185-2018 - page 9

9
Tiêu điểm
Theo Luật Đường sắt, các tuyến
đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị
có cùng đường đôi, khổ đường 1.435
mm. Từ năm 2008, TP.HCM đề xuất
nâng cấp tuyến đường sắt Thống
Nhất đoạn Trảng Bom-Bình Triệu và
đoạn Bình Triệu-Hòa Hưng, trong đó
đoạn Bình Triệu-Hòa Hưng chuyển
chức năng thành đường sắt đô thị (đi
ngầm hoặc trên cao). Nhưng đến nay
Bộ GTVT vẫn giữ quan điểm đoạn 9,5
km vẫn là đường sắt quốc gia.
Bộ GTVT, để làm đoạn đường sắt
trên cao này thì cần kinh phí hơn 200
triệu USD (khoảng 46.000 tỉ đồng).
Theo các chuyên gia, nếu toàn
đoạn 9,5 km đi trên cao thì đáy của
nó phải cách mặt đường bộ hiện hữu
là 4,75 m. Cạnh đó, để đưa 9,5 km
đường sắt lên cao thì từ đoạn trước
Ga Bình Triệu (khoảng từ sau Ga
Thủ Đức) đã phải vuốt dần lên cao
thì mới triệt tiêu được 14 điểm giao
cắt trong nội đô, còn nếu chỉ vuốt từ
sau Ga Bình Triệu, cầu Bình Lợi thì
cũng chỉ triệt tiêu được 1/2 số điểm
giao cắt trên. Cạnh đó, khi đường
đã lên cao thì nhà ga duy nhất trên
đoạn này là Ga Gò Vấp cũng phải
đưa lên độ cao tương ứng. Như vậy
tổng kinh phí sẽ không nằm ở mức
200 triệu USD.
Cũng theo các chuyên gia, đến nay
tại TP.HCMmới chỉ có tuyến đường
sắt đô thị metro số 1 Bến Thành-Suối
Tiên đang được xây dựng với hơn
11,9 km đi trên cao. Metro đi trên
cao khác hoàn toàn với đường sắt
quốc gia đi trên cao và đến nay tại
Việt Nam chưa có mẫu hình, tiêu
chuẩn kỹ thuật của đường sắt quốc
gia đi trên cao. “Đường tàu metro
làm cho đoàn tàu bốn toa dài khoảng
100 m lưu thông, trong khi đoàn tàu
của đường sắt quốc gia phải chịu tải
của đoàn tàu 12-14 toa, dài 350-400
m. Chỉ một chi tiết kỹ thuật nhỏ như
thế đã thấy phức tạp rồi. Nên không
thể muốn và nói là làm được ngay
đường sắt quốc gia đi trên cao qua
TP.HCM” - các chuyên gia nhận định.
Rộng 10 m, 30 m hay 40 m?
Từ những năm2010, giữaTP.HCM
và Bộ GTVT đã có các cuộc trao đổi
về cắmmốc chỉ giới tuyến đường sắt
quốc gia đoạn qua địa bàn TP (dài
14,54 km, chạy qua năm quận: 3,
Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp,
Thủ Đức - PV). Mốc chỉ giới được
tính từ mép ray ngoài ra mỗi bên 15
m nhằm xác định phạm vi xây dựng
hiện hữu và tương lai, bảo vệ công
trình và hành lang an toàn đường sắt.
Năm 2014, Bộ GTVT vẫn giữ
quan điểm mốc chỉ giới rộng 30 m
để phục vụ cho việc xây dựng tuyến
đường sắt cao tốc quốc gia đoạnTrảng
Bom-Hòa Hưng, trong đó có đoạn
đi cao 9,5 km trên. Tuy nhiên, quan
điểm của TP.HCM khi đó cho rằng
Theo các chuyên gia,
nếu làmđoạn đường
sắt trên cao Bình
Triệu-Hòa Hưng thì
sẽ có hơn 6.000 căn
nhà bị giải tỏa.
LƯUĐỨC -HOÀNG TUYÊN
U
BNDTP.HCMvừa tiếp tục kiến
nghị Bộ GTVT ưu tiên bố trí
vốn đầu tư dự án nâng cao đoạn
đường sắt quốc gia Bình Triệu-Hòa
Hưng (Ga Sài Gòn, quận 3). Nhưng
theo các chuyên gia xây dựng đường
sắt, đô thị, xét trên các tiêu chí kỹ thuật,
quy hoạch thì dự án trên rất khó triển
khai trong thời gian tới.
Chưa có chuẩn kỹ thuật
Hiện đoạn đường sắt được đề xuất
nâng cao dài 9,5 km (trong tổng số
14,4 km đường sắt quốc gia qua
TP.HCM), giao cắt với đường bộ
tại 14 điểm nên thường gây ra ùn
tắc giao thông mỗi khi tàu chạy qua,
nhất là giờ cao điểm. Và đây cũng
là một trong những nguyên nhân
thường xuyên dẫn đến các vụ tai nạn.
Năm 2013, tại Quyết định 568,
Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch phát triển giao thông vận tải
TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn
đến sau năm 2020 nêu rõ: Ga Sài
Gòn vẫn ở vị trí cũ nhưng cải tạo,
nâng cấp tuyến đường sắt Bắc-Nam
đoạn Trảng Bom-Hòa Hưng (Ga Sài
Gòn), riêng đoạn từ Ga Bình Triệu
đến Ga Hòa Hưng sẽ thành đường
sắt trên cao. Tại thời điểm đó, theo
tính toán của các cơ quan tư vấn của
Nếu đưa đường sắt Bình Triệu-HòaHưng lên cao theo quy hoạch thì hành lang
giải tỏa sẽ là 30-40m. Ảnh: LƯUĐỨC
Đường sắt trên cao Bình Triệu-
Hòa Hưng: Nhiều điều chưa rõ!
ranh giới hiện tại của tuyến đường
sắt quốc gia từ Ga Bình Triệu đến
Ga Sài Gòn chỉ rộng dưới 10 m. Nếu
mở rộng lên 30 m thì việc bồi thường
giải tỏa rất khó khăn.
Theo thống kê hồi năm 2010, nếu
giữ mốc chỉ giới rộng 30 m thì sẽ có
hơn 6.000 căn nhà với hàng chục ngàn
hộ dân ở 19 phường thuộc các quận
Thủ Đức (các phường Linh Đông,
Linh Tây và Hiệp Bình Chánh), quận
Bình Thạnh (các phường 11 và 13),
quận Gò Vấp (các phường 1, 3, 4 và
5), quận Phú Nhuận (các phường 4,
5, 8, 9, 10, 11 và 13) và quận 3 (các
phường 9, 11 và 12) bị giải tỏa.
Mới đây, ngày 3-8, tại buổi làm
việc giữa TP.HCM với Bộ GTVT,
các cơ quan tư vấn đưa ra chỉ giới
làm đường sắt cao tốc quốc gia đoạn
TP.HCM-NhaTrang là 30-40m, trong
đó có nhánh đi vào nội đô TP.HCM
theo hướng tuyến Bình Triệu-Hòa
Hưng. “Nếu mở chỉ giới lên 40 m
để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho
tuyến đường sắt cao tốc quốc gia
qua TP.HCM thì không chỉ có hơn
6.000 căn nhà bị ảnh hưởng. Thế nên
kinh phí sẽ còn lớn hơn tính toán ban
đầu!” - các chuyên gia cho biết.•
Dựán sânbayLongThành:Người dânđược
bồi thường thế nào?
TỉnhĐồngNai cho biết công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư tổngmức đầu tư 22.856 tỉ đồng.
Đường sắt trên cao phải
chịu tải của đoàn tàu
12-14 toa, dài 350-400 m.
Chỉ một chi tiết kỹ thuật
nhỏ như thế đã thấy phức
tạp rồi, nên không thể
muốn là làm được ngay
đường sắt trên cao…
Đề xuất giải thể hội đồng quản lý quỹ
bảo trì đường bộ
(PL)- Bộ GTVT đang đề xuất Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định giải thể hội đồng quản lý quỹ bảo trì
đường bộ. Nguyên nhân, từ năm 2017 khi thực hiện quy
định của pháp luật về Luật Phí và lệ phí, Luật Ngân sách
nhà nước, toàn bộ nguồn thu của quỹ bảo trì đường bộ
từ phí sử dụng đường bộ nộp toàn bộ vào ngân sách nhà
nước. Toàn bộ nhu cầu chi cho quỹ này đều do ngân sách
cấp. Việc phân chia 35% phí thu được do Bộ Tài chính
tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp cho
các địa phương.
“Theo cơ chế vận hành mới, Bộ GTVT nhận thấy vai
trò của hội đồng quản lý quỹ bảo trì đường bộ có hạn
chế, không đảm bảo hiệu quả như trước đây” - Bộ GTVT
nêu rõ.
Để thay thế hội đồng quản lý quỹ, Bộ GTVT đề nghị
Thủ tướng Chính phủ giao việc quản lý, sử dụng nguồn
quỹ bảo trì đường bộ cho bộ này trực tiếp quản lý theo
hướng bộ trưởng Bộ GTVT làm chủ tịch quỹ hoặc giao
cho thứ trưởng làm chủ tịch quỹ.
Theo Bộ GTVT, trong trường hợp Thủ tướng Chính
phủ chấp thuận và ban hành quyết định giải thể hội đồng
quản lý quỹ bảo trì đường bộ, Bộ GTVT sẽ điều chỉnh
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản
lý, sử dụng quỹ.
PHÚ PHONG
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái vừa
có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị phê
duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ tái định cư (TĐC) thuộc dự án Cảng hàng
không quốc tế Long Thành.
Dự án thu hồi đất nằm trên địa bàn sáu xã thuộc huyện
Long Thành, Đồng Nai với tổng diện tích 5.000 ha và xây
dựng hai khu TĐC 364,21 ha. Tổng số trường hợp bị thu
hồi đất và bị ảnh hưởng là 4.864 hộ với 15.557 nhân khẩu
và 26 tổ chức sử dụng đất. Kết quả số liệu điều tra, khảo sát
và lấy ý kiến của người dân bị thu hồi đất cho thấy 100% số
hộ đều có nhu cầu nhận đất TĐC.
UBND tỉnh Đồng Nai cho biết khu TĐC Lộc An-Bình
Sơn sẽ được trang bị công trình giao thông, điện, nước,
chiếu sáng, thông tin liên lạc, lát vỉa hè, cây xanh…; có bốn
trường mẫu giáo, hai trường tiểu học, hai trường THCS,
một chợ truyền thống. Còn phân khu III khu TĐC Bình Sơn
ngoài các hệ thống hạ tầng thiết yếu sẽ có một trường mẫu
giáo, một trường tiểu học, một trường THCS.
Theo UBND tỉnh, về chính sách bồi thường đối với nhà,
cây trồng và các tài sản khác được áp dụng theo đơn giá
hiện hành theo Quyết định 08/2018 của tỉnh Đồng Nai (về
bồi thường, hỗ trợ tài sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn tỉnh).
Về bồi thường cây cao su cho Tổng Công ty Cao su
Đồng Nai, trước mắt UBND tỉnh giữ nguyên đơn giá bồi
thường là 600 triệu đồng/ha. Khi triển khai công tác bồi
thường, UBND tỉnh sẽ điều chỉnh và áp dụng đơn giá
mới. Hiện diện tích đất vườn của đơn vị này đã được bồi
thường nhưng chưa giải phóng mặt bằng, đơn vị vẫn tiếp
tục được khai thác và sẽ bàn giao ngay khi chủ đầu tư
yêu cầu.
Đối với xã Suối Trầu, UBND tỉnh cho biết sẽ giải thể.
UBND tỉnh cho rằng việc thu hồi 5.000 ha đất sẽ thực
hiện một lần. Vì vậy, trong thời gian chưa đầu tư xây dựng
các hạng mục công trình của dự án, tỉnh đề xuất cho thuê
đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, làm bãi
tập kết hàng hóa và các loại hình kinh doanh ngắn hạn.
Tỉnh này cho biết thêm công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ TĐC tổng mức đầu tư là 22.856 tỉ đồng. Trong đó thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ TĐC là 17.855 tỉ đồng; xây hai khu TĐC
là 4.189 tỉ đồng, đào tạo nghề 306 tỉ đồng...
VIẾT LONG
Ga Bình Triệu “treo” đến bao giờ?
Muốn nâng cấp, đưa lên cao đoạn 9,5 kmđường sắt quốc gia BìnhTriệu-
Hòa Hưng thì trước hết phải thực hiện dự án mở rộng Ga Bình Triệu hiện
hữu. Theo quy hoạch cách nay 15 năm, khu vực ga này sẽ mở rộng lên gần
47 ha và để thực hiện quy hoạch ga đường sắt Bình Triệu thì cần đến hơn
33.000 tỉ đồng. Đây là số vốn quá “khủng” nên đến nay dự án này vẫn tắc.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook