073-2022 - page 2

2
Thời sự -
ThứBa5-4-2022
ĐỨCMINH
N
gày 4-4, Thủ tướng
Phạm Minh Chính chủ
trì phiên họp Chính
phủ thường kỳ tháng 3-2022
và những trọng tâm chỉ đạo
trong thời gian tới...
Rút ra nhiều
kinh nghiệm quý
Thủ tướng cho biết tình
hình ở Ukraine ảnh hưởng
đến kinh tế - xã hội, chính trị,
quốc phòng, an ninh toàn cầu,
tác động đến thị trường năng
lượng, tài chính và cung - cầu
hàng hóa. Giá nguyên liệu
đầu vào trên thế giới, chi phí
logistics và lạm phát ở nhiều
nước tăng cao...
Trong nước, dịch bệnh có
những diễn biến phức tạp
do các biến chủng mới như
Omicron, giá nguyên liệu và
lạm phát trên thế giới gây áp
lực lớn. Nhiều vấn đề kinh
tế - xã hội tồn đọng, kéo dài.
Tình hình tội phạm kinh tế
diễn biến phức tạp, nhất là
liên quan tới trái phiếu, chứng
khoán, bất động sản...
Trước những diễn biến trên,
bám sát, căn cứ tình hình để
xử lý hiệu quả những vấn đề
phát sinh...
Tập trung giữ vững
ổn định kinh tế vĩ mô
Thủ tướng đánh giá sắp tới
lãnh đạo chủ chốt, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ
đạo quốc gia về phòng chống
dịchCOVID-19, thựchiện, hiệu
quả, đồng bộ Nghị quyết 38
về Chương trình phòng chống
dịch COVID-19 và Nghị quyết
128 về thích ứng, kiểm soát
dịch COVID-19.
Tiếp tục giữ vững ổn định
chính trị, trật tự xã hội, an ninh,
an toàn, an dân để người dân,
doanh nghiệp, nhà đầu tư yên
tâm sinh sống, làm việc, mở
rộng sản xuất, kinh doanh...
Quyết liệt phòng
chống tham nhũng,
tiêu cực
Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ
tướng nêu rõ các bộ trưởng,
trưởng ngành, thủ trưởng cơ
quan ngang bộ cần tập trung
đẩy mạnh giải ngân vốn đầu
tư công, giải ngân vốn ODA.
Tiếp tục rà soát, tháo gỡ các
khó khăn, vướng mắc về thể
chế, cơ chế, chính sách đầu
tư công. Đầu tư công phải dứt
khoát không manh mún, chia
cắt, dàn trải, kéo dài, làm mất
thời gian, tăng thủ tục hành
chính, giảm hiệu quả đầu tư.
Thủ tướng đề nghị các cơ
quan thông tấn, báo chí vào
cuộc tích cực, mạnh mẽ hơn
về nội dung này.
Các bộ, ngành theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn
phải chuẩn bị sẵn sàng kịch
bản ứng phó với những ảnh
hưởng, tác động bởi xung
đột tại Ukraine, báo cáo cấp
có thẩm quyền khi cần thiết.
Hoan nghênh Bộ Công an
vừa qua đã vào cuộc chủ động,
mạnh mẽ, Thủ tướng yêu cầu
các cấp, các ngành cần quyết
liệt hơn nữa trong đấu tranh
phòng chống tham nhũng, tiêu
cực, nhất là trong lĩnh vực phát
hành trái phiếu, chứng khoán,
bất động sản. Đồng thời tăng
cường giámsát, kiểm tra, thanh
tra, ngăn chặn, phát hiện các
vi phạm và vướng mắc về thể
chế, cơ chế, chính sách để sửa
đổi, bổ sung.
Thủ tướng cũng yêu cầu
các bộ, ngành, địa phương
chủ động, tích cực đấu tranh,
phản bác các thông tin xấu
độc, tiêu cực, sai sự thật, tạo
sự đồng thuận xã hội, củng cố
niềm tin của nhân dân.•
Quyết liệt chống tiêu cực trong
chứng khoán, bất động sản
Chính phủ đã triển khai các
nhiệm vụ, giải pháp một cách
tích cực, quyết liệt, linh hoạt,
sáng tạo và hiệu quả, các lĩnh
vực đạt được những chuyển
biến rất tích cực.
Từ việc điều hành, quản
lý trong quý I, chúng ta đã
rút ra được các kinh nghiệm
quý báu: Xây dựng nền kinh
tế độc lập, tự chủ có ý nghĩa
hết sức quan trọng, bảo đảm
nền kinh tế không bị phụ
thuộc, chi phối lớn bởi bên
ngoài. Đồng thời, không để
rơi vào thế bị cô lập, tự cung,
tự cấp mà tích cực hội nhập
sâu rộng, thực chất, hiệu quả,
dựa vào nội lực kết hợp với
ngoại lực (vốn, công nghệ,
quản trị…).
Cùng với đó, phải giữ vững
đoàn kết, thống nhất, tăng
cường kỷ luật, kỷ cương, kiên
định những vấn đề mang tính
nguyên tắc nhưng linh hoạt,
sáng tạo trong chỉ đạo, điều
hành, giải quyết các vấn đề
cụ thể.
Các bộ, ngành, cơ quan, địa
phương, nhất là người đứng
đầu, phải tích cực, chủ động
hơn nữa trong thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
tình hình sẽ tiếp tục có thuận
lợi, khó khăn, cơ hội cũng như
thách thức đan xen nhưng khó
khăn, thách thức nhiều hơn nên
cần tập trung thực hiện giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô
bằng mọi biện pháp; bám sát
tình hình, diễn biến thị trường
trong và ngoài nước, bảo đảm
các cân đối lớn, không để bị
động, bất ngờ.
Ngân hàng Nhà nước, Bộ
Tài chính, Bộ Công Thương,
Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT,
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp cùng các cơ
quan liên quan phải phối hợp
chặt chẽ, đồng bộ để thực hiện
mục tiêu này.
Các bộ, ngành, địa phương
không lơ là, chủ quan, mất
cảnh giác, luôn sẵn sàng, chủ
động, tiếp tục tập trung triển
khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ
đạo, kết luận của trung ương,
Thủ tướng yêu cầu
các bộ, ngành, địa
phương chủ động,
tích cực đấu tranh,
phản bác các thông
tin xấu độc, tiêu
cực, sai sự thật,
củng cố niềm tin
của nhân dân...
Thủ tướng yêu cầu quyết liệt hơn nữa trong đấu tranh phòng chống thamnhũng, tiêu cực, nhất là trong lĩnh vực
phát hành trái phiếu, chứng khoán, bất động sản.
Thông điệp của Thủ tướng được
đưa ra cùng ngày với phiên xử hai
cựu chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa
cùng hàng loạt quan chức liên can tới
vụ án núi Chín Khúc trên địa bàn bị
băm nát, kéo theo thảm họa về môi
trường và cảnh quan, kéo theo sự thiếu cân bằng tự nhiên với hệ
lụy khôn lường.
Thông điệp trên cũng được đưa ra trong bối cảnh cơ quan điều
tra đang làmrõ nhiều sai phạmcủa ông Trịnh VănQuyết, cựu chủ
tịch Tập đoàn FLC (và đangmở rộng điều tra đối với các cá nhân liên
quan), về cáo buộc “thao túng thị trường chứng khoán”.
Trước đó là hàng loạt vụ án nóng khác cũng đã bị khởi tố, điều tra,
làmrúng động dư luận như vụ kit test Việt Á, vụ án nhận hối lộ xảy ra
tại Cục Lãnh sự (BộNgoại giao)…
Trong lời phát biểu trước Chính phủ, cùng những giải pháp kinh tế,
Thủ tướng nhiều lần nhắc đến hai chữ “kỷ cương”, đồng thời nêu bật
phương hướng hành động: Dựa vào nội lực là cơ bản, chiến lược,
lâu dài, quyết định; kết hợp với ngoại lực là quan trọng, đột phá.
Có thể hiểu kỷ cương là rường mối quan trọng làm nên nội lực. Có
kỷ cương mới chiến thắng được nội xâm, từ đó lòng dân mới yên,
đất nước mới mạnh, rồi từ đó mới có vị thế để hội nhập.
Hàng loạt hành vi tiêu cực của nhiều tổ chức, cá nhân bị điều tra,
xử lý thời gian qua không chỉ thuần túy là vi phạmpháp luật, gây
tổn hại trực tiếp về vật chất cho xã hội, mà nguy hại hơn là đang âm
ỉ làm xói mòn lòng tin vào chuẩnmực đạo đức và pháp luật.
Không thể nói những đối tượng vi phạm không hiểu luật và sự
sai trái khi bản thân họ là những nhà quản lý, kinh doanh nhiều
kinh nghiệm. Điều này càng cho thấy tham nhũng, tiêu cực diễn
biến ngày càng phức tạp, tinh vi hơn. Cũng có nhiều dấu hỏi đặt ra
là: Hay nhóm tội phạm này đang có dấu hiệu “lờn thuốc” nên liều
lĩnh biết sai mà vẫn cứ làm?
Rồiđây,vớisựquyếtliệtchốngthamnhũng,tiêucựccủalãnhđạo
Đảng,Nhànướcvàcảhệthốngchínhtrị,nhiềuhànhviđặtlợiíchcánhân
lêntrênlợiíchxãhội,coithườngphápluậtsẽtiếptụcbịphanhphui.
Thế nhưng, một loạt câu hỏi đầy trăn trở đang được dư luận đặt ra:
Làmthế nào để việc chống thamnhũng, tiêu cực không rơi vào cảnh
vạ ai nấy chịu, kẻ nào “khôngmay” thì sa lưới, kẻ nào “trời thương” thì
vẫn nhởn nhơ? Chưa kể pháp luật đang tập trung xử lý các “đại án”,
còn vấn nạn thamnhũng, tiêu cực ở các cấp quản lý, kinh doanh thấp
hơn cần giải quyết ra sao?
Cơ sở luật pháp đã có, quyết tâmtừ cấp lãnh đạo cao nhất của đất
nước đang được thể hiện rõ rệt, điều quan trọng là việc thực thi cần
triệt để; lan tỏa tới mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân cả trong lẫn ngoài
khu vực nhà nước. Bởi mỗi người trong xã hội không chỉ có trách
nhiệmtuân thủ, bảo vệ pháp luậtmà cần gìn giữ, bảo vệ niềmtin vào
đạo lý và lẽ phải!
PHẠMCƯỜNG
Chống thamnhũng, tiêucực:NhìntừthôngđiệpcủaThủtướng
(Tiếp theo trang1)
Thủ tướng PhạmMinh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3. Ảnh: TTXVN
GDP quý I tăng 5,03%, cao hơn tốc độ tăng
năm 2021 (4,72%) và năm 2020 (3,66%), dần
tiệmcậnnăm2019 (6,85%). Chính sách tài khóa,
tiền tệ được phối hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả;
dự trữ ngoại tệ tăng; lãi suất giảm nhưng tín
dụng tăng trưởng; phí và lệ phí giảm nhưng
thu ngân sách tăng.
Các cân đối lớn được bảo đảm (thu đủ chi và
vượt dự toán 33%; xuất đủ nhập và xuất siêu
809 triệu USD; cân đối lớn về điện được bảo
đảm; lương thực, thực phẩmcơ bản ổn định và
có xuất khẩu tăng trưởng khá; thị trường lao
độngphụchồi rất nhanhvàđãcơbảnphụchồi).
Đáng chú ý, doanh nghiệp thành lập mới,
tái gia nhập thị trường quý I đạt kỷ lục 60.000
doanhnghiệp,gấpbalầncùngkỳ,trongđóriêng
tháng 3, số doanh nghiệp thành lập mới tăng
hơn 96% với số vốn đăng ký tăng hơn 127%.
Thương mại, dịch vụ phục hồi tích cực, đặc
biệt sôi động trong tháng 3. Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý
I tăng 4,4% so với cùng kỳ, trong đó tháng 3
tăng 9,4%.
Chuỗi cung ứng hàng hóa trong và ngoài
nước dần phục hồi. Hoạt động du lịch trên
cả nước có dấu hiệu phục hồi tích cực, khách
quốc tế đạt gần 91.000 lượt người, tăng hơn
89% so với cùng kỳ.
Tăng trưởng quý I đạt 5,03%
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook