058 - page 6

6
Pháp Luật TP.HCM
Chủ nhật 9-3-2014
Quoc te
100.000
Ngày 7-3,
65.000người
biểu tình trước
điệnKremlinở
Moscowđể ủng
hộCrimea sáp
nhập vàoNga.
Ảnh: REUTERS
Mỹchưacanthiệp
quânsựvàoUkraine
Nga tố cáo chínhquyềnUkraine
đang lệ thuộc bọndân tộc chủnghĩa
cực đoan.
thống Obama hoan nghênh lập trường thống nhất
của EU và Mỹ về Ukraine. Hai nhà lãnh đạo nhất
trí đề xuất triển khai các quan sát viên quốc tế và
các quan sát viên nhân quyền đến Crimea, đồng
thời ủng hộ cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraine
vào tháng 5 tới.
Cùng ngày, tướng Martin Dempsey, Tổng tham
mưu trưởng liên quân Mỹ, cho biết quân đội Mỹ sẵn
sàng hỗ trợ NATO nếu tình hình bất ổn ở Ukraine
leo thang. Về khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào
Ukraine, tướng Martin Dempsey cho rằng vấn đề
cần phải được thẩm định kỹ càng tùy thuộc tình
hình biến chuyển ở Ukraine.
Trả lời phỏng vấn báo
The Guardian
(Anh) ngày
7-3, Phó Thủ tướngAnh Nick Clegg ghi nhận Crimea
có lịch sử khác biệt với các phần còn lại của Ukraine
và chịu ảnh hưởng rõ nét của Nga. Ông nói bóng
gió rằng Crimea có thể hưởng quy chế đối xử đặc
biệt nếu Tổng thống Putin từ bỏ não trạng KGB
(cơ quan tình báo Liên Xô) ăn sâu từ thời Chiến
tranh lạnh.
l
Lầu Năm Góc cho biết ngày 7-3, trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, ông Ihor Yosypovych Tenyukh, Bộ trưởng
Quốc phòng t m quyền ở Ukraine, đã đề nghị Mỹ trợ giúp quân sự.
l
CNN (Mỹ) đưa tin ngày 7-3, tàu khu trục tên lửa Truxtun của Mỹ đã đi
vào biển Đen c ch Crimea gần 500 km để tập trận với một tàu hải quân
Bulgaria và ba tàu hải quân Romania t ngày 10 đến 12-3. Bộ Quốc phòng
Bulgaria thông b o cuộc tập trận đã được lên kế ho ch trước.
l
Ngày 8-3, Bộ Ngo i giao Nga ra tuyên bố chỉ trích chính quyền
Ukraine t chối cho c c phóng viên Nga nhập cảnh ở sân bay quốc tế
Donetsk (miền đông Ukraine) là th i độ phân biệt đối xử trắng trợn và
đè bẹp tự do b o chí.
LÊ LINH
Đ
ài tiếng nói Nga đưa tin ngày 8-3,
tại cuộc họp báo ở Moscow, Ngoại
trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên
bố cái gọi là chính quyền lâm thời ở
Kiev không phải là chính quyền độc
lập của Ukraine.
Ông nhận định chính quyền mới ở Ukraine đang
lệ thuộc bọn dân tộc chủ nghĩa cực đoan chuyên
tiếm quyền bằng vũ lực. Ông nói Nga sẵn sàng đối
thoại với các đối tác trên tinh thần trung thực, ngang
bằng và không xemNga là một bên trong cuộc xung
đột chính trị hiện nay ở Ukraine.
Ông kêu gọi Tổ chứcAn ninh và hợp tác châu
Âu điều tra tội ác xảy ra trong các cuộc biểu tình ở
Kiev hồi tháng trước, trong đó có nghi án phe đối
lập thuê các tay súng bắn tỉa bắn vào người biểu
tình và cảnh sát. Ông chỉ đích danh thủ phạm là
bọn Right Sector (Cánh hữu), liên minh các nhóm
dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Ukraine.
Hôm 7-3, Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga
(Thượng viện) Valentina Matvienko đã yêu cầu tổ
chức điều tra độc lập vào các biến cố ở Kiev hồi
tháng trước làm khoảng 100 người chết.
Bà cho rằng chính quyền Crimea tổ chức trưng
cầu dân ý về sáp nhập vào Nga vào ngày 16-3 tới
là hợp pháp. Bà so sánh cuộc trưng cầu dân ý này
giống cuộc trưng cầu dân ý về việc Scotland có nên
tách khỏi vương quốc Anh và trở thành quốc gia
độc lập (dự kiến tổ chức vào tháng 9-2014).
Hãng tin Itar Tass (Nga) đưa tin ngày 7-3, Ngoại
trưởng Sergey Lavrov đã điện đàm với Ngoại trưởng
Mỹ John Kerry. Ông cảnh báo Mỹ hấp tấp đưa ra
biện pháp trừng phạt Nga sẽ tác động tiêu cực đến
quan hệ Nga-Mỹ và sẽ gây ra hiệu ứng gậy ông đập
lưng ông cho Mỹ trong tương lai dài hạn.
Ngoại trưởng John Kerry nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của việc tìm ra biện pháp mang tính xây
dựng để giải quyết tình hình khủng hoảng Ukraine
qua đường ngoại giao. Hai ngoại trưởng nhất trí
tiếp tục tham vấn về Ukraine trong những ngày tới.
Nhà Trắng thông báo trong cuộc điện đàm với
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 7-3, Tổng
CRIMEAMUỐN SÁP NHẬPVÀONGA
VìsaoMỹvàEUphảnđối?
Ngày 6-3, Quốc hội nước cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine
đã nhất trí cho phép Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga. Crimea
sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này vào ngày 16-3. Mỹ tuyên
bố cuộc trưng cầu dân ý này vi phạm hiến pháp Ukraine và luật
pháp quốc tế.
EU nhận định cuộc trưng cầu dân ý đi ngược với Điều 73 hiến
pháp Ukraine. Điều 73 quy định chỉ có trưng cầu dân ý trên toàn
quốc (chứ không phải ở địa phương) mới quyết định vấn đề thay
đổi biên giới lãnh thổ Ukraine.
Điều 72 quy định trưng cầu dân ý chỉ được tổ chức sau khi Quốc
hội Ukraine hoặc tổng thốngUkraine tán thành. Hơn nữa, một vấn
đề chỉ được đưa ra trưng cầu dân ý khi thu thập đủ ba triệu chữ ký
trên toàn quốc và tối thiểu 100.000 chữ ký ủng hộ của mỗi vùng
trong ít nhất 2/3 số vùng.
Ông William Pomeranz, Phó Giám đốc Viện Kennan (Mỹ), chia
sẻ với kênh truyền hình NBC Bay Area (Mỹ) rằng chiếu theo hiến
pháp Ukraine, Crimea không thể tổ chức một cuộc trưng cầu dân
ý độc lập mà không tham vấn với chính phủ Ukraine.
Báo
Washington Post
(Mỹ) nhận định việc sáp nhập Crimea vào
Nga sẽ vi phạmThỏa thuận Budapest năm1994. Theo thỏa thuận,
Nga, Mỹ và Anh đã cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ Ukraine,
đổi lại Ukraine chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân (chuyển các đầu
đạn hạt nhân sang Nga).
Hơn nữa, theo báo
Huffington Post
(Mỹ), luật pháp quốc tế
không ghi nhận quyền ly khai của Crimea bởi tính toàn vẹn lãnh
thổ của một quốc gia là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc
tế hiện đại. Trong khi đó, Crimea được quốc tế công nhận là một
phần lãnh thổ của Ukraine.
Nếu xét về luật pháp quốc tế, theo GS Ilya Somin ở ĐH George
Manson (Mỹ), chỉ một ngoại lệ được nhắc đến là quyền tự quyết.
Luật pháp quốc tế ghi nhận quyền tự quyết (về các vấn đề chính
trị, kinh tế, văn hóa-xã hội) của các cộng đồng trongmột quốc gia.
Dù vậy, khái niệm quyền tự quyết chỉ liên quan đến việc tôn trọng
các quyền của các cộng đồng thiểu số chứ không bao gồm quyền
ly khai khỏi một quốc gia.
Một số nhà lý luận chính trị cho rằng hành động ly khai khỏi một
quốc gia sẽ được chấp nhận nếu như nhằmgiải quyết vấn đề một
bộ phận dân chúng bị đối xử tàn ác như nhân quyền bị vi phạm.
Tuy nhiên đến nay, tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng
đối với cộng đồng đa số người Nga ở Crimea chưa xảy ra.
Chuyên gia William Pomeranz nhận định thậm chí đôi khi
các nước còn không công nhận biên giới mới dựa trên quyền tự
quyết, như Tây Ban Nha vẫn không công nhận Kosovo là một
quốc gia độc lập.
DUY KHANG - THẠCH ANH
Phân tich & Bình luận
ngư i biểu tình ở t m thành phố của lãnh thổ Đài Loan
ngày 8-3 để phản đối dự n xây dựng nhà m y điện
h t nhân th tư.
THẠCH ANH
(Theo
Taiwan News
)
MỸ-PHILIPPINES ĐỐI THOẠI SONG PHƯƠNG
Hai bên phản đối đơn phương
thay đổi hiện trạng biển Đông
Trang web của Bộ Ngoại giaoMỹ ngày 7-3 đưa tin
Mỹ và Philippines đã tổ chức Đối thoại chiến lược
song phương lần thứ tư trong hai ngày 6 và 7-3 tại
Washington DC (Mỹ). Tham gia đối thoại về phía
Mỹ có Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel và Trợ lý
Bộ trưởng Quốc phòng Kelly Magsamen, về phía
Philippines có Thứ trưởng Ngoại giao Philippines
EvanP.Garcia vàThứ trưởngQuốc phòngPioF.Batino.
Bộ Ngoại giao ghi nhận đối thoại là một sự kiện
vô cùng hữu ích trong mối quan hệ đối tác Mỹ-
Philippines. Hai bên tiếp tục tham vấn hàng loạt
vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu. Hai bên
đã ra tuyên bố chung gồm:
- Hai bên tái khẳng định cam kết đối với hiệp ước
quốc phòng chung năm1951 giữaMỹ và Philippines.
Mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực hàng hải, ứng
phó thảm họa thiên nhiên, thực thi luật và giải trừ
vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Hai bên tiếp tục thảo luận các biện pháp mở rộng
quan hệ đối tác Mỹ-Philippines theo tinh thần Tuyên
bố Manila vào tháng 11-2011 (tuyên bố tái khẳng
định liên minh quân sự Mỹ-Philippines).
- Về biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc gìn giữ hòa bình và ổn định trong
khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế, ủng hộ tự do
hàng hải và hàng không, nhất trí giải pháp hòa bình
đối với tranh chấp trên biển Đông phù hợp với luật
pháp quốc tế như thông qua trọng tài quốc tế, nhấn
mạnh tuyên bố chủ quyền hàng hải phải phù hợp
với Công ước LHQ về Luật Biển.
Hai bên bày tỏ hy vọng sớm hoàn tất Bộ Quy
tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa ASEAN và
Trung Quốc; phản đối các biện pháp đơn phương
nhằm thay đổi hiện trạng tại biển Đông hoặc gia
tăng căng thẳng trong khu vực, đồng thời kêu gọi
các bên liên quan kiềm chế.
- Rút kinh nghiệm từ thảm họa siêu bão Yolanda
tại Philippines, hai bên cam kết tăng cường hợp tác
và huấn luyện chung trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo
và cứu trợ thiên tai.
- Hai bên sẽ tăng cường quan hệ kinh tế thông
qua thỏa thuận đối tác vì phát triển, hiệp ước
song phương về hợp tác khoa học và công nghệ;
đẩy nhanh hợp tác thương mại và đầu tư trong
bối cảnh hai bên sắp tiến hành cuộc họp về thỏa
thuận hợp tác khung về thương mại và đầu tư vào
cuối tháng 3.
DUY KHANG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook