199-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm30-8-2018
2015 không quy định giấy yêu cầuLS
phải có xác nhận chữ ký của chính
quyền địa phương. Tuy nhiên, sau
đó LS Đoài vẫn thực hiện theo yêu
cầu của tòa là xác nhận chữ ký của
bị cáo tại thị trấn Đinh Văn, huyện
Đức Trọng, Lâm Đồng (nơi bị cáo
T. đang cư trú) và gửi cho tòa vào
ngày 20-8.
Tuy nhiên, đến chiều 28-8, LS
Đoài vẫn chưa nhận được thông báo
chấp nhận hay không chấp nhận việc
đăng ký bào chữa của LS.
LS Đoài đã khiếu nại cho rằng
tòa chậm trễ trong việc thông báo
chấp nhận yêu việc đăng ký bào
chữa cho LS dù ông đã nộp đủ giấy
tờ hợp lệ. Đồng thời, theo LS, việc
tòa đòi hỏi chữ ký của chính quyền
trong giấy yêu cầu LS là làm khó
cho hoạt động hợp pháp của LS.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án cho rằng việc yêu cầu
phải có xác nhận chữ ký của chính
quyền địa phương là cần thiết để
xác định đúng ý chí mời LS của
bị cáo. Nhiều trường hợp ra tòa, bị
cáo cho biết không có yêu cầu mời
LS hoặc không đúng LS mà bị cáo
muốn nhờ...
Thẩm phán này cho biết tòa đã
gửi thông báo cho LS Đoài từ thứ
Hai tuần trước (tức ngày 20-8). Tuy
nhiên, LS Đoài vẫn khẳng định đến
thời điểm này ông vẫn chưa nhận
được thông báo của tòa.
Có ý kiến cho rằng tuy tòa kêu
xác nhận nhưng LS không về xác
nhận thì tòa cũng không ép. Lúc đó
tòa sẽ triệu tập bị cáo đến hỏi, rồi
thông báo chấp nhận cho LS tham
gia. Muốn nhanh thì lúc đăng ký
LS điện thoại cho bị cáo đến cùng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không
đồng tình với ý kiến này.
Luật không quy định thì
không được đòi hỏi
MộtthẩmpháncủaTANDTP.HCM
(đề nghị không nêu tên) cho rằng
khoản 4 Điều 78 BLTTHS 2015
về thủ tục đăng ký bào chữa quy
định trong vòng 24 giờ kể từ khi
nhận đủ các loại giấy tờ theo quy
định thì tòa phải vào sổ và gửi ngay
văn bản thông báo người bào chữa
cho người đăng ký bào chữa, nếu
không thì tòa phải từ chối bằng văn
bản... Nếu LS đã nộp lại hồ sơ bổ
sung từ ngày 20-8 mà đến nay tòa
vẫn chưa thông báo cho LS là tòa
đã không thực hiện đúng quy định
của BLTTHS.
Về vấn đề tòa yêu cầu phải có
xác nhận chữ ký của chính quyền
địa phương, thẩm phán này cho
biết luật quy định bị cáo đang bị
tạm giam thì giấy mời LS phải có
xác nhận của cơ sở giam giữ. Thực
tế tại TAND TP.HCM, tòa thường
linh động chấp nhận yêu cầu của
gia đình bị cáo bởi lẽ bị cáo tại nơi
tạmgiamkhông có tiền, cũng không
có đủ điều kiện để biết LS nào phù
hợp để mời. Sau đó, tòa sẽ cử thư
ký vào trại tạm giam thông báo và
hỏi ý kiến bị cáo, nếu bị cáo đồng
ý thì tòa thông báo chấp nhận đăng
ký người bào chữa cho LS.
Riêng đối với trường hợp bị cáo
tại ngoại thì không có quy định nào
buộc phải có xác nhận chữ ký của
UBND nơi bị cáo cư trú trong giấy
mời LS nên tòa không nên đòi hỏi...
LS Nguyễn Văn Hồng (Đoàn LS
TP.HCM) phân tích thêm, về quyền
lựa chọn người bào chữa tại Điều 75
BLTTHS 2015. Theo đó, người bào
chữa do người bị buộc tội (người bị
bắt, người bị tạmgiữ, bị can, bị cáo),
người đại diện hoặc người thân thích
của họ lựa chọn. Nếu người mời LS
PHƯƠNG LOAN
L
uật sư (LS)VũXuânĐoài (Đoàn
LS TP.HCM), được bị cáo T.
mời bào chữa trong giai đoạn
phúc thẩm vụ án cố ý làm trái các
quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo T. hiện đang tại ngoại.
Phải xác nhận chữ ký của
bị cáo tại ngoại
Ngày 6-8, LS Đoài nộp thủ tục
đăng ký LS bào chữa. Hai ngày sau
LS Đoài đến TAND Cấp cao tại
TP.HCM thì được thư ký tòa thông
báomiệng là thẩmphán yêu cầu phải
có xác nhận chữ ký của UBND nơi
bị cáo này đang tại ngoại trong giấy
mời LS bào chữa.
LS Đoài trình bày rằng điểm a
khoản2và khoản4Điều78BLTTHS
Luật sư bào chữa tại một phiên tòa ở TANDCấp cao tại TP.HCM. Ảnhminh họa: PL
Luật sư nói
bị tòa làmkhó
Bị cáo đang bị tạmgiam thì giấymời luật
sư phải có xác nhận của cơ sở giamgiữ,
nhưng tại ngoại thì không cần phải có xác
nhận chữ ký của nơi bị cáo cư trú.
bị tạmgiam, tạmgiữ thì nơi đây phải
tạo điều kiện cho họ mời LS. Với
những bị cáo được tại ngoại thì có
thể đến gặp LS, ký hợp đồng dịch
vụ pháp lý, từ đây LS sẽ nộp thủ tục
đăng ký người bào chữa. Những gì
luật không yêu cầu thì tòa không
nên tự đặt ra.
LS Phạm Công Hùng (nguyên
thẩm phán TAND Tối cao) bổ
sung: “Phần thủ tuc phiên tòa, bắt
buộc thẩm phán chủ tọa phải hỏi,
giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị
cáo. Khi đó, bị cáo sẽ được hỏi về
việc mời LS. Nếu bị cáo xác nhận
và tiếp tục mời thì LS thực hiện
hoạt động nghề nghiệp của mình.
Nếu bị cáo 18 tuổi trở lên, không
bị bệnh, không thuộc trường hợp
bắt buộc phải có LS mà bị cáo nói
không mời hoặc có mời nhưng tại
tòa không yêu cầu thì LS ra về.
Thực tế LS không ai rảnh để làm
thủ tuc nộp cho tòa khi bị cáo không
yêu cầu mình”.•
Một vụ bị làm khó tương tự
Ngày 2-4, tôi nộp hồ sơ tham gia tố tụng, bảo vệ quyền lợi cho một
đương sự trong vụ án khiếu kiện quyết định hành chính tại trụ sở TAND
Cấp cao tại TP.HCM. Tại đây cán bộ tòa ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp
công dân.
Thế rồi, kể từ ngày đó, tôi đến tòa năm lần để xin nhận giấy xác nhận
người bảo vệ quyền lợi cho đương sự và sao chụp hồ sơ, chuẩn bị luận
cứ bảo vệ thân chủ. Trong năm lần ấy, cách 2-3 tuần, tôi lại đến tòa. Mỗi
lần đến thì LS phải gặp bảo vệ để nhận số thứ tự, chờ đến lượt cán bộ
tòa gọi đúng số của mình thì vào. Có khi phải chờ 30 đến 120 phút, tùy
ngày người dân đến tòa ít hay nhiều. Năm lần đến ấy, tòa cứ bảo hồ sơ
chưa phân công thẩm phán thụ lý.
Thế nhưng thật bất ngờ khi ngày 20-8 thân chủ tôi nhận giấy triệu
tập xét xử vào ngày hôm sau. Ngày 21-8, tòa mở phiên xử, LS Sỹ đến tòa
có ý kiến về việc chưa thể đăng ký nên chưa kịp đọc hồ sơ, đồng thời
người bị kiện là UBND cũng không đến tòa nên HĐXX căn cứ vào hai lý
do này để hoãn xử.
LS TRẦNVĂN SỸ,
Đoàn LS tỉnh Vĩnh Long
Đối với trường hợp bị cáo
tại ngoại thì không có
quy định nào buộc phải
có xác nhận chữ ký của
UBND nơi bị cáo cư trú
trong giấy mời LS.
Lãnh án 18 năm tù vì cái giá 8 triệu đồng
(PL)- Ngày 29-8, TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt Lê
Văn Liệt (SN 1974, trú phường Quang Trung, TP Kon
Tum) 18 năm tù tội mua bán trái phép chất ma túy.
Theo cáo trạng, sáng 20-1-2018, Liệt gặp một đối tượng
tên Hải (không rõ lai lịch) tại Bến xe TP Kon Tum. Hải
thuê Liệt vận chuyển ma túy từ TP Hải Phòng đến TP Kon
Tum với giá 8 triệu đồng. Liệt đồng ý, nhận trước 4 triệu
đồng và bắt xe đi Hải Phòng.
Ngày 21-8, Liệt gặp một phụ nữ (không rõ lai lịch) thì
được yêu cầu gọi điện thoại cho Nguyễn Thị Vân (vợ Liệt,
đang ở TP Kon Tum) chuyển 20 triệu đồng. Cùng lúc này,
Vân nhận 19 triệu đồng và chuyển cho chồng theo yêu cầu.
Chiều cùng ngày, tại Bến xe TP Hải Phòng, Liệt nhận
thùng hàng có chứa ma túy từ một phụ nữ (không rõ lai
lịch) và yêu cầu phụ xe chuyển vào gầm xe khách. Sáng
22-8, tại Bến xe trung tâm TP Đà Nẵng, Liệt bị cơ quan
chức năng bắt quả tang vì hành vi vận chuyển trái phép
chất ma túy. Số ma túy thu giữ là 150,72 g (loại heroin).
Tại phiên tòa, Liệt thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
Liệt khai nhận khi Hải đề nghị bị cáo vận chuyển hàng
không nói rõ là ma túy nhưng bị cáo đoán được do biết
Hải bị nghiện. Trong khi bà Vân khai nghe Liệt nói đánh
bài thua, người ta cho mượn tiền nên mới chuyển tiền chứ
không biết gì về hành vi của chồng.
Trước đó, VKS truy tố Liệt về hành vi vận chuyển trái
phép chất ma túy. Tuy nhiên, trong phần luận tội, vị đại
diện VKS đã thay đổi tội danh sang mua bán trái phép
chất ma túy, đồng thời đề nghị mức án 20 năm tù đối với
bị cáo.
TÂMAN
Nhiều thay đổi trong thủ tục đăng ký
doanh nghiệp
(PL)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định 108/2018/NĐ-
CP sửa đổi Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh
nghiệp (DN), có hiệu lực thi hành từ ngày 10-10.
Theo đó sẽ có một số thay đổi về đăng ký DN. Chẳng hạn
DN không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng
ký DN, thông báo thay đổi nội dung đăng ký DN, trong nghị
quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký DN.
Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục
liên quan đến đăng ký DN không bắt buộc phải công
chứng, chứng thực. Trong hồ sơ đăng ký DN với công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên không yêu cầu phải
nộp bản sao điều lệ hoặc tương đương khác của chủ sở hữu
công ty trong trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Nghị định mới cũng bổ sung quy định về đăng ký
thành lập DN trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
Theo đó, hồ sơ gồm bản chính giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký
thuế và các giấy tờ khác tương ứng với từng loại hình
DN; giấy chứng nhận đăng ký DN được cấp trong hai
ngày làm việc.
Bỏ quy định DN chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại
tỉnh, TP trực thuộc trung ương nơi DN đặt trụ sở chính
hoặc đặt chi nhánh. Cụ thể, địa điểm kinh doanh của DN
có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn
10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh
doanh, DN gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến
phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh...
L.THANH
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook