này ở Pháp, Đan
Mạch và Bỉ. XF là biến thể
lai giữa Delta và BA.1, được
phát hiện đầu tiên tại Anh và
tới lúc này đã xác định có 39
mẫu bệnh phẩm ở nước này,
đến nay chưa có dấu hiệu
đã lan sang nước khác. Cơ
quan An ninh y tế Anh kết
luận XF không có khả năng
gây làn sóng dịch ảnh hưởng
tới cộng đồng. Biến thể cuối
cùng - XE là tái tổ hợp giữa
hai dòng phụ của Omicron là
BA.1 và BA.2.
Trong ba biến thể lai này,
XD được chú ý nhiều vì phát
triển từ biến thể Delta có độc
lực cao và vì đã lan sang
nhiều nước. Tuy nhiên, XE
lại được đánh giá là biến thể
nguy hiểm nhất vì có tốc độ
lây lan cao. Cơ quanAn ninh
y tế Anh đã so sánh bộ gen
của biến thể Omicron dòng
BA.2 (đang chiếm ưu thế ở
Anh) và nhận thấy XE có
khả năng lây truyền cao hơn
9,8%, tương đồng với báo cáo
công bố trước đó của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO). WHO
còn cảnh báo dữ liệu có thể
bị sai số trong giai đoạn đầu
và khả năng lây nhiễm của
XE có thể còn cao hơn theo
ước tính dựa vào khả năng
lây lan vốn có của virus theo
thời gian.
Vaccine và bộ xét
nghiệm COVID-19
còn hiệu quả không?
Tính đến cuối tháng 3, Cơ
Biến thể XE tái tổ hợp giữa hai dòng phụ củaOmicron là BA.1 và BA.2 đang lan nhanh ởAnh.
Ảnh: SKYNEWS
Việt Nam không cần quá lo ngại XE,
Omicron
Hôm 3-4, WHO cũng đã ra thông báo cảnh báo biến thể
XE có thể dễ lây truyền và cho biết “sẽ tiếp tục theo dõi và
đánh giá chặt chẽ”. Tuy nhiên, vào lúc này, WHO đánh giá
không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể mới này mạnh
đến mức có thể gây ra một làn sóng dịch nghiêm trọng,
theo hãng tin
Reuters
.
Tại Việt Nam, báo cáo của BV Bệnh nhiệt đới trung ương
gần đây cũng cho biết tỉ lệ hồi phục ở bệnh nhân nhiễm
biến thể Omicron đã được tiêm đủ hai liều vaccine là 96%,
cao hơn tỉ lệ 80% của các nhóm nhiễm biến thể khác. Tỉ lệ
gặp di chứng hậu COVID-19 hoặc trầm trọng hơn là tử vong
cũng thấp hơn hẳn so với các nhóm khác.
Theohãngtin
AP
ngày3-4,một
ngườiđànôngởTPMagdeburg
của Đức vừa bị cáo buộc tìm
cáchđểmìnhđượctiêmvaccine
ngừa COVID-19 tới 90 lần. Lý
do người đàn ông này đi tiêm
chủng nhiều lần không phải
vì để bảo vệ sức khỏe mà là để
tích lũy thẻ tiêm chủng nhằm
bán chúng.
Tiêu điểm
Các nhà khoa học
đang theo dõi ba
dòng biến thể tái tổ
hợp mới là XD, XF
và XE.
Đặc khu trưởngHong Kong LâmTrịnhNguyệt Nga. Ảnh: AFP
Xuất hiện biến thể lai giữa Delta
và Omicron
Giới khoa học đang lo ngại với sự xuất hiện củamột số loại biến thể lai từ các biến thể có từ trước
của virus SARS-CoV-2 nhưDelta và Omicron, với rủi ro lây nhiễm cao hơn.
Hong Kong: Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga
tuyên bố không tái tranh cử
Hãng tin
AFP
dẫn lời Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm
Trịnh Nguyệt Nga hôm 4-4 cho biết bà sẽ không tranh cử
nhiệm kỳ đặc khu trưởng thứ hai trong cuộc bầu cử sắp tới.
“Tôi sẽ hoàn thành nhiệm kỳ năm năm với tư cách là
đặc khu trưởng Hong Kong vào ngày 30-6 và chính thức
kết thúc sự nghiệp chính trị 42 năm của mình” - bà Lâm
nói với các phóng viên, đồng thời cho biết thêm “nguyên
nhân duy nhất là vì ưu tiên gia đình”.
Bà Lâm cũng cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc
“hiểu và tôn trọng” lựa chọn không tái tranh cử của bà. Bà
Lâm cũng cám ơn sự ủng hộ và tin tưởng của chính quyền
Bắc Kinh trong suốt nhiệm kỳ đầy khó khăn của bà khi
phải đối mặt với “áp lực chưa từng có” từ các cuộc biểu
tình năm 2019 và đại dịch COVID-19.
Bà Lâm cho hay bà cũng đã đề xuất việc tái cơ cấu
chính quyền đặc khu với các cơ quan chức năng ở đại lục,
tuy nhiên việc có tiếp tục các kế hoạch này hay không sẽ
do lãnh đạo tiếp theo quyết định.
Bà Lâm từ chối bình luận về các ứng cử viên có thể
thay thế bà. Cho đến nay vẫn chưa có ai có triển vọng
thực tế đứng ra ứng cử. Đặc khu trưởng Hong Kong tiết lộ
bà vẫn chưa nhận được bất kỳ đơn từ chức nào từ các bộ
trưởng của mình, một động thái mà các thành viên nội các
cần phải thực hiện trước khi tuyên bố tranh cử.
Cuộc bầu cử đáng lẽ đã diễn ra vào ngày 27-3 song phải
dời lại đến ngày 8-5 để chính quyền đặc khu có thời gian
đối phó đợt bùng phát dịch COVID-19 gần đây ở Hong
Kong.
PHẠM KỲ
Iran: Mỹ cố tình gián đoạn đàm phán
hạt nhân ở Vienna
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed
Khatibzadeh nói rằng Mỹ phải chịu trách nhiệm cho việc
làm gián đoạn các cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) nhằm
khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và
nhóm P5+1 (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Đức).
“Mỹ phải chịu trách nhiệm cho việc làm gián đoạn các
cuộc đàm phán này, một thỏa thuận đang rất gần trong tầm
tay” - ông Khatibzadeh tuyên bố trong cuộc họp báo hôm
4-4, hãng
Reuters
đưa tin.
“Chính quyền Washington nên đưa ra quyết định cho sự
hồi sinh của thỏa thuận hạt nhân” - ông Khatibzadeh nói,
đồng thời cho biết thêm rằng Tehran sẽ “không chờ đợi
mãi mãi”.
Trước đó, vào ngày 31-3, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết
vẫn còn một số vấn đề nhỏ cần được làm rõ trong các
cuộc đàm phán hạt nhân tại Áo và chính Tehran là bên cần
đưa ra những quyết định đó.
Phản hồi lại, Iran cho biết những vấn đề nổi cộm cần
được giải quyết bao gồm việc Washington phải loại bỏ lực
lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra khỏi
danh sách các tổ chức khủng bố nước ngoài (FTO).
Ngoài ra, Tehran cũng đang thúc đẩy đàm phán để đảm
bảo rằng bất kỳ tổng thống Mỹ nào trong tương lai cũng
sẽ không rút khỏi thỏa thuận này một lần nào nữa. Trước
đó, vào năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald
Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân này, hay còn
gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA).
Sau khi ông Biden nhậm chức vào tháng 1-2021, Iran
và Mỹ đã bắt đầu nối lại các cuộc đàm phán gián tiếp tại
Vienna nhằm tìm cách hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm
2015.
PHẠM KỲ