199-2018 - page 14

14
MINHQUANG
T
rong ngày 29-8, ngày thi
đấu thứ 10 củaAsiad 18,
đoàn thể thao Việt Nam
không có nhiều VĐV tranh
tài nên mọi sự tập trung dồn
vào “mỏ vàng” pencak silat.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã
dự đoán, ngoài hai HCV đối
kháng đoạt được sau các chiến
thắng Malaysia, ba trận còn
lại, không võ sĩ nào của Việt
Nam đánh bại được đối thủ
chủ nhà. Với sáu nội dung
đấu chung kết, Indonesia bỏ
túi thêm sáu HCV, củng cố
vững chắc ngôi vị thứ tư.
Ở buổi thi đấu sáng, các võ
sĩ Việt Nam tranh tài ba nội
dung biểu diễn quyền. Tuy
nhiên, chỉ có bộ ba Vương
Thị Bình Huyền - Nguyễn
Thị Thu Hà - Nguyễn Thị
Huyền vượt qua Thái Lan
đoạt ngôi á quân, trong khi
Pencaksilatđoạt2HCV,
Việt Nam vào tốp 13
Hai lần thành công trong támnội dung đấu chung kết, các võ sĩ pencak
silat xuất sắc đưa thể thao Việt Namđổi ngôi khi Asiad dần khép lại.
Thể thao -
ThứNăm30-8-2018
chức vô địch đồng đội nữ
dễ dàng về tay các võ sĩ
chủ nhà.
Tin vui đến với đoàn Việt
Nam trong buổi thi đấu
chiều. Hai võ sĩ Nguyễn
Văn Trí và Trần Đình Nam
lần lượt đoạt thêm hai chiếc
HCV, đưa Việt Nam tăng
bảy bậc trên bảng tổng sắp
huy chương, lọt vào tốp 13.
Cũng cần biết là hai HCV
của các võ sĩ Việt Nam đều
rơi vào hai trận chung kết
không có bóng dáng chủ nhà
Indonesia.
Trận chung kết hạng cân
nặng 90-95 kg, Nguyễn
Văn Trí phải tăng cân để
đối đầu Yaacob Khaizul
(Malaysia). Trong lịch sử,
võ sĩ Việt Nam từng vô địch
SEA Games, á quân châu
Á, hạng ba thế giới nhưng
ở hạng cân sở trường 85-90
kg. Thế nên khi tăng thêm 5
kg, Trí không được kỳ vọng
vô địch. Và anh đã biến
những khó khăn thành ưu
thế của mình trong một trận
đối kháng giàu kịch tính.
Khai màn, Trí khởi động
trận đấu chậm chạp, bị đối
thủ thắng thế hai hiệp đầu.
Vào hiệp quyết định, anh
khôn khéo né đòn rồi phản
công ngược dòng mạnh mẽ,
đánh bại Khaizul cách biệt
5-0, đoạt chiếc HCV thứ ba
về cho đoàn Việt Nam.
Tiếp nối thành công của
đồng đội, nhà vô địch thế
giới 2016, vô địch châu Á
2017 Trần Đình Nam thi đấu
xuất thần, hạ gục Khalid
Mihd Fauzi (đương kim vô
địch SEA Games, cũng của
Malaysia) với tỉ số cách biệt
5-0, giành chiếc HCV thứ
hai trong ngày.
Ba trận chung kết còn lại,
các võ sĩ Trần Thị Thêm
(50-55 kg), Nguyễn Thị Cẩm
Nhi (60-65 kg), Nguyễn Thái
Linh (55-60 kg) lần lượt thất
bại trước các võ sĩ chủ nhà
Indonesia và nhận HCB.
Trong các cuộc so tài này,
chỉ có Nguyễn Thái Linh thi
đấu ngang ngửa với Hanifan
của Indonesia nhưng chung
cuộc anh chỉ được hai trong
tổng số năm trọng tài cho
điểm, chấp nhận thất bại
2-3 thật đáng tiếc.
Sau ngày thi đấu thứ 10,
với 2 HCV, 4 HCB của
pencak silat, đoàn thể thao
Việt Nam đoạt 4 HCV, 15
HCB, 13 HCĐ, nhảy từ vị
trí 20 lên xếp hạng 13 trên
bảng tổng sắp huy chương.•
Hai võ sĩ NguyễnVănTrí
(trái)
, TrầnĐìnhNamănmừnghai chiếcHCVgiúp thể thaoViệt Namvươn lênhạng13 tổng sắp. Ảnh: PHẠMHUY
Hôm nay (30-8), Bùi Thị Thu Thảo
dự chung kết nhảy ba bước
• Môn điền kinh, sau thành công với chiếc HCV nhảy xa,
Bùi Thị Thu Thảo và Vũ Thị Mến tiếp tục được kỳ vọng đạt
thành tích cao ở nội dung nhảy ba bước nữ trong ngày thi
đấu 30-8.Thành tích tốt nhất củaThảo nội dung này là 13,68
m tại giải vô địch quốc gia 2017, Thảo từng vượt mặt Vũ
Thị Mến đoạt HCV. Tuy nhiên, để có thể giành huy chương
Asiad trước các đối thủ mạnh, cả Thảo và Mến phải nâng
mức thành tích xấp xỉ 14 m.
Nội dung 1.500 m nữ, Nguyễn Thị Oanh tranh tài cùng
các đối thủ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Ấn
Độ…Thành tích tốt nhất của Oanh là 4’16”30, có khả năng
cạnh tranh huy chương.
Ngoài ra, NguyễnVăn Lai dự chung kết cự ly 5.000mnam.
Đội tiếp sức nữ đấu chung kết 4x400mvới các đội Thái Lan,
Nhật,TrungQuốc, Indonesia, Kazakhstan, Bahrain và ẤnĐộ.
• Môn bóng chuyền nam, Việt Nam - Kyrgyzstan đấu vòng
tranh hạng 13-16.
• Môn bóng bàn, các tay vợt Nguyễn Tuấn Đức, Nguyễn
Anh Tú tranh vòng 64 đơn nam. Nguyễn Khoa Diệu Khánh,
Nguyễn Thị Nga đấu vòng 32 nội dung đơn nữ.
MQ
Sau ngày thi đấu
thứ 10, với 2 HCV,
4 HCB của pencak
silat, đoàn thể thao
Việt Nam đoạt 4
HCV, 15 HCB, 13
HCĐ nhảy từ vị trí
20 lên xếp hạng 13
trên bảng tổng sắp
huy chương.
Asiad 18 thử nghiệm nội dung
tiếp sức nam nữ
Chiều 28-8, ban tổ chức Asiad, Ủy ban Olympic
châu Á (OCA), Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC),
Liên đoàn Điền kinh Thế giới (IAAF) và Liên đoàn
Điền kinh châu Á (AAF) đã tổ chức thi đấu thử
nghiệm nội dung tiếp sức 4x400 m nam nữ. Đây là
một nội dung tăng số huy chương môn điền kinh và
được đánh giá là hấp dẫn đồng thời tăng sự trẻ trung,
cuốn hút cả những nhà chuyên môn lẫn người xem.
Bằng chứng là trên sân người xem rất thích thú và
hò reo cổ vũ suốt những vòng đua.
Có tám quốc gia tham gia vào việc thử nghiệm nội
dung tiếp sức nam nữ trên và hầu hết các VĐV tham
dự đều đã hoàn thành các nội dung thi chính của
mình tại Asiad 18.
Tổ tiếp sức gồm bốn VĐV chia đều hai nam, hai
nữ và việc sắp xếp thứ tự người chạy sẽ tùy theo
chiến thuật của từng đội chứ không theo quy định
bắt buộc phải nam hay nữ trước...
Tay đua Abbas của Bahrain tham dự cuộc đua thử
nghiệm trên nêu suy nghĩ: “Lúc đầu tôi cảm thấy khó
khó thế nào ấy vì tôi không nghĩ mình dự thi một nội
dung với các cô gái. Nhưng dần dà thì cảm thấy mọi
chuyện ổn”.
Chủ tịch Thomas Bach của IOC nói: “Đó là nỗ lực
tạo ra những làn gió mới đẹp đẽ hơn, cạnh tranh hơn
và cuốn hút hơn cho chính các VĐV và người xem.
Trong tương lai không chỉ có nội dung này mà một
số nội dung của điền kinh, nhất là các môn phối hợp,
băng đồng, việt dã… sẽ được tính đến với phần hỗn
hợp nam nữ được đưa vào. Các môn khác đã có các
nội dung nam nữ thì vì sao điền kinh lại không có?”.
Được biết trước mắt nội dung 4x400 m nam nữ
trên sẽ được đưa vào giải vô địch điền kinh thế giới
vào năm 2019 tại Doha, Qatar và sau đó sẽ đưa vào
Olympic 2020 tại Nhật.
DUY ÂN
2 kỷ lục thế giới tại Asiad 18
Asiad có rất nhiều kỷ lục bị phá vỡ trong số nhiều
môn thể thao nhưng nó nằm trong phạm vi Asiad và
châu Á. Đến nay, Asiad 18 chưa kết thúc nhưng đã có
hai kỷ lục thế giới được thiết lập ở môn bơi và cử tạ.
Chỉ riêng trong bơi lội với tổng cộng 41 nội dung
nam và nữ thì có 23 kỷ lục bị phá vỡ, trong đó có
một kỷ lục thế giới. Kỷ lục thế giới được nêu do nữ
kình ngư Liu Xiang, 21 tuổi của Trung Quốc lập ở
nội dung 50 m ngửa với thành tích 26”98, trở thành
người phụ nữ đầu tiên trên thế giới vượt 50 m nước
môn bơi ngửa vượt bức tường thời gian dưới 27”.
Liu Xiang đã phá kỷ lục do chính đồng hương của
mình là nữ kình ngư Zhao Jing lập với thành tích
27”06 tại giải vô địch bơi lội thế giới năm 2009 tại
Roma của Ý.
Kỷ lục thế giới thứ hai tại Asiad 18 là môn cử tạ
do lực sĩ Sohrab Moradi, 29 tuổi, hạng 94 kg của
Iran thiết lập. Moradi đã phá kỷ lục cử giật với thành
tích 189 kg so với kỷ lục cũ là 188 kg mà Akakios
Kakiasvilis của Hy Lạp nắm giữ từ năm 1999.
Còn ở cử đẩy, Moradi nâng thành công mức tạ
221 kg đạt tổng thành tích giật và đẩy là 410 kg phá
rất sâu kỷ lục Asiad do lực sĩ Bakhyt Akhmetov của
Kazakhstan lập tại Asiad 2002 ở Busan, Hàn Quốc.
Riêng phần mình ở cấp độ Olympic và giải vô
địch thế giới thì Moradi cũng phá kỷ lục do chính
mình thiết lập trước đó.
Kỷ lục tại Olympic Rio 2016 và giải vô địch thế
giới 2017 tại Anaheim, Mỹ, Moradi đều lập kỷ lục
cùng tổng thành tích 407 kg.
DUY ÂN
Chiều 28-8, tại tổ hợp Senayan đã diễn ra nội dung
thử nghiệm4x400mnamnữ. Ảnh: ABS-CBNNEWS
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook