186-2018 - page 9

9
Họ đã nói
ĐÀOTRANG
U
BND quận 1, TP.HCM
đã có văn bản kiến nghị
yêu cầu ngầm hóa các
trạm biến áp, tủ điện hạ thế
và tủ điện phân phối trên
vỉa hè. Trong khi đó Tổng
Công ty Điện lực TP.HCM
(EVNHCMC) cho rằng chưa
thể ngầm hóa được.
Ngầm hóa thuận lợi
cho dân
Trong văn bản kiến nghị
ngầm hóa các trạm biến áp,
tủ điện hạ thế và tủ điện phân
phối trên vỉa hè, quận 1 cho
rằng trong thời gian qua các
tuyến đường trung tâm quận
đã cơ bản được ngầm hóa lưới
điện và cáp viễn thông. Tuy
nhiên, hiện nay trên các tuyến
đường tồn tại rất nhiều trạm
biến áp, tủ điện hạ thế, tủ điện
phân phối có kích thước lớn
trên vỉa hè gây cản trở người
đi bộ và mất mỹ quan đô thị.
Cụ thể là các tuyến đường như
Hai Bà Trưng, Nguyễn Du, Lê
Duẩn, Lê Thánh Tôn, Lý Tự
Trọng, Đồng Khởi…
Mặt khác, những tủ điện lớn
được bố trí cạnh các trường học
tạo khu vực khuất cho người
dân đổ rác thải và phóng uế.
Đồng thời có thể gây nguy
hiểm cho học sinh và phụ
huynh nếu xảy ra sự cố điện.
Để đảm bảo mỹ quan đô thị
tại khu vực trung tâmTP, đảm
bảo vệ sinh môi trường và tạo
lối đi thông thoáng cho người
dân, đặc biệt là tạo thông thoáng
cho người khiếm thị, người
khuyết tật, quận 1 kiến nghị
TP chỉ đạo Ban chỉ đạo ngầm
hóa TP, EVNHCMC nghiên
cứu và có lộ trình ngầm hóa
toàn bộ trạm biến áp, tủ điện
hạ thế, tủ điện phân phối trên
vỉa hè. Trong đó ưu tiên ngầm
hóa các trạm biến áp, tủ điện
hạ thế, tủ điện phân phối trước
cổng các trường học trên địa
bàn quận 1.
Theo ghi nhận sáng 14-8,
hầu hết các tuyến đường trên
địa bàn quận 1 đã được ngầm
hóa hệ thống dây điện. Các
tủ điện hạ thế, trạm biến áp
được xây cao hơn mặt đường
để tránh nước, còn các tủ điện
phân phối được bố trí sát tường
nhà dân để không ảnh hưởng
đến người đi bộ.
“Bây giờ, đến mùa mưa bão
không phải lo cột đèn, dây
Các tiêu chuẩn kỹ thuật của tủ điện, trạmđiện đòi hỏi phải được vận
hành trong điều kiện khô ráo, không ẩmướt, có cửa đối lưu không khí
để chống ẩm…
Vì sao chưa thể ngầm
hóa tủ điện vỉa hè?
Vẫn còn tình trạng xả rác, phóng uế quanh các trụ điện. Ảnh: ĐÀOTRANG
Các quy định của
Nhà nước, Bộ Công
Thương, ngành điện
chỉ mới áp dụng
ngầm cho cáp điện
và viễn thông chứ
chưa quy định ngầm
hóa đối với các thiết
bị điện khác…
Tủ điện phải tuyệt đối an toàn
Đối với các tủ điện phân phối trên vỉa hè, theo thông số kỹ
thuật mà ngành GTVT cung cấp và yêu cầu, các tủ phân phối
điện được lắp đặt phải có phần đế cao hơn 0,5 m so với mặt
đường. Phần thiết bị điện nằm phía trên, tính từ mặt đường
đến đầu tủ sẽ cao hơn 1m. Bên trong tủ, các thiết bị điện được
đặt cao, có cầu dao đóng cắt trong trường hợp nước xâmphạm
tủ điện để tự động ngắt điện.
Để đảm bảo an toàn cho người dân, đối với những khu vực
ngập nặng, EVNHCMC yêu cầu các đội vận hành phải cử công
nhân ra ứng trực, theo dõi. Nếumực nước ngập đe dọa tủ điện,
nhân viên sẽ báo về đội để cắt điện trên hệ thống lưới điện,
kiên quyết không để xảy ra tai nạn do điện.
TổngCông tyĐiện lựcTP.HCM
sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải
pháp nhằm đề xuất từng bước
ngầmhóa các thiết bị này trong
tương lai và sẽ có báo cáo kết
quả vềUBNDTP.HCMđể chỉ đạo
thực hiện.
Ông
PHẠM QUỐC BẢO
,
Phó Tổng Giám đốc
Tổng Công ty Điện lực TP.HCM
điện đổ vô nhà. Toàn bộ lưới
điện đều nằm dưới đất nên
rất an toàn. Chỉ mong sao TP
mình sớm ngầm hóa toàn bộ
lưới điện khắp TP cho sinh
hoạt người dân được thuận
lợi” - ông Nguyễn Văn Tài,
một người dân ngụ phường
Bến Nghé, nói.
Chỉ vào các tủ điện, ông Tài
nói tiếp: “Giá như có thể ngầm
hóa được các tủ điện này thì
càng tốt. Nhưng xem ra việc
này khó vì nhiều tuyến đường
thường xuyên ngập nước…”.
Nói về tình trạng rác thải,
phóng uế quanh các tủ điện,
ông Nguyễn Văn Lợi (ngụ
phường Tân Định) đề nghị
chính quyền địa phương cần
tuyên truyền, vận động người
dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ
sinh nơi công cộng vàmạnh tay
xử lý các trường hợp vi phạm.
Đòi hỏi điều kiện
khô ráo
Trao đổi với PV
Pháp Luật
TP.HCM
, ôngPhạmQuốcBảo,
PhóTổngGiámđốcEVNHCMC,
cho biết việc ngầm hóa lưới
điện và cáp viễn thông là chủ
trương lâu dài của Thành ủy,
UBND TP nhằm tăng độ tin
cậy của lưới điện và đảm bảo
mỹ quan đô thị.
Sau một thời gian thí điểm,
đến năm 2011, EVNHCMC
đã triển khai xây dựng đề án
“Ngầmhóa lưới điệnTP.HCM
để nâng cao năng lực, độ tin cậy
và an toàn cung cấp điện, kết
hợp với ngầm hóa dây thông
tin trên trụ điện giai đoạn đến
năm 2020” và đề án đã được
UBND TP thông qua.
Cũng theo ông Bảo, trên
cơ sở nhiệm vụ được UBND
TP giao theo đề án ngầm hóa
được duyệt, EVNHCMC đã
triển khai các dự án ngầm hóa
lưới điện kết hợp dây thông tin
trên địa bàn TP phù hợp với
quy hoạch được duyệt; tuân
thủ các quy định về tiêu chuẩn
thiết kế, tiêu chuẩn vật tư thiết
bị, các quy định về quản lý đô
thị, hạ tầng giao thông và các
quy định của ngành điện.
“Tuy nhiên, các thiết bị điện
đang bố trí lắp đặt trên vỉa hè
như trạm biến áp, tủ RMU, tủ
phân phối điện hạ thế chưa thể
ngầm hóa được do đặc thù khí
hậu Việt Nam ẩm ướt. Tình
trạng ngập nước của TP cũng
chưa được giải quyết triệt để.
Cạnh đó, tiêu chuẩn kỹ thuật
của các tủ điện, trạm điện đòi
hỏi phải được vận hành trong
điều kiện khô ráo, không ẩm
ướt. Các tủ điện phải có cửa
đối lưu không khí để chống
ẩm, tránh hiện tượng phóng
điện cục bộ” - ông Bảo chia sẻ.
Giải thích thêm, ông Bảo
cho biết theo tiêu chuẩn, quy
định của các thiết bị điện hiện
nay, Nhà nước không bắt buộc
phải ngầm hóa và công nghệ
chế tạo hiện tại cũng chưa đủ
điều kiện để vận hành khi bị
ngập nước hoàn toàn. “Các quy
định của Nhà nước, Bộ Công
Thương, ngành điện chỉ mới
áp dụng ngầm cho cáp điện và
viễn thông chứ chưa quy định
ngầm hóa đối với các thiết bị
điện khác” - ông Bảo nói.•
Bình Chánh: Sớm xóa cảnh
cầu chờ đường, đường chờ cầu
(PL)- Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản báo cáo
UBND TP, gửi Thường trực Huyện ủy và UBND
huyện Bình Chánh về đẩy nhanh tiến độ thực hiện
các dự án giao thông trên địa bàn huyện này.
Theo Sở GTVT TP, sau khi báo
Pháp Luật
TP.HCM
ngày 16-7 đăng bài
“Bình Chánh: Trớ trêu
đường chờ cầu, cầu chờ đường”
, Sở đã đi kiểm tra
thực tế hiện trạng này. Sở nhận thấy việc có hàng
loạt công trình chậm tiến độ dẫn đến cảnh “cầu chờ
đường, đường chờ cầu” gây bức xúc, ảnh hưởng đến
đi lại của người dân là do công tác bồi thường, hỗ
trợ, giải phóng mặt bằng chậm trễ.
Điển hình như dự án nâng cấp, mở rộng đường
Trương Văn Đa (xã Bình Lợi), việc hỗ trợ di dời vật
kiến trúc cho dân bị tắc. Đến nay mới chỉ vận động
được 44 hộ dân dọc tuyến, còn khoảng 30 hộ chưa
thuận bàn giao mặt bằng vì huyện chưa có phương
án hỗ trợ.
Du khách khốn khổ khi tới Hạ Long
vì tin công ty môi giới
(PL)- Chiều 13-8, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn
clip ghi lại cảnh tranh cãi giữa một đoàn khách du
lịch với nhân viên khách sạn Royal Lotus Hạ Long
Resort & Villas (Bán đảo 2, đường Hùng Thắng, TP
Hạ Long, Quảng Ninh). Được biết đây là đoàn khách
từ Hà Nội đến Hạ Long du lịch. Khi nhận phòng
khách sạn, thấy dịch vụ khác xa với quảng cáo trước
đó nên đoàn khách bức xúc.
Chị Nguyễn Thị Linh, thành viên trong đoàn, cho
biết đầu tháng 8, nhóm chị gồm 30 người dự kiến nghỉ
hai ngày hai đêm tại Hạ Long. Sau khi gửi tin tìm
phòng nghỉ lên mạng, một người tên Ngân giới thiệu là
nhân viên một công ty lữ hành ở Hà Nội có liên kết với
các khách sạn ở Hạ Long. Người này giới thiệu khách
sạn Royal Lotus Hạ Long Resort & Villas có chất
lượng bốn sao, phòng đầy đủ tiện nghi. Đoàn của chị
Linh đã đồng ý thuê ba căn, đồng thời chuyển khoản
thanh toán 42 triệu đồng cho chị Ngân.
Ngày 13-8, đoàn khách đến nhận phòng thì thấy điều
kiện ăn ở, vệ sinh không đúng như quảng cáo. Đoàn
khách yêu cầu hủy phòng thì nhân viên khách sạn chỉ
trả lại một nửa số tiền đã thanh toán.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
chiều 14-8, ông
Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Royal Lotus Hạ Long
Resort & Villas, cho biết phía đơn vị lữ hành quảng cáo
sai sự thật phải hoàn trả toàn bộ 42 triệu đồng cho đoàn
du khách. Phía khách sạn không có lỗi trong việc này.
Chúng tôi đã liên hệ với chị Ngân để tìm hiểu thêm
thông tin nhưng người này không nghe máy. Còn đại
diện Sở Du lịch Quảng Ninh cho hay sẽ kiểm tra, xử lý
vụ việc.
CÙ HIỀN
Hiện việc đi lại qua các cầu ở Bình Chánh vẫn còn khó khăn.
Ảnh: L.ĐỨC
Ngày 14-8, ông Trần Vũ Hữu Duy, Phó Giám đốc
Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Bình
Chánh, cho biết huyện vừa làm việc với Hội đồng
thẩm định bồi thường TP để hoàn thiện phương án
cũng như mức hỗ trợ di dời vật kiến trúc. “Sau khi
dân bàn giao mặt bằng, công trình này sẽ hoàn thành
ngay trong năm 2018” - ông Duy nói.
Ông Duy cho biết thêm: Từ nay đến cuối năm
2018, huyện sẽ tháo gỡ vướng mắc trong bồi
thường, hỗ trợ giải tỏa, đồng thời đẩy nhanh tiến độ
thi công các công trình giao thông mà bài báo đề cập
để sớm có cầu thông, đường rộng. 
Nguồn tin từ Sở GTVT TP cho biết Sở cũng đang
có chương trình theo sát tiến độ các công trình giao
thông trên địa bàn các huyện, xã vùng sâu, vùng xa
để góp phần sớm xóa cự ly về giao thông, khoảng
cách về đời sống ở các vùng này so với vùng nội đô.
LƯU ĐỨC - HOÀNG TUYÊN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook