7
Mang súng đi đánh nhau,
thanh niên lãnh án tù
Ngày 4-4, TAND TP Vĩnh Long mở phiên tòa hình sự
xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Quốc Sang (20
tuổi, ngụ khóm 2, phường 5, TP Vĩnh Long) 18 tháng tù
về tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Theo cáo trạng, do thích các loại súng và muốn có vũ
khí để phòng thân nên Sang đã lên mạng xã hội đặt mua
một khẩu súng quân dụng và 12 viên đạn (loại đạn thể
thao) với giá 5 triệu đồng.
Ngày 23-9-2021, nhóm của Sang và nhóm của Bùi Đắc
Tài (20 tuổi) hẹn nhau đến khu vực đường Mậu Thân,
phường 3, TP Vĩnh Long để giải quyết mâu thuẫn liên
quan đến chuyện tiền bạc.
Sang mang theo khẩu súng và sáu viên đạn đã mua trước
đó cùng ba người khác đến gặp nhóm của Tài (gồm sáu
người). Khi hai nhóm gặp nhau, Sang liền lấy súng bắn chỉ
thiên nhiều phát để thị uy. Thấy vậy, nhóm của Tài bỏ chạy.
Nhóm của Sang đuổi theo gây náo loạn đường phố.
Sau đó, nhóm của Sang cũng bỏ về, đem giấu súng đạn
còn lại ngoài vườn. Những người liên quan lần lượt bị
công an mời đến làm việc và khai nhận sự việc.
HẢI DƯƠNG
Bị đòi quan hệ, thanh niên sát hại
ông già 70 tuổi rồi cướp xe
Ngày 4-4, Tòa Gia đình và người chưa thành niên,
TAND TP.HCM mở phiên xử sơ thẩm đã tuyên phạt Trần
Quang Vinh (sinh năm 2002, ngụ quận 4, TP.HCM) 18
năm tù về tội giết người và bốn năm tù về tội cướp tài
sản.
Tổng hợp hình phạt chung bị cáo Vinh phải chấp hành
là 18 năm tù. Đây là mức án cao nhất mà bị cáo chưa
thành niên phải chấp hành theo luật định.
Cáo trạng nêu do không có xe làm phương tiện đi lại
nên Vinh đã nảy sinh ý định lên mạng xã hội tìm người
đồng tính để làm quen và rủ đi chơi rồi sẽ lợi dụng sơ hở
để chiếm đoạt xe.
Ngày 17-7-2020, Vinh vào trang mạng đồng tính làm
quen và kết bạn với ông NVM (sinh năm 1949, ngụ quận
7, TP.HCM). Một ngày sau, Vinh chủ động rủ ông M đi
chơi nên đã gọi ông tới đón. Trước khi đi, Vinh mang
theo hai con dao.
Chiều cùng ngày, cả hai vào một khách sạn ở huyện
Nhà Bè thuê phòng. Khi ông M đi tắm, Vinh lục túi định
lấy chìa khóa xe máy. Bất ngờ, ông M đi ra đòi quan hệ
tình dục, Vinh không đồng ý mà đòi về.
Ông M kéo Vinh ngồi xuống nói chuyện được khoảng
15 phút thì tiếp tục đòi hỏi. Vinh kháng cự và rút dao tấn
công liên tiếp vào người ông M cho tới khi nạn nhân gục
xuống tử vong.
Sau khi gây án, Vinh lấy quần áo của nạn nhân mặc
vào rồi xuống lấy xe của ông M chạy về sân vận động
Hoa Lư (quận 1) thay đồ khác. Sau đó, Vinh về Nhà Bè
nhưng chạy đến cầu Phú Xuân thì bị bắt giữ.
Tại phiên tòa, bị cáo Vinh thành khẩn thừa nhận hành
vi phạm tội.
HOÀNG YẾN
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa5-4-2022
HOÀNGYẾN
N
gày 4-4, TAND TP.HCM mở
phiên xử sơ thẩm vụ sai phạm
xảy ra tại Công ty Tài chính
TNHH MTV Cao su Việt Nam
(RFC - doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước). Dự kiến phiên xử diễn
ra trong hai ngày.
Nâng khống hạn mức
trồng cao su để vay tiền
Ba bị cáo hầu tòa về tội tham ô
gồm: Phan Minh Anh Ngọc (tên
gọi khác là Phan Long Xít, cựu
tổng giám đốc RFC), Phan Long
Hải Âu (cựu tổng giám đốc Công
ty TNHH Minh Hằng) và Nguyễn
Anh Tuấn (cựu phó tổng giám đốc
Công ty TNHH Minh Hằng).
Liên quan vụ án, các bị cáo là
cựu cán bộ, nhân viên RFC hầu
tòa về tội vi phạm quy định về cho
vay trong hoạt động của tổ chức tín
dụng gồm: Hồ Nguyễn Bảo Uyên,
Đặng Thị Kim Anh, Lê Anh Tuấn
và Nguyễn Hồng Hải.
Bị cáo Ngọc đang chấp hành hình
phạt 22 năm tù cho nhiều bản án khác
nhau. Ngay tại phần thủ tục, bị cáo
Ngọc khó nhọc từng bước đến bục
khai báo. Bị cáo có đề nghị được
ngồi trong quá trình xét xử. Sức khỏe
của bị cáo yếu ớt, phần thủ tục nhiều
việc không nhớ rõ nên nhờ HĐXX
căn cứ theo cáo trạng như năm sinh
của các con, ngày bị bắt…
Cũng trong phần thủ tục, một luật
sư đề nghị tòa triệu tập ba cơ quan
gồm cơ quan giám định tài sản, cơ
quan định giá tài sản và Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Trước đề nghị
này, đại diện VKS có ý kiến nếu
xét thấy cần thiết sẽ yêu cầu triệu
tập. HĐXX thống nhất đồng quan
điểm với VKS.
Kết thúc phần xét hỏi chuyển sang
phần tranh luận, đại diện VKS đề
nghị HĐXX tuyên phạt hai bị cáo
Ngọc và Âu mỗi bị cáo 20 năm tù.
Đồng phạm còn lại về tội tham ô
bị đề nghị mức án 12-14 năm tù.
Bốn bị cáo cựu cán bộ, nhân viên
RFC bị VKS đề nghị mức án 8-12
năm tù về tội vi phạm quy định
về cho vay trong hoạt động của tổ
chức tín dụng.
Theo cáo trạng của VKSND Tối
cao, năm 2011, ông Ngọc lợi dụng
chức vụ, quyền hạn tổng giám đốc
RFC đã bàn bạc, thỏa thuận thống
nhất cho ông Âu sử dụng pháp nhân
Công ty Minh Hằng lập hồ sơ đề
nghị vay vốn tại RFC.
Từ việc nâng khống hạn mức
trồng 780 ha cao su ở tỉnh Đắk Lắk,
trong khi dự án chỉ được trồng 100
ha, ông Ngọc duyệt cho vay số tiền
65 tỉ đồng nhằm sử dụng một phần
vào việc đầu tư trồng cao su, phần
còn lại chiếm đoạt cá nhân.
Ông Âu đã lập và chỉ đạo Nguyễn
Anh Tuấn ký hồ sơ khống sử dụng
tiền vào dự án nhưng không có
chứng từ chứng minh mục đích sử
dụng vốn vay, để RFC giải ngân
với số tiền 58 tỉ đồng. Tuy nhiên,
cựu tổng giám đốc Công ty Minh
Hằng chỉ sử dụng trên 11 tỉ đồng
vào việc đầu tư trồng cao su, còn
lại các bị cáo chiếm đoạt của RFC.
Gây thiệt hại cho RFC
102 tỉ đồng
Cáo trạng xác định các bị cáo đã
gây thiệt hại cho RFC 102 tỉ đồng,
trong đó ba bị cáo nói trên chiếm
đoạt trên 46 tỉ đồng và gần 60 tỉ
đồng tiền lãi phát sinh do hành vi
tham ô gây ra. Ông Ngọc có vai trò
quyết định việc cho vay, ông Âu
chủ mưu, ông Tuấn giúp sức tích
Bị cáo PhanMinhAnhNgọc, cựu tổng giámđốc RFC, tại tòa. Ảnh: CTV
cực trong hành vi tham ô tài sản.
Các bị cáo là cán bộ RFC đã vi
phạm quy định cho vay, tạo điều
kiện cho các ông Ngọc, Âu và Tuấn
chiếm đoạt tiền của RFC. Quá trình
điều tra, cựu tổng giám đốc RFC
khai biết việc lập hồ sơ vay vốn
chỉ là hợp thức hóa cho đủ thủ tục
và bản thân đã được hưởng số tiền
7,3 tỉ đồng.
Liên quan vụ án, bà Nguyễn Thị
Lệ Hằng (phó trưởng phòng kế
toán) đã ký 16 phiếu chi và hai ủy
nhiệm chi với tổng số tiền 58,3 tỉ
đồng khi hồ sơ giải ngân không có
chứng từ chứng minh việc sử dụng
vốn đúng mục đích. Cơ quan tố tụng
xác định hành vi của bà này đã vi
phạm quy định pháp luật, gây thiệt
hại cho RFC.
Trước khi bị xác định có sai phạm
trong vụ án này thì tháng 8-2020,
bà Hằng bị TAND Cấp cao tại
TP.HCM tuyên phạt mức án năm
năm tù về tội vi phạm quy định về
cho vay trong hoạt động của các tổ
chức tín dụng.
Sau khi tòa tuyên án được ba
tháng, bàHằng nhảy lầu tự sát nhưng
không chết. Một thời gian sau, bà
Hằng lại uống thuốc sâu tự tử nhưng
được đưa đi cấp cứu kịp thời. Sau
đó gia đình đưa bà vào bệnh viện
tâm thần khám thì được kết luận bị
trầm cảm nặng, được chỉ định điều
trị nội trú. Tuy nhiên, gia đình xin
điều trị ngoại trú vì sức khỏe yếu.
Theo kết luận pháp y về sức khỏe,
bà Hằng bị tổn thương 66%. Ngày
28-2-2021, TANDTP.HCMcó quyết
định trưng cầu giám định đối với
bà Hằng. Hai tháng sau, Trung tâm
Pháp y tâm thần khu vực TP.HCM
xác định bà Hằng bị trầm cảm trung
bình, hạn chế khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi. Bệnh có thể
diễn biến nặng lên và đối tượng có
hành vi tự sát; việc chấp hành án
phạt tù có thể ảnh hưởng đến tính
mạng. Do đó, cơ quan điều tra
không xem xét trách nhiệm hình
sự với bà Hằng.
Ngoài bà Hằng, các cá nhân nhân
viên phòng tín dụng, phòng kế toán
và thủ quỹ, cơ quan điều tra xác
định không có căn cứ xử lý trách
nhiệm hình sự sau khi đã làm rõ.•
Cáo trạng xác định các
bị cáo đã gây thiệt hại
cho RFC 102 tỉ đồng,
trong đó ông Ngọc có vai
trò quyết định việc cho
vay, ông Âu chủ mưu,
ông Tuấn giúp sức tích
cực trong hành vi tham ô
tài sản.
Bị cáo TrầnQuang Vinh tại tòa. Ảnh: CTV
VKS đề nghị phạt
cựu tổng giám đốc RFC 20 năm tù
Đang chấp hành hình phạt 22 năm tù cho nhiều bản án, cựu tổng giámđốc RFC tiếp tục bị VKS đề nghị
mức án 20 năm tù về tội thamô tài sản.