185-2018 - page 14

14
Phóng sự - Chuyên đề -
ThứBa14-8-2018
NGUYỄNTHỊMINH
L
úc này, Chiến tranh thế giới lần
thứ nhất sắp sửa kết thúc, người
dân Paris di tản xuống phía
Nam đang lục tục trở về, là thời cơ
thuận lợi cho những ai muốn đến
Paris thoát khỏi sự kiểm soát của
nhà cầm quyền. Ông nội tôi là cụ
NguyễnAn Khương, liên can trong
vụ án chính trị của cụ Trần Chánh
Chiếu trong phong trào Đông Du
nên con cháu đều bị cấmxuất dương.
Hòa nhập với giới tinh hoa
của nước Pháp
Ba tôi sang Pháp với mong muốn
tìm hiểu luật lệ của nước Pháp, học
hỏi những điều hay của nền văn
minh Pháp để về giúp đỡ đồng bào
đấu tranh chống luật lệ hà khắc của
bọn cai trị ở thuộc địa.
Ba tôi rất may mắn gặp được
người thầy ở Trường ĐH Sorbonne,
đó là GS Marcel Cachin - một
nhà cách mạng, một nhà tư tưởng
lớn của Pháp. Giáo sư cũng sớm
phát hiện sự thông minh nổi trội
của chàng sinh viên trẻ nên ông
tạo mọi điều kiện để ba tôi phát
huy hết trí tuệ của mình. Giáo
sư đã đưa ba tôi đi hầu hết các
diễn đàn của trí thức Pháp. Nơi
đó mọi tư tưởng, xu hướng chính
trị được trình bày và tranh luận
công khai. Giáo sư còn hướng
dẫn ba tôi đến các thư viện, giới
thiệu các công trình triết học và
khoa học, lập danh mục các tác
phẩm văn học cổ điển và hiện
đại để tìm hiểu, lùng các tạp chí
lý luận, phê bình để đọc… Ba
tôi đã nghiêm túc tiếp thu mọi
sự chỉ dẫn của giáo sư, không
bỏ sót một điều gì để học hỏi,
để chắt lọc những tinh hoa của
kiến thức làm hành trang bước
vào đời.
Tình thầy trò giữa GS Marcel
Cachin và ba tôi đã dần dần chuyển
thành tình thân như thể là cha con
không chỉ riêng cho ba tôi mà còn
cho cả các bác Nguyễn Ái Quốc,
Nguyễn Thế Truyền. Giáo sư đã
chuyển hướng ba chàng thanh
niên yêu nước thành ba nhà cách
mạng, từ khi ông đang là lãnh tụ
của Đảng Cộng sản Pháp đến khi
đại diện cho Đảng Cộng sản Pháp
ở Quốc tế Cộng sản, ông luôn tìm
cách giúp đỡ khi họ gặp khó khăn.
Ngoài thầy Marcel Cachin, ba
tôi còn kết bạn với những nhà
văn, nhà báo Pháp để có thêm sự
giúp đỡ của bạn bè, như nhà báo
Paul Vaillant Couturier, nữ nhà
báo André Viollis, nhà báo Léon
Werth, nhà văn Romain Rolland…
Hoàn tất chương trình học
4 năm chỉ trong 1 năm
Ngoài bạn bè Pháp, những năm
đầu sang Paris, ba tôi còn được sự
thương yêu của đồng bào Việt Nam
đang sinh sống tại Paris. Họ là thủy
thủ, công nhân, là lính bị bắt sang
Pháp rồi ở lại làm việc. Họ sống
trong khu phố lao động ở đường
Cujas gần Trường Sorbonne. Họ
dành mọi sự chăm sóc, che chở
cho cậu sinh viên trẻ hoạt bát, học
giỏi nổi tiếng.
Với quyết tâm học để nâng cao
kiến thức, ba tôi đã học ngày học
đêm, học cho đến khi buồn ngủ
lăn ra đất. Các bác trong khu trọ
phải bế ông lên giường, phải ủ
ấm để ông không bị cảm. Chỉ sau
một năm vào ĐH, ba tôi đã hoàn
tất chương trình của bốn năm. Cứ
ba tháng ba tôi đăng ký thi chương
trình của một năm nên chỉ một
năm đã có tấm bằng cử nhân luật.
Kết quả học tập xuất sắc đã khiến
ngài bộ trưởng và viên chức cao
cấp Bộ Thuộc địa Pháp yêu quý ba
tôi và cấp hộ chiếu để ba tôi tiếp
tục du học.
Tháng 5-1920, ba tôi về Sài Gòn
trình diện với ông nội.
Mua sách quý về nước
khai dân trí
Tháng 7-1920, ba tôi trở sang
Pháp du học với tờ hộ chiếu mới.
Lần này ba tôi mang theo nhiều
tiền với ý đồ mua thật nhiều sách
quý đem về, đồng thời sẽ đi du lịch
một số nước có nền văn minh tiến
bộ, dân chúng có cuộc sống hạnh
phúc để học hỏi.
Sang lần này, mọi thứ đã quen
như trở về nhà, thầy và bạn bè
đều vui mừng, có hai người mong
ba tôi nhất, đó là cụ Phan Châu
Trinh và bác Nguyễn Ái Quốc. Cụ
Phan mong ba tôi sang Pháp để
tiếp tục làm phiên dịch đưa cụ đi
khắp nơi, nhất là đi gặp nhà cầm
quyền, cụ chỉ tin có mình ba tôi
là dịch đúng tâm ý của cụ. Còn
bác Nguyễn Ái Quốc chỉ lo nhà
cầm quyền trong nước không cho
ba tôi sang. Không có ba tôi, bác
Quốc đến quán cơm sinh viên,
đi làm người mẫu, ngồi sửa ảnh,
vào thư viện có một mình, đọc
sách không có người cùng trao
đổi. Ba tôi cũng nhớ bác vì bác
luôn nhắc nhở việc chăm sóc sức
khỏe, học hành điều độ nơi xứ lạ
quê người.
Cũng trong thời gian này, ba tôi
có thêm một người bạn nữa cũng
rất thân như anh em một nhà, đó
là bác Nguyễn Thế Truyền. Bác
Truyền học ở Toulouse, thỉnh
thoảng lên Paris ghé thăm cụ Phan,
bác Truyền đã quen thân với bác
Nguyễn Ái Quốc và ba tôi. Bây giờ
bác Truyền lên Paris để học tiếp ở
ĐH Sorbonne. Tình bạn giữa ba
người thanh niên họ Nguyễn ngày
càng thân thiết, rồi bác Truyền cũng
bỏ học để cùng với ba tôi làm hai
cánh tay đắc lực cho bác Nguyễn
Ái Quốc suốt thời gian Người hoạt
động tại Paris.
Trước khi về nước, ba tôi đi du
lịch các nước và tìm mua sách để
gửi lại bác Truyền, bác sẽ gửi dần
qua đường dây thủy thủ mang về
cho ba tôi. Đường dây thủy thủ
này do cô ruột của ba tôi là bà
Chiêu Nam Lầu tổ chức từ phong
trào Đông Du, bí mật đưa thanh
niên yêu nước sang Nhật du học.
Đường dây này cũng giúp ba tôi
mang về rất nhiều sách quý, kể
cả sách cấm để ba tôi có được tủ
sách đủ loại lớn nhất Đông Dương
lúc bấy giờ. Đường dây này còn
giúp nhiều cho ba tôi đến năm
1927 khi Chiêu Nam Lầu ngưng
hoạt động.
Tháng 10-1922, ba tôi xuống tàu
về nước. •
Với quyết tâm học để
nâng cao kiến thức, ba
tôi đã học ngày học đêm,
học cho đến khi buồn
ngủ lăn ra đất.
CụNguyễnAnNinh
(bìa trái)
cùng người bạn thânNguyễn Thế Truyền
(bìa phải)
tại Pháp
vào năm1927. Ảnh: Gia đình cung cấp
LTS:
Nhân 75 năm ngày
mất (1943-2018) của nhà
hoạt động chính trị-văn
hóa Nguyễn An Ninh, báo
Pháp Luật TP.HCM
xin
giới thiệu bài viết của bà
Nguyễn Thị Minh là con
gái của ông với rất nhiều
tư liệu quý.
Cụ
Nguyễn
An Ninh
qua lời kể
của
con gái
- Bài 1
Sang Pháp học điều hay
Nguyễn AnNinh trốn sang Pháp lần đầu tiên vào giữa năm1918. Vì trốn đi nên lúc ấy
ông không có hộ chiếu, phải nhờ thủy thủ giấu trên boong tàu.
Thừa hưởng lòng yêu nước từ cha
Nguyễn An Ninh sinh ra trong một gia đình Nho
giáo ở Long An. Cha ông là Nguyễn An Khương,
giỏi chữ Hán và quốc ngữ, làm nghề thầy thuốc, dạy
học, dịch sách. Mẹ là Trương Thị Ngự, con một gia
đình giàu có.
Lúc nhỏ, ông sống tại quê ngoại Long An. Đến
năm 10 tuổi, ông theo cha lên ở hẳn tại khách
sạn Chiêu Nam Lầu, nơi cha ông vừa kinh doanh,
vừa làm nơi quy tụ, giúp đỡ những nhà yêu nước
đương thời đến ẩn trú hoặc tìm đường xuất dương.
Được tiếp xúc với những người này và chịu ảnh
hưởng của cha, ông đã được hun đúc “tinh thần yêu
nước” ngay từ thời thơ ấu.
Năm 1910, ông bắt đầu đi học trường dòngTaberd
và sau đó theo học chương trình Brevet Elémentaire
tại Trường Chasseloup Laubat (hiện nay là Trường
Lê Quý Đôn) chủ yếu dành cho con emngười Pháp.
Nơi đây, ông học giỏi nổi tiếng, được trường cấp
học bổng. Ngoài việc theoTây học, ông còn được
cụ Khương dạy Hán văn và chữ quốc ngữ qua các
truyệnTàumà cụ dịch thuật.
Năm 1916, nhờ đậu tốt nghiệp hạng ưu nên ông
được tuyển thẳng ra Hà Nội theo học CĐY Dược, được
miễn chuẩn bằng tú tài. Ông lại bỏ y dược chuyển sang
học luật và cai trị, nghĩ rằng học ngành này mới thấu
hiểu bản chất của chính quyền thực dân để sau này đấu
tranh công khai bằng pháp luật. Nhưng không hài lòng
với chế độ giáo dục, ông bỏ học và tìmđường đi Pháp.
CụNguyễnAnNinh năm1918, thời điểmtrốn sang Pháp.
Ảnh: Gia đình cung cấp
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook