6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa5-4-2022
vấn đề thuộc trách nhiệm của nhiều
cơ quan.
Chủ tọa phiên tòa hỏi vì sao bị
cáo Thắng ký quyết định giao 513
ha đất cho Công ty TNHH Sản
xuất và Xây dựng Khánh Hòa để
mở rộng dự án khu biệt thự và du
lịch sinh thái trong Khu kinh tế
Đất Lành (sau này là dự án sinh
thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự)
khi doanh nghiệp này chưa được
cấp giấy chứng nhận đầu tư; điều
chỉnh, giao đất sai quy hoạch, trái
với kế hoạch sử dụng đất.
Bị cáo Thắng trả lời: “Sau này
tôi mới biết là vi phạm kế hoạch
sử dụng đất. Lúc ký tôi hoàn toàn
không biết vi phạm. Tôi không phải
đổ trách nhiệm cho các sở, ngành
nhưng do tôi tin các cơ quan tham
mưu, nhất là Sở TN&MT”.
“Khi làm việc với cơ quan
điều tra, tôi thấy mình
phạm tội”
HĐXX hỏi vì sao bị cáo chỉ đạo
xuyên suốt bằng văn bản, trực tiếp ký
các văn bản chỉ đạo về chủ trương,
ký các quyết định giao đất trái pháp
luật để thực hiện dự án Cửu Long
Sơn Tự như vậy?
Bị cáo Thắng đáp: “Đây là dự
án tâm huyết của lãnh đạo tỉnh lúc
đó. Chúng tôi muốn xây dựng một
khu du lịch sinh thái tâm linh tầm
cỡ thế giới, trong đó có tượng Phật
cao nhất thế giới. Anh Hòa (giám
đốc Công ty Khánh Hòa - PV) biết
ý định của lãnh đạo tỉnh nên đề xuất
thực hiện dự án. Sở KH&ĐT tham
mưu cấp giấy chứng nhận đầu tư;
cơ quan tham mưu trực tiếp việc
giao đất là Sở TN&MT”.
Tòa hỏi trước khi ký quyết định
giao đất, bị cáo có tổ chức cuộc họp
hay yêu cầu các sở, ngành kiểm
tra vị trí, diện tích dự án thuộc quy
hoạch nào không, có sai kế hoạch
sử dụng đất không?
“Tôi không nhớ! Lúc ký tôi
không kiểm tra. Mỗi ngày văn phòng
trình tôi ký khoảng 50 văn bản. Tôi
không thể nào kiểm tra hết” - bị cáo
Thắng trả lời.
Khi được hỏi có chỉ đạo san lấp
mặt bằng dự án Cửu Long Sơn Tự
trên núi Chín Khúc không, ông
Thắng thừa nhận có và nói rằng có
yêu cầu các cơ quan chức năng giám
sát việc san lấp trên núi.
Đại diện VKS truy vấn bị cáo
Nguyễn Chiến Thắng về căn cứ để
ra kết luận trước mắt chưa thu tiền
sử dụng đất của dự án, tức cho miễn
giảm tiền sử dụng đất một phần dự
án. Tuy nhiên, cựu chủ tịch UBND
tỉnh giải thích lòng vòng, không
rõ ràng.
Đồng thời, khi đại diện VKS hỏi
bị cáo nhận thức thế nào về hành vi
của mình. Bị cáo Thắng nói: “Trước
đây tôi không biết! Bây giờ nhận
ra mình sai, vi phạm”. Tuy nhiên,
cựu chủ tịch UBND tỉnh nói rằng
việc vừa kỷ luật hành chính vừa
xử lý hình sự đối với ông là “quá
khắt khe”!
Luật sư (LS) bào chữa cho bị cáo
Thắng hỏi: “Ngay khi nhận quyết
định khởi tố bị can, ông nhận thức
thế nào về các sai phạm của mình?
Ông có thấy mình bị oan không?”.
Trả lời điều này, bị cáo Thắng nói
khi làm việc với cơ quan điều tra,
ông thấy việc giao đất cho Công ty
Khánh Hòa sai với quy hoạch của
Chính phủ và ông thấy mình đã
phạm tội. Ông mong được HĐXX
xem xét để sớm trở về với gia đình.
Vị LS hỏi tiếp: “Với chức trách
chủ tịch UBND tỉnh, ông thấy mình
có trách nhiệm với sai phạm này
không?”. Ông Thắng đáp: “Nếu sợ
trách nhiệm, chỉ bo bo giữ, không
làm thì tôi đã không vi phạm!”.
TẤNLỘC - LÊHIỀN
N
gày 4-4, TAND tỉnh Khánh
Hòa đưa ra xét xử vụ án vi
phạm các quy định về quản
lý đất đai xảy ra tại dự án sinh thái
tâm linh Cửu Long Sơn Tự và dự
án biệt thự sông núi Vĩnh Trung
thuộc khu vực núi Chín Khúc.
“Lúc ký tôi không biết
vi phạm”
Trong vụ án trên, VKSND tỉnh
Khánh Hòa truy tố bảy bị cáo đều
là cựu lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa
tội vi phạm các quy định về quản
lý đất đai.
Bảy bị cáo gồm Nguyễn Chiến
Thắng, cựu chủ tịch UBND tỉnh; Lê
Đức Vinh, cựu chủ tịch UBND tỉnh;
Đào Công Thiên, cựu phó chủ tịch
UBND tỉnh; Lê Mộng Điệp, cựu
giám đốc Sở TN&MT; Võ Tấn
Thái, cựu giám đốc Sở TN&MT;
Lê Văn Dẽ, cựu giám đốc Sở Xây
dựng; Trần Văn Hùng, cựu chi cục
trưởng Chi cục Quản lý đất đai Sở
TN&MT. Trong đó, bị cáo Võ Tấn
Thái có đơn xin xét xử vắng mặt.
Cáo trạng do VKSND tỉnh công
bố tại phiên tòa xác định: Trong quá
trình cho phép triển khai thực hiện
dự án sinh thái tâm linh Cửu Long
Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi
Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc, bảy
cựu lãnh đạo trên đã có nhiều sai
phạm trong việc giao đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
HĐXX dành phần lớn thời gian
trong ngày đầu tiên để xét hỏi cựu
chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chiến
Thắng. Ông Thắng nói chỉ đồng
ý một phần cáo trạng vì có nhiều
Bị cáo
Nguyễn
Chiến Thắng,
cựu chủ tịch
UBND tỉnh
KhánhHòa,
trong phiên
xử.
Ảnh: TẤNLỘC
Tham gia xét hỏi bị cáo Thắng,
LS bào chữa cho bị cáo Võ Tấn
Thái, cựu giám đốc Sở TN&MT
tỉnh Khánh Hòa, viện dẫn các tài
liệu nói rằng phần lớn chủ trương,
nghị quyết về dự án Cửu Long Sơn
Tự đều thông qua Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Khánh Hòa.
Bị cáo Lê Mộng Điệp, cựu giám
đốc Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa,
thừa nhận mình đã ký ba tờ trình
tham mưu UBND tỉnh về giao đất
cho dự án Cửu Long Sơn Tự.
Ông Điệp nói mục tiêu ban đầu
của dự án này là trồng rừng, bảo
vệ rừng và chủ tịch UBND tỉnh đã
giao Sở NN&PTNT quản lý. Ông
nhận thức đây là dự án sau khi trồng
rừng, phát triển rừng sẽ giao cho
ngành lâm nghiệp quản lý.
Chủ tọa hỏi bị cáo Điệp có được
tham gia góp ý trước khi UBND
tỉnh cấp chủ trương đầu tư cho dự
án Cửu Long Sơn Tự không. Cựu
giám đốc Sở TN&MT nói “Tất cả
đều giao SởNN&PTNT thammưu”.
Ông Điệp cũng khẳng định việc
miễn giảm tiền sử dụng đất đối
với dự án trên trái pháp luật là do
cơ quan thuế tham mưu. Còn việc
xác định năng lực tài chính của chủ
đầu tư dự án là trách nhiệm của Sở
Tài chính.
Hôm nay, phiên tòa tiếp tục
diễn ra.•
“Tôi không nhớ! Lúc ký
tôi không kiểm tra” - cựu
chủ tịch UBND tỉnh
Khánh Hòa nói tại tòa.
Bị nhóm trai làng đuổi đánh, thanh niên rút dao đâm người
Đangnhậuởđường thì bị nhómtrai làngđuổi đánh,Quí cầmdaođâmnhiềunhát vềphíanhómngười đuổi đánhmình.
Ngày 4-4, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở
phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và
tuyên phạt bảy năm tù đối với bị cáo Nông
Văn Quí (22 tuổi, trú tại xã Cư Mốt, huyện
Ea H’leo, Đắk Lắk) về tội giết người.
Theo nội dung cáo trạng, chiều
21-8-2021, Quí cùng hai người bạn đến
nhà chị Lý Thị L (24 tuổi, ở xã Ea Lê,
huyện Ea Súp, Đắk Lắk) chơi.
Trước khi đi, Quí có mang theo một con
dao Thái Lan để phòng thân. Khi đến nơi,
chị L có gọi thêm một số bạn đến và trải bạt
tổ chức ăn nhậu ngay trước đường vào nhà.
Đến khoảng 23 giờ cùng ngày, Trần
Đình Chí (19 tuổi) và bốn người bạn cùng
trú tại xã Ea Lê, huyện Ea Súp đi ngang
qua thấy thanh niên ở địa phương khác đến
chơi thì gây sự rồi đuổi đánh Quí.
Bị đánh, Quí bỏ chạy, sau đó chạy lại
chỗ uống bia lấy dao đang thủ sẵn trong túi
áo thì bị nhóm Chí đánh tới tấp nên trượt
ngã xuống ruộng lúa (nhưng chưa gây
thương tích).
Sau đó, Quí đã cầm dao đâm nhiều
nhát về phía nhóm của Chí. Hậu quả, Chí
bị đâm nguy kịch nhưng được đưa đến
bệnh viện cấp cứu kịp thời nên không ảnh
hưởng đến tính mạng, tỉ lệ thương tật là
53%. Những người còn lại trong nhóm Chí
bị thương tích từ 3% đến 9%.
Sau khi gây án, Quí vứt dao rồi đến
Công an huyện Ea Súp đầu thú, khai báo
về hành vi phạm tội của mình.
Q.NAM
“Nếu sợ
trách nhiệm,
tôi đã không
vi phạm”
TAND tỉnh KhánhHòa bắt đầu xét xử vụ
án về những sai phạm tại các dự án trên
núi Chín Khúc với các bị cáo đều là cựu
lãnh đạo tỉnh.
LS bào chữa cho bị cáoVõTấnThái đề nghịTAND tỉnh
Khánh Hòa trả hồ sơ để các cơ quan tố tụng xem xét
việcmột bị cáo từng giữmột chức vụ bị khởi tố điều tra,
truy tố cùngmột tội danh trong nhiều vụ án khác nhau.
LS đề nghị các cơ quan tố tụng tỉnh Khánh Hòa nhập
các vụ án liên quan đến sai phạm tại các dự án mà cơ
quan công an đang điều tra. Đồng thời đề nghị giám
định sức khỏe đối với ông Thái để xác định bị cáo này
có bệnh hiểm nghèo hay không.
Tuy nhiên, đại diệnVKS cho rằng việc nhập các vụ án
là không cần thiết. Kiểm sát viên nói bị cáo Thái bệnh
lý chứ không phải bệnh hiểm nghèo.
Đồng quan điểm, HĐXX cho rằng việc giám định
sức khỏe đối với bị cáo Thái là không cần thiết vì nếu
mắc bệnh hiểm nghèo, bị cáo có thể được miễn trách
nhiệm hình sự chứ không phải chắc chắn được miễn.
Luật sư đề nghị nhập các vụ án
Bị cáoNông VănQuí tại phiên tòa ngày 4-4.
Ảnh: AĐ