199-2018 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm30-8-2018
Ngân hàng lo thiếu tiền
Tại hội nghị sơ kết về công tác xử lý nợ xấu vừa diễn
ra ngày 28-8, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT
Vietcombank, cho biết tình trạng thiếu vốn của bản thân
Vietcombank nói riêng và ba ngân hàng có vốn nhà nước
nói chung đang cấp bách hơn bao giờ hết.
Từ đó chủ tịch Vietcombank đề nghị Chính phủ cần tăng
vốn điều lệ choVietcombank và các ngân hàng thươngmại
nhà nước từ nguồn cổ tức.“Đây là vấn đề cấp bách vì tỉ lệ an
toàn vốn tối thiểu đã chạm ngưỡng, không tạo đủ không
gian tín dụng để ngân hàng cấp vốn cho nền kinh tế”- ông
Thành nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhìn nhận việc
tăng vốn với các ngân hàng quốc doanh là “cấp bách”, cần
thực hiện ngay.
THÙY LINH
T
hống đốc Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) Lê
Minh Hưng mới đây đã
ký ban hành Chỉ thị số 04 về
việc tiếp tục triển khai hiệu
quả các nhiệm vụ, giải pháp
trọng tâm của ngành ngân
hàng những tháng cuối năm
2018. Chỉ thị nêu rõ: Không
xem xét, điều chỉnh tăng chỉ
tiêu tăng trưởng tín dụng, trừ
trường hợp đặc biệt như một
số ngân hàng thương mại
tham gia tái cơ cấu trong năm
2018 đối với các tổ chức tín
dụng yếu kém.
Bên cạnh đó, người đứng
đầu NHNN cũng yêu cầu tập
trung tín dụng vào các lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh,
lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát
chặt chẽ tín dụng vào các
lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như
bất động sản (BĐS), chứng
khoán, BOT, BT giao thông...
Như vậy tăng trưởng tín
dụng cả năm dự kiến sẽ thấp
hơn nhiều so với kế hoạch
khoảng 17% đưa ra đầu năm
nay. Mục tiêu nhằm ưu tiên
ổn định tỉ giá và kiểm soát
lạm phát.
Cả ngân hàng lẫn
người vay đều lo
Việc bất ngờ siết tín dụng
chắc chắn sẽ khiến không ít
ngânhàngvượt tỉ lệ tăng trưởng
tín dụng được NHNN cấp từ
đầu nămđứng ngồi không yên
vì dư địa cho vay sẽ không
còn nhiều trong những tháng
cuối năm. Thậm chí sau lệnh
“thiết quân luật” tín dụng của
NHNN, nhiều ngân hàng lập
tứcphải điềuchỉnhchỉ tiêuhoạt
động, giảm lợi nhuận. Điển
hình như LienVietPostBank
vừa thông báo điều chỉnh kế
hoạch lợi nhuận nămnay giảm
Không xem xét điều
chỉnh tăng chỉ tiêu
tín dụng cho các
ngân hàng trong
nửa cuối năm 2018.
Siết tín dụng, ngân hàng phải
“thắt lưng buộc bụng”
Chỉ khi nào bóc tách các khoản vaymua nhà ẩn trong cho vay tiêu dùng cá nhân thì lĩnh vực nàymới
có cơ hội thoát khỏi “vòng kim cô”.
Được phép dùng tiền nhân dân tệ để
thanh toán ở biên giới
(PL)- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ký
ban hành Thông tư 19/2018 hướng dẫn về quản lý ngoại
hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-
Trung Quốc. Theo đó, các thương nhân, cư dân biên giới
Việt Nam, Trung Quốc có hoạt động thương mại qua biên
giới giữa hai nước sẽ được sử dụng đồng tiền thanh toán
gồm VND (Việt Nam đồng) hoặc CNY (nhân dân tệ) và
ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Thông tư cũng quy định việc hoạt động sử dụng tài
khoản đồng nhân dân tệ, VND nhằm tạo cơ sở pháp lý để
thương nhân Việt Nam, Trung Quốc thực hiện các giao
dịch thu chi bằng đồng bản tệ trong hoạt động mua bán,
trao đổi hàng hóa, dịch vụ... Thông tư sẽ có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 12-10-2018.
TL
Cảnh báo giá thịt heo tăng ảo
(PL)- Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng
Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết Bộ NN&PTNT
đã có công văn yêu cầu các tỉnh điều tra nắm rõ nguồn
cung, giá heo thịt và heo hơi, thông tin thường xuyên và
đầy đủ về giá cả thị trường và nguồn cung heo thịt; không
đẩy giá heo vượt ngưỡng 50.000 đồng/kg.
Theo ông Dương, giá heo hơi tăng lên mức 50.000-
52.000 đồng/kg có lợi cho người chăn nuôi. Giá tăng cũng
kích thích doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nông dân tăng
đầu tư vào chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu đẩy giá heo tăng
trên mức 55.000-56.000 đồng/kg là tăng ảo, không tốt,
ảnh hưởng lớn đến chính ngành hàng thịt heo. Thực tế giá
thịt heo tháng 6 so với tháng 5 tăng 8,1% đã góp phần làm
chỉ số tiêu dùng tăng 0,34%.
“Nếu đẩy giá lên cao, có thể heo nhập khẩu, nhập lậu từ
các nước xung quanh sẽ về nhiều khiến người chăn nuôi
mất thị trường” - ông Dương cảnh báo.
QUANG HUY
Phương Nam chính thức thoái vốn
tại CGV Việt Nam
(PL)- Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam vừa có
nghị quyết thông qua phương án chuyển nhượng toàn bộ
phần vốn góp còn lại của đơn vị này tại Công ty TNHH
CJ CGV Việt Nam cho đối tác.
Theo đó, Phương Nam sẽ chuyển nhượng lại 7,5% vốn sở
hữu còn lại của mình tại cụm rạp CGVViệt Nam ngay trong
năm nay. Giá trị của thương vụ chuyển nhượng này dự kiến
là 101 tỉ đồng. Sau đợt thoái vốn, Phương Nam sẽ chính thức
chia tay với CGVViệt Nam sau hơn 13 năm đầu tư vào đây.
Trước đó, công ty này đã phải bán 12,5% vốn sở hữu tại CGV
Việt Nam cho một đối tác với giá 160 tỉ đồng.
P.MINH
33%, từ 1.800 tỉ đồng xuống
còn 1.200 tỉ đồng.
Đại diện một ngân hàng
khác cũng cho hay thay vì
tập trung vào dư nợ cấp mới
đã lên kế hoạch tái cấu trúc
cơ cấu tín dụng theo hướng
giảm dần các khoản vay cho
khách hàng lớn và tập trung
vào mảng bán lẻ với khách
hàng cá nhân, doanh nghiệp
NHNN yêu cầu kiểmsoát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng
của toàn hệ thống ngân hàng. Ảnh: TL
vừa và nhỏ. Điều này cũng
đồng nghĩa các doanh nghiệp
lớn gặp không ít khó khăn
trong việc vay vốn.
Đáng chú ý NHNN nhấn
mạnh cần kiểm soát chặt
tín dụng tiêu dùng (TDTD),
nhất là TDTD liên quan đến
BĐS. Điều này cũng đồng
nghĩa những ngân hàng “nhập
nhèm” dư nợ cho vay BĐS
vào TDTD lo sốt vó. Lý do là
lâu nay nguồn tiền đổ vào lĩnh
vực này rất lớn. Theo thống
kê từ NHNN, trong nửa đầu
năm nay tỉ trọng dư nợ cho
vay nhà, đất của ngành ngân
hàng lên đến trên 491.000 tỉ
đồng, chiếm khoảng 7,5%
tổng dư nợ tín dụng.
Lý giải về việc siết chặt
TDTD, ông Nguyễn Quốc
Hùng, Vụ trưởngVụTín dụng
các ngành kinh tế NHNN,
khẳng định: “NHNN tiếp tục
kiểm soát tốc độ tăng trưởng
TDTD. Năm nay hoạt động
cho vay tiêu dùng đặt mục
tiêu tăng trưởng khoảng 20%,
trong khi con số tăng trưởng
TDTD của năm ngoái lên
tới 30%”.
Cũng theo ông Hùng, việc
tăng trưởng TDTD quá cao
tiềm ẩn rủi ro khi các ngân
hàng cho vay sai mục đích.
Do vậy, với mức tăng trưởng
20% là phù hợp, nếu cao hơn
nguy cơ sẽ tạo ra rủi ro lớn
và thấp hơn nữa thì không
đáp ứng nhu cầu cần thiết
của người dân.
Tuy nhiên, tổng giám đốc
một ngân hàng thương mại
cổ phần không tán đồng
với quan điểm siết TDTD
bởi ông cho rằng vay tiêu
dùng là nhu cầu thiết thực
của người dân. Hơn nữa đây
cũng là mảng đóng góp một
phần quan trọng trong hiệu
quả tăng trưởng tín dụng của
các ngân hàng.
“Việc NHNN yêu cầu hạn
chế cho vay tiêu dùng là rất
dở. Nó chẳng khác nào khóa
tay cả ngân hàng lẫn người
tiêu dùng” - vị tổng giám đốc
ngân hàng trên nói.
Tác động cả hai mặt
ÔngNgôQuangPhúc,Tổng
Giámđốc Công ty Địa ốc Phú
Đông, đánh giá siết TDTD,
đặc biệt là siết cho vay BĐS
có tác động đến thị trường
mang tính hai mặt. Một mặt
giúp làm giảm lượng khách
hàng đầu cơ, đầu tư BĐS.
Ngược lại, chủ trương này
cũng khiến những người có
nhu cầu mua nhà ở thực đối
mặt với việc khó vay vốn
và lãi suất xu hướng ngày
càng tăng.
Bằng chứng là lãi suất
cho vay mua nhà gần đây
tăng khoảng 1%-2%, khiến
nhiều người méo mặt. Bên
cạnh đó hiện nay nhiều ngân
hàng chỉ cho vay khoảng
50% giá trị nhà, đất được
thẩm định, thay vì 70%-80%
như trước đây.
Trong khi đó TS Nguyễn
Trí Hiếu, chuyên gia tài chính
ngân hàng, nhận xét rằng việc
các ngân hàng đẩy khoản cho
vay mua nhà vào danh mục
cho vay tiêu dùng đã làmméo
mó bức tranh cho vay BĐS.
Tính đến nay tổng dư nợ nền
kinh tế khoảng 6,8 triệu tỉ
đồng. Với tỉ trọng cho vay
BĐS (bao gồm cả cho vay
sửa chữa nhà, xây nhà…)
chiếm khoảng 20% tổng dư
nợ thì con số tuyệt đối cho
vay lĩnh vực này phải lên
đến 1,36 triệu tỉ đồng. Đây
là con số rất lớn.
“Điều này cho thấy tín
dụng BĐS đang ẩn nấp trong
TDTD rất lớn, nếu TDTD bị
đẩy lên quá cao cũng đồng
nghĩa làm gia tăng hiện
tượng đầu cơ. Chính vì vậy,
việc NHNN siết lại TDTD ở
thời điểm hiện nay là hợp lý.
Song biện pháp giải quyết
triệt để nhất là phải đem tất
cả món vay mua nhà đang
nằm trong mảng TDTD
chuyển sang mảng cho vay
BĐS. Nếu tín dụng BĐS
được bóc tách hoàn toàn
khỏi TDTD, NHNN chẳng
cần dùng tới “vòng kim cô”
để siết thì tốc độ tăng trưởng
của lĩnh vực tiêu dùng cũng
sẽ tự động giảmmạnh” - ông
Hiếu phân tích.
Tán đồng quan điểm này,
một số chuyên gia nhận định
đứng trước chủ trương mới
siết lại tín dụng của NHNN,
các ngân hàng thươngmại cần
phải “ăn kiêng, thắt lưng buộc
bụng”. Cụ thể, bên cạnh chỉ
tiêu được NHNN giao, các tổ
chức tín dụng muốn cho vay
nhiều hơn phải đẩy mạnh xử
lý nợ xấu, giảm chi phí hoạt
động, nâng cao hơn tỉ trọng
thu từ dịch vụ… mới tự tạo
được dư địa cho mình. •
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook