185-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa14-8-2018
LỆ TRINH
H
ôm nay (14-8), TAND tỉnh
Bình Dương sẽ tuyên án vụ
giết người và cố ý gây thương
tích mà một bị cáo tố điều tra viên
(ĐTV) có dấu hiệu ép cung.
Theo cáo trạng, tối 2-1-2016,
anh Võ Văn Bé cùng ba người
bạn tổ chức uống rượu tại một khu
nhà trọ thuộc thị xã Bến Cát, Bình
Dương. Sau khi nhóm nghỉ nhậu,
một người trong nhóm của anh Bé
đi xe máy tăng ga nẹt pô lớn. Lúc
này Nguyễn Tấn Đạt đang ngồi
uống trà sữa bên đường bực tức
nên kêu Lê Hoài Anh đuổi theo
đến nhà trọ của anh Bé và hai bên
xảy ra xô xát.
Hai người bạn của Đạt đi ngang
nhìn thấy cũng lao vào đánh nhau
bằng tay không. Sau đó Đạt kêu
một người chở đến quán bi da gần
đó để kiếm thêm người, Anh cũng
điều khiển xe máy đi theo.
Võ Hùng Linh (là dượng của
Đạt) đang phụ bán hủ tiếu gõ gần
đó, nghe nói có cháu bị đánh cũng
chạy đến. Linh tông thẳng xe máy
vào người khiến Bé ngã xuống
đường nhựa. Anh cùng hai người
nữa chạy đến dùng chân đá và
giẫm đạp lên người của Bé nhiều
cái. Chỉ khi có người tri hô “công
an tới” thì nhóm người này mới
dừng lại và bỏ chạy.
Anh Bé được người dân đưa đi
cấp cứu nhưng đã tử vong trước khi
đến bệnh viện do đa chấn thương.
Cáo trạng truy tố bị cáo Linh,
Anh và một người khác cùng về tội
giết người. Năm bị cáo khác tham
gia ẩu đả bị truy tố về tội cố ý gây
thương tích. Đạt (chưa đủ 16 tuổi)
và hai người khác CQĐT không
khởi tố bị can.
Trong giai đoạn điều tra, cha
ruột của bị cáo Anh có đơn khiếu
Điều tra viên còng treo tay bị cáo
lên cửa sổ
Từ lời tố cáo, tòa đã hoãn xử để triệu tập điều tra viên đến tòa làm rõ.
Cha bị cáo Anh khiếu nại điều tra viên ép cung conmình. Ảnh: LT
nại một ĐTV thuộc Công an thị
xã Bến Cát đã ép cung con mình.
Cụ thể, ngày 18-1-2017, Anh đến
công an để làm việc. Đến trưa,
không thấy con về nên ông cùng
con rể tìm đến thì thấy Anh đang
bị còng tay treo vào cửa sổ. Trong
phòng còn có hai người trong vụ
án khác chứng kiến.
Sau đó, công an giải quyết đơn,
bác khiếu nại của ông vì cho rằng
không có cơ sở. Theo công an, các
bản khai của Anh đều có sự chứng
kiến của mẹ ruột và bà này đã ký
tên xác nhận trên biên bản đó.
Ngày 11-6, TAND tỉnh Bình
Dương mở phiên tòa xử sơ thẩm
vụ án. Tại tòa, bị cáo Anh và hai
nhân chứng (cùng bị triệu tập đến)
khai báo việc ĐTV còng tay treo lên
cửa sổ. Bị cáo phải nhón chân trong
một thời gian dài, rất mỏi và tê chân
tay. ĐTV đứng bên cạnh và nhiều
lần lặp đi lặp lại câu nói: “Mày cứ
nhận có đánh một cái, một cái thôi
tao sẽ thả mày về…”.
Lúc đầu bị cáo Anh không nhận
tội, càng về sau chân tay tê quá
không chịu nổi buộc phải nhận. Từ
diễn biến trên, HĐXX quyết định
hoãn phiên tòa và triệu tập ĐTVnày.
Ngày 8-8 vừa qua, tòa mở lại
phiên xử, khi HĐXX hỏi thì ĐTV
thừa nhận có còng tay bị cáo Anh
vào cửa sổ. Tiếp đó luật sư bào
chữa cho bị cáo đặt câu hỏi tại sao
các bị cáo khác trong vụ án không
bị còng tay khi lấy lời khai mà chỉ
Anh bị còng tay. ĐTV không trả lời
câu hỏi này. Sau đó đại diện VKS
không hỏi gì về tình tiết này.
Hai nhân chứng được triệu tập đến
lấy lời khai cùng ngày với bị cáo
Anh cũng khai tại tòa nhìn thấy bị
cáoAnh bị còng treo tay lên cửa sổ.
Về biên bản có chữ ký của mẹ
bị cáo Anh, luật sư hỏi mục đích
việc mời mẹ bị cáo đến ký để làm
gì. ĐTV cho biết mời đến để giám
hộ. Luật sư hỏi tiếp, bị cáo Anh
đã đủ tuổi thành niên, tại sao phải
mời người giám hộ. ĐTV cũng
không trả lời.
Trong khi đó, bị cáo Anh kêu
oan, cho rằng mình chỉ chạy xe
từ tiệm bi da tới và nhìn thấy nạn
nhân nằm dưới đất bất động, bị cáo
không đánh ai…
Sau khi kết thúc phần tranh luận,
HĐXX quyết định nghị án kéo dài. •
Ngày 8-8 vừa qua tòa mở
lại phiên xử, khi HĐXX
hỏi thì ĐTV thừa nhận
có còng tay bị cáo Anh
vào cửa sổ.
Theo dự kiến, hôm nay (14-8) TAND TP.HCM sẽ
mở lại phiên xử sơ thẩm vụ đưa và môi giới hối lộ
“logo xe vua”. Trước đó, tháng 4 tòa từng xét xử
nhưng quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì
nhiều tình tiết chưa được làm rõ. 
Vụ án có 9/10 bị cáo bị truy tố về tội đưa hối lộ
liên quan đến hai đường dây của các bị cáo Nguyễn
Văn Thới (sinh năm 1976), Trần Quốc Thái (sinh
năm 1971), Lê Thị Cẩm Vân (sinh năm 1982).
Riêng bị cáo Nguyễn Cảnh Chân (sinh năm 1973,
nguyên cán bộ Đội 1, Phòng CSGT Công an tỉnh
Đồng Nai) bị truy tố, xét xử về tội môi giới hối lộ.
Bị cáo Chân cũng là CSGT duy nhất trong 80 cán
bộ CSGT, thanh tra giao thông (TTGT) có liên quan
trong vụ án bị truy tố đưa ra xét xử. 
Đáng chú ý, VKS truy tố các bị cáo theo khoản 2
Điều 364 BLHS với khung hình phạt từ hai đến bảy
năm tù. Tuy nhiên, theo quyết định đưa ra xét xử lần
này, HĐXX đã thay đổi khung hình phạt nặng hơn
đối với các bị cáo. Cụ thể, Thới và Thái sẽ bị xét xử
theo khoản 4 Điều 364 BLHS với khung hình phạt
từ 12 đến 20 năm tù. Bị cáo Vân sẽ bị xét xử theo
khoản 3 với khung hình phạt từ bảy đến 12 năm
tù. Bị cáo Chân cũng bị tòa chuyển khung phạt từ
khoản 2 Điều 365 tội môi giới hối lộ sang khoản 4
Điều 365 với khung hình phạt từ tám đến 15 năm tù.
10 bị cáo sẽ có năm luật sư bào chữa và HĐXX
cũng đã triệu tập năm người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến phiên xử.
Vụ án này kéo dài là do nhiều lần các cơ quan
tố tụng trả hồ sơ cho CQĐT điều tra bổ sung làm
rõ nhiều vấn đề, trong đó có liên quan đến vấn đề
người nhận hối lộ. Tuy nhiên, CQĐT cho là không
thể làm rõ được để truy tố những người nhận hối lộ
nên chuyển lại hồ sơ cho VKS.
Theo kết quả điều tra bổ sung mới nhất, dù Thới,
Thái giữ nguyên lời khai về việc đưa hối lộ cho CSGT
và TTGT khi phúc cung và đối chất. Nhưng ngoài lời
khai này của hai bị cáo không có tài liệu, chứng cứ nào
khác do đó chưa đủ cơ sở để kết luận những cán bộ
giao thông mà họ khai đã có hành vi nhận hối lộ.
Còn bị cáo Vân và một số người trong đường dây
của mình dù có nhận dạng được một số cán bộ giao
thông và giữ nguyên lời khai đưa hối lộ khi phúc
cung và đối chất nhưng CQĐT cũng cho rằng vẫn
chưa đủ cơ sở kết luận hành vi nhận hối lộ của các
cán bộ giao thông mà họ khai.
Cũng theo CQĐT, VKS, các nội dung yêu cầu
điều tra bổ sung của tòa trước đó đã được tiến hành
đầy đủ, đúng thời hạn luật định. Và kết quả điều tra
bổ sung không làm thay đổi nội dung vụ án nên giữ
nguyên truy tố. Về việc bị cáo Thới tại tòa trước
đó cho rằng bị bức cung, nhục hình nhưng do Thới
không nhận diện được người bức cung cũng như
không có vết thương nên không xem xét.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, bị cáo Thới
đã làm quen với một số cán bộ lực lượng TTGT
và CSGT Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM. Qua
đó, Thới đặt vấn đề sẽ nộp tiền và dán ký hiệu logo
lên các đầu xe quá tải để một số cán bộ TTGT,
CSGT khi làm nhiệm vụ sẽ nhận biết được và
không xử phạt. Trong vụ án này, Thới rủ người thân
của mình là Thái cùng tham gia bán “logo xe vua”.
ÁI MINH
NhiềuCSGTvụ“logo xe vua” vẫnkhôngbị truy tố
Bị cáo Nguyễn Cảnh Chân là CSGT duy nhất trong 80 cán bộ CSGT, thanh tra giao thông có
liên quan trong vụ án, bị truy tố về tội môi giới hối lộ.
9 bị cáo vụ sai phạm ở Ngân hàng NaviBank
kêu oan
(PL)- Ngày 13-8, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã mở lại phiên
phúc thẩm vụ cố ý làm trái xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Nam Việt (NaviBank), nay là Ngân hàng Quốc Dân. 
Trước đó, bị cáo Lê Quang Trí (nguyên tổng giám đốc NaviBank)
và chín bị cáo trong vụ án đều kháng cáo. Trong đó có chín bị cáo
kháng cáo kêu oan, chỉ một bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt là
Nguyễn Ngọc Oanh (nguyên trưởng phòng Quản lý rủi ro NaviBank).
Đáng chú ý, tại phiên phúc thẩm, bị cáo Phạm Thị Thu Hiền (cựu
trưởng phòng Pháp chế NaviBank) kêu oan từ đầu vụ án đến nay
đã có đơn gửi HĐXX xin giảm nhẹ hình phạt, đồng thời có đơn xin
vắng mặt vì đổ bệnh trước phiên phúc thẩm phải nhập viện.
Trước sự vắng mặt của bị cáo Hiền, HĐXX cho rằng không gây trở
ngại cho việc xét xử vì bị cáo cũng có lời khai đầy đủ tại CQĐT cũng
như tại phiên tòa sơ thẩm nên tòa vẫn tiếp tục. Để phục vụ xét xử, tòa
đã yêu cầu trích xuất hai bị án Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn
(cựu cán bộ VietinBank Chi nhánh TP.HCM) đến phiên phúc thẩm.
Theo án sơ thẩm, NaviBank bị mất tiền là do các lãnh đạo, cán
bộ NaviBank gửi tiền vào VietinBank vi phạm các quy định của
pháp luật, tạo điều kiện để Huyền Như chiếm đoạt. Cụ thể, từ
tháng 4-2011, Trí với tư cách tổng giám đốc đã họp thống nhất
chủ trương để các nhân viên NaviBank đứng tên, gửi hơn 1.500
tỉ đồng vào VietinBank Chi nhánh Nhà Bè và TP.HCM. Hội đồng
tín dụng của NaviBank đã ký biên bản đồng ý cấp tín dụng cho 14
nhân viên số tiền hơn 1.500 tỉ đồng để các nhân viên này gửi vào
VietinBank Nhà Bè lấy lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng 2,5%-
8,5%/năm, gần 76 tỉ đồng. 
Sau đó VietinBank Nhà Bè quyết toán cho NaviBank hơn 1.000 tỉ
đồng, còn 500 tỉ đồng chưa đến hạn quyết toán được gửi vào VietinBank
TP.HCM bằng 18 hợp đồng. Ngày 7-9-2011, Huyền Như đã tất toán 12
hợp đồng với tổng số tiền 300 tỉ đồng. Số tiền 200 tỉ đồng còn lại, qua
điều tra cho thấy Huyền Như đã chiếm đoạt. 
Giữa tháng 3-2018, TAND TP.HCM đã xử sơ thẩm, tuyên phạt
Lê Quang Trí 13 năm tù, chín bị cáo còn lại 7-12 năm tù...
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook