186-2018 - page 18

14
Hồ sơ - Phóng sự -
Thứ Tư15-8-2018
Một lần dự định sang Pháp nhưng không thành
Giữa năm 1932, báo Sài Gòn đưa tin Nguyễn Ái Quốc qua đời trong
nhà tù Hong Kong, những người bạn cộng sản của cha tôi cũng xác nhận
có thông báo trong nội bộ như vậy. Cha tôi mất ăn mất ngủ nhưng vẫn
chưa tin, cha tôi tìmmọi cách ra miền Bắc, bảomá tôi chuẩn bị tiền và xe
hơi sẵn nhưng đi không thoát. Hàng chục công điện của chỉ huy trưởng
cảnh sát và thông tri mật của chánh mật thám Nam Kỳ gửi khắp nơi yêu
cầu ngăn chặn chuyến đi của Nguyễn An Ninh. Phải sang năm 1933, khi
phái đoàn dự Hội nghị Chống chiến tranh thế giới ghé thăm Sài Gòn,
ông Paul Vaillant Couturier gặp cha tôi và báo cho biết Nguyễn Ái Quốc
còn sống, ông đã gặp bác Quốc tại nhà bà Tống Khánh Linh và đã thu
xếp cho Nguyễn Ái Quốc trở sang Nga.
Cha tôi tìmmọi cách liên lạc với NguyễnThếTruyền, đề nghị bácTruyền
thu xếp gia đình rồi trở sang Paris nối lại liên lạc với Nguyễn Ái Quốc.
Đầu năm 1934, bác Truyền sang Pháp, xin phép lập tổ chức “Liên đoàn
toàn dân các thuộc địa”, tập hợp các nhà cách mạng đang hoạt động tại
Pháp và chờ đợi thời cơ như đã hẹn với cha tôi.
Giữa năm 1935, khi Đảng Cộng sản Pháp chủ trương liên minh với
Đảng Xã hội và Đảng Xã hội cấp tiến để lập Mặt trận Bình Dân giành ưu
thế trong tổng tuyển cử. Cha tôi báo cho bác Truyền là thời cơ đã đến,
hãy nhờ Đảng Cộng sản Pháp giúp đưa Nguyễn Ái Quốc trở lại Paris, cha
tôi sẽ sang Paris cùng Nguyễn Thế Truyền đưa Nguyễn Ái Quốc về Sài
Gòn. Cha tôi còn bảomá tôi chuẩn bị chomột số tiền lớn để cha tôi sang
Pháp gấp. Cha tôi bảo: Đây là cơ hội ngàn năm có một, lịch sử không lặp
lại lần thứ hai, chỉ cần Mặt trận Bình Dân thắng tổng tuyển cử và chỉ cần
Đảng Cộng sản Pháp giành một ghế phó thủ tướng, một ghế bộ trưởng
Bộ Thuộc địa thì cơ hội giải phóng cho các dân tộc thuộc địa rất lớn.
Mặt trận Bình Dân Pháp thắng to trong tổng tuyển cử và đứng ra lập
chính phủ. Điều bất ngờ là Đảng Cộng sản Pháp lại từ chối tham gia lập
chính phủ, cũng có nghĩa không có việc đưa Nguyễn Ái Quốc trở lại Paris.
Cha tôi giải thích cho má tôi: Tổng bí thư Đảng Cộng sản Pháp giai đoạn
này có quan điểm khác với một số lãnh đạo trước đây, ông ta không tán
thành quyền tự quyết cho các dân tộc mà đặt quyền lợi nước Pháp lên
trên hết. Thời cơ đã vuột khỏi tầm tay, cha tôi buồn lắm và nói với má
tôi: “Lịch sử sẽ không có lần thứ hai, nhiệm vụ của tôi trên chính trường
đến đây cũng chấm dứt”.
Cũng từ đây cha tôi không bao giờ nhắc đến chuyện sang Pháp cho
đến ngày ông hy sinh trong nhà tù Côn Đảo năm 1943.
NGUYỄNTHỊMINH
C
uối năm 1924, bác Truyền gửi
thư cho cha tôi báo tin đang lo
thủ tục xin cho cụ Phan Châu
Trinh về nước vì bệnh của cụ trở
nặng. Cụ bị ho lao giai đoạn cuối,
thường ho ra máu, không ăn gì
được, chỉ uống nước súp và sữa.
Cụ muốn được nhắm mắt tại quê
nhà. Cụ Phan cũng viết thư cho ông
nội tôi nhờ cho cha tôi (NguyễnAn
Ninh) sang đón cụ về.
Chia việc để chăm lo
cụ Phan chu đáo nhất
Ông nội tôi lo lắm, vội chuẩn bị
cho cha tôi sang Pháp gấp. Cái khó
không phải là tiền bạc, mà khó là
làm sao đưa cụ về an toàn. Suốt một
tháng lênh đênh trên biển, sức cụ
có chịu nổi không? Thời đó, nếu
có rủi ro xảy ra thì đành phải vứt
xác người chết xuống biển.
Cha tôi liền mời hai vị mạnh
thường quân lên HócMôn cùng ông
nội tôi bàn bạc. Đó là ông Khánh
Ký, chủ hiệu ảnh, là bạn của cụ
Phan từ những năm bên Pháp và
ông Huỳnh Đình Điển, chủ khách
sạn Bá Huê Lầu, là một nhà tư sản
yêu nước, là người của tổ chức
Thanh niên cao vọng (do Nguyễn
An Ninh sáng lập). Ông thương
cha tôi như em. Cả hai ông, khi
cụ Phan qua đời ở Sài Gòn, đều là
thành viên trong ban tổ chức tang
lễ cùng với Trần Huy Liệu. Chính
ba vị này là những người đã đóng
góp công sức, tiền bạc, lo chu đáo
đám tang cho cụ Phan, không phải
như báo chí thời đó đưa tin là do
nhóm Lập hiến của Bùi Quang
Chiêu lo liệu.
Sau khi bàn bạc, mọi người đã
nhất trí như sau: Ông Khánh Ký và
ông Huỳnh Đình Điển lo mọi chi
phí đưa cụ Phan về nước và chi phí
đi lại của cụ sau khi về Sài Gòn.
Gia đình tôi lo chi phí thuốc men,
ăn uống, chăm sóc cho cụ trong
chuyến sang đón và sau khi về Sài
Gòn. Mọi hoạt động của cụ đều do
cha tôi sắp đặt. Khi cụ khỏe đưa
Hộ chiếu củaNguyễn
AnNinh năm1925, lúc
ông sang Pháp đón
cụ Phan Châu Trinh về
nước. Ảnh: Gia đình
cung cấp
CụNguyễnAnNinh
trên báo Pháp. Ảnh:
Gia đình cung cấp
Cụ Nguyễn An Ninh qua lời kể của con gái - Bài 2
Sang Pháp đón cụ
Phan Châu Trinh
về nước
xuống khách sạn Bá Huê Lầu, khi
mệt sẽ đưa về Hóc Môn. Bá Huê
Lầu sẽ là nơi lo hậu sự cho cụ.
Ho lao ngày đó là bệnh nan y
không có thuốc chữa, chỉ có bồi bổ
sức khỏe để kéo dài sự sống. Ông
nội tôi và ông chú Nguyễn An Cư,
là lương y nổi tiếng đất Sài Gòn, lo
làm thuốc bổ thành viên thuốc tễ
mềm để cụ có thể nhai được. Cha
tôi thì lo mua dụng cụ y tế, thuốc
trợ tim, thuốc cầmmáu để tiêm cho
cụ. Má tôi chuẩn bị tiền để khi sang
Pháp, cha tôi cùng bạn bè mua sắm
mọi thứ cần thiết cho cụ.
Chuyến đi nhiều gian nan
và lo âu
Mọi việc chuẩn bị xong, tháng
1-1925, cha tôi xuống tàu với trọng
trách nhiều âu lo. Từ sau khi ông
Trường về, ngôi nhà số 6 Villa des
Gobelins không còn, cụ Phan thuê
nhà trọ sốngmột
mình. Thấy cha
tôi sang cụ Phan
mừng lắm, cụ
mong cha tôi
từng ngày, cụ
chỉ còn da bọc
xương xanh xao.
Để giữ sức khỏe
cho cụ, cha tôi
phải cắt bỏ một
chương trình dài lê thê của cụ từ
giã bạn bè, cùng bác Truyền bàn
việc bồi bổ cho cụ trong ba tháng
để cụ có sức chịu đựng suốt một
tháng trên tàu. Trong ba tháng đó
bạn bè tranh thủ đến thăm hỏi cụ,
còn cha tôi thì lo làm một số việc
cùng bác Truyền. Giai đoạn này
bác Truyền đang gặp khó khăn vì
bị gia đình cắt trợ cấp, thân phụ
bác là quan to nên không đồng
tình việc làm của bác tại Paris khi
bác tổ chức mít tinh đòi ân xá cụ
Phan Bội Châu.
Sang Pháp lần này, cha tôi còn
có ý định in quyển
Nước Pháp ở
Đông Dương
, cha tôi đã viết xong
nhưng không thể in tại Sài Gòn.
Quyển sách phát hành được bạn
bè Pháp và Việt Nam hoan nghênh.
Sẵn tiền, cha tôi bàn với bác Truyền
sẽ tiếp tục tập hợp bài của Nguyễn
Ái Quốc in thành sách nhằm lên án
chế độ cai trị của thực dân Pháp để
bạn bè các nước biết.
Tình hình ban chấp hành Hội Liên
hiệp thuộc địa mất đoàn kết nên
hội không có tiền để ra báo hằng
tháng. Bài vở cũng không ai viết,
thiếu tiền, thiếu bài, tờ
Le Paria
khó duy trì. Cha tôi hứa về nước
sẽ gửi tiền sang cho bác Truyền,
cố gắng được đến đâu hay đến đó,
khi nào quá sức thì mới buông, rồi
tìm cách ra tờ báo
tiếngViệt. Cha tôi
nói đó là nguyện
vọng của đồng
bào mình, đồng
bào sẽ ủng hộ.
Trước khi về,
cha tôi đến từ giã
các nhà lãnh đạo
Đảng Cộng sản
Pháp nhờ giúp
đỡ duy trì liên lạc với Nguyễn Ái
Quốc, từ giã bạn bè Pháp nhờ ủng
hộ cuộc đấu tranh của nhân dân
Việt Nam.
Cuối tháng 5-1925, cha tôi cùng
cụ Phan xuống tàu về nước. Khác
với những lần trước, lần trở về
này của cha tôi với bao nỗi âu lo
cho sức khỏe của cụ Phan, lo cho
bác Truyền nặng gánh công việc
và gia đình.•
Ông nội tôi lo lắm, vội
chuẩn bị cho cha tôi
sang Pháp gấp. Cái khó
không phải là tiền bạc,
mà khó là làm sao đưa
cụ về an toàn.
"Ho lao ngày đó là bệnh nan y không có thuốc chữa,
chỉ có bồi bổ sức khỏe để kéo dài sự sống.Thấy cha tôi sang,
cụ Phanmừng lắm, cụmong cha tôi từng ngày, cụ chỉ còn
da bọc xương xanh xao."
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20
Powered by FlippingBook