257-2018 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa6-11-2018
VIỆTHOA
T
ại TP.HCM hiện nay
đang có hàng ngàn căn
hộ tái định cư (TĐC)
dư thừa đã có chủ trương
tổ chức bán đấu giá để thu
hồi vốn về cho ngân sách.
Đây là cơ hội cho người
mua nhà có cơ hội được
mua nhà thuộc sở hữu nhà
nước, tuy nhiên hàng ngàn
căn hộ này hiện đang được
bán theo gói mà không bán
lẻ nên người dân có nhu cầu
không có cơ hội mua. Ông
Phạm Văn Sỹ, Giám đốc
Trung tâm Dịch vụ bán đấu
giá tài sản (TTDVBĐGTS
thuộc Sở Tư pháp), xác nhận
với
Pháp Luật TP.HCM
thông tin trên.
Ế gần 3.800 căn
tái định cư bán sỉ
.
Phóngviên
:
TTDVBĐGTS
đã tổ chức bán đấu giá lần 1
với 3.790 căn hộ TĐC trong
chương trình 12.500 căn TĐC
tại Thủ Thiêm nhưng chưa
có người mua. Xin ông cho
biết cụ thể về việc đấu giá số
lượng căn hộ này?
+ Ông
Phạm Văn Sỹ
: Số
lượng căn hộ TĐC nêu trên
thuộc hai dự án của Công ty
Cổ phần Đức Khải (1.590
căn) và Công ty Thuận Việt
(2.200 căn). Cả hai dự án
này đều nằm trong chương
trình 12.500 căn TĐC hiện
của Thuận Việt hơn 5.600
tỉ đồng).
Trung tâm đã phối hợp tổ
chức đấu giá lần 1 từ tháng
2-2018 nhưng không có người
đăng ký mua. Tháng 7-2018,
Sở Tài chính đã thẩm định
giá lần 2 theo giá thị trường
và được TP phê duyệt mức
giá mới là hơn 9.900 tỉ đồng.
Hiện nayTTDVBĐGTS đang
chuẩn bị tổ chức đấu giá lần
2, vẫn với phương thức bán sỉ.
.
Tổng giá trị của khối tài
sản bán đấu giá không nhỏ,
tại sao không chia nhỏ hơn
thay vì phải bán sỉ từng cụm
dự án? Theo ông sẽ gặp khó
khăn gì khi tổ chức bán đấu
giá?
+ Như tôi đã nói, TP đã
có chủ trương bán theo cụm
và không chia nhỏ, chỉ khi
không bán được mới có thể
bán theo từng khối nhà (cũng
TTDVBĐGTS và trung tâm
phát triển quỹ đất cũng vừa
bán đấu giá thành công 200
căn TĐC tại dự án Phú Mỹ 2
của Công ty Đức Khải với giá
224 tỉ đồng (tăng 57 tỉ đồng
so với mức giá khởi điểm).
Có ba DN cùng mua khối tài
sản này. Giá bình quân của
căn hộ Phú Mỹ 2 là hơn 1,1
tỉ đồng/căn.
.
Hiện nay, nhu cầu về nhà
ở của người dân là rất lớn,
trong khi nguồn cung về nhà
ở xã hội và nhà ở thương mại
giá rẻ đang rất khan hiếm.
Với mức giá như căn hộ Phú
Mỹ 2 thì có thể đáp ứng được
rất nhiều nhu cầu của người
dân. Tại sao không bán đấu
giá để người dân cũng được
tiếp cận quỹ nhà thuộc sở
hữu nhà nước này?
+Với phương thức bán trọn
gói hiện nay có thể sẽ giúp TP
một lần thu được nguồn vốn
lớn để dùng vào các chương
trình trọng điểm khác thay
vì bán lẻ sẽ phải thu quanh
năm. Tuy nhiên, tôi cũng
rất ủng hộ quan điểm này.
Nếu cùng một lúc áp dụng
nhiều phương thức trong đó
vừa bán sỉ vừa bán lẻ thì cả
người dân và DN đều có cơ
hội như nhau.
Nếu người dân được mua
quỹ nhà này thì Nhà nước
vừa giải quyết được vấn đề
kinh tế đồng thời cũng giải
quyết được cả vấn đề xã hội
cho TP. Nếu bán trọn gói thì
chỉ DN có khả năng mua
và khi người dân mua lại từ
DN họ sẽ phải chịu mức giá
cao hơn là mua trực tiếp của
Nhà nước.
Khi bán cho dân thì cũng
thực hiện đúng theo quy
định pháp luật và theo thị
trường, Nhà nước vẫn tính
đúng, tính đủ. Thậm chí
bán lẻ thì mức giá cũng có
thể cao hơn bán sỉ và do đó
Nhà nước cũng có thể thu về
ngân sách cao hơn. Chỉ có
hạn chế là thời gian lâu hơn
so với bán trọn gói thôi. Và
về phía TTDVBĐGTS cũng
sẽ cực hơn nhưng chúng tôi
có thể làm được.
.
Vậy tới đây, ông có kiến
nghị TP cho bán đấu giá lẻ
3.790 căn TĐC nêu trên cũng
như đối với các dự án khác
có chủ trương đấu giá trong
thời gian tới (như căn hộ tại
khu TĐC Vĩnh Lộc B)?
+ Hiện TP cũng đã duyệt
giá để đấu giá lần 2. Nếu lần
này vẫn không bán được thì
quan điểmcủaTTDVBĐGTS
là nếu bán cả cụmkhông được
thì bán từng khối, bán khối
không được thì chia thành
từng sàn để bán. Có nghĩa
là cũng có thể bán từng căn.
Trong thời gian tới, chúng
tôi sẽ có văn bản kiến nghị
TP về vấn đề này để TP xem
xét, quyết định.
. Xin cám ơn ông. •
Hơn 1.500 căn tái định cư củaĐức Khải sẽ được bán đấu giá lần 2. Ảnh: VIỆTHOA
Bán đấu giá nhà tái định cư
cho dân, tại sao không?
nay không có nhu cầu bố trí.
Tháng7-2017,UBNDTPđã
có thông báo chấp thuận chủ
trương tổ chức bán đấu giá
3.790 căn hộ này theo từng
dự án (bán toàn bộ, không
chia ra thành từng khối nhà).
Trường hợp tổ chức bán đấu
giá toàn bộ không thành mới
bán đấu giá theo từng khối
nhà và phần sàn thương mại
của từng dự án.
Đến cuối năm 2017, TP đã
duyệt giá trị quyền sử dụng
đất và công trình xây dựng
trên đất với tổng giá trị hơn
9.100 tỉ đồng (hai block căn
hộ của Công ty Đức Khải hơn
3.500 tỉ đồng và ba block
là bán sỉ, không chia nhỏ
thành từng căn hộ). Theo quy
định, ai muốn mua thì phải
đặt cọc trước 20% giá khởi
điểm. Nếu trúng đấu giá thì
trong vòng một tháng phải
nộp 50% giá trị trúng đấu
giá, 50% còn lại nộp trong
vòng 90 ngày. Đây là con số
không hề nhỏ và cũng có thể
là nguyên nhân khiến doanh
nghiệp (DN) còn ngần ngại,
không đăng ký tham gia.
Kiến nghị bán lẻ
để người dân cũng
có thể mua
. Trước đây TTDVBĐGTS
cũng từng bán đấu giá nhiều
nhà, đất khác theo hình thức
bán sỉ như hai dự án này. Điều
này cũng đồng nghĩa với việc
người dân không có cơ hội để
mua các căn hộ này?
+ Đúng vậy. Mới đây,
Theo Sở Xây dựng, hiệnTP còn dư gần 14.000 căn hộTĐC.
Trong đó có khoảng 8.500 căn dùng để bố trí TĐC cho 153
dự án đang triển khai trên địa bànTP. Số còn lại là 5.500 căn
sẽ được bán đấu giá.
“Nếu người dân
được mua quỹ nhà
tái định cư dôi dư
thì Nhà nước giải
quyết được vấn đề
kinh tế đồng thời
cũng giải quyết được
cả vấn đề xã hội.”
ĐàNẵngbáo cáoThủ tướngvụhủy kết quảđấugiávới Vipico
Ngày 5-11, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay
lãnh đạo TP vừa ký công văn gửi Thủ tướng Chính phủ
báo cáo về trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ)
của Công ty Cổ phần Vipico.
Trước đó,
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin Đà Nẵng
chưa chịu bàn giao đất cho Vipico là căn cứ vào một văn
bản đã hết hiệu lực. Đó là Quyết định 01/2015/QĐ-UBND
ngày 15-1-2015 của UBND TP Đà Nẵng. Cụ thể, Cục
Thuế TP Đà Nẵng có thông báo cho doanh nghiệp là “Quá
thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp
tiền sử dụng đất không nộp đủ tiền vào ngân sách nhà
nước thì hủy kết quả đấu giá và thu hồi tiền cọc nộp ngân
sách TP theo quy định tại Quyết định 01/2015 của UBND
TP Đà Nẵng”. Điều này gây nhiều tranh cãi và Văn phòng
Chính phủ đã yêu cầu Đà Nẵng báo cáo.
Trong công văn báo cáo Thủ tướng, Đà Nẵng khái quát
toàn bộ tiến trình vụ việc và các văn bản, tài liệu kèm
theo như đã báo cáo cho Bộ Tư pháp trước đó (
Pháp Luật
TP.HCM
đã đăng tải). Trong đó có phương án đấu giá lô
đất A20, mặt tiền đường Võ Văn Kiệt (quận Sơn Trà) và
phần kết luận của Kiểm toán Nhà nước ngày 4-9-2018 đề
nghị Đà Nẵng hủy kết quả trúng đấu giá của Vipico.
Đà Nẵng dẫn lại hợp đồng đấu giá: “Tổ chức, cá nhân
trúng đấu giá QSDĐ có trách nhiệm nộp tiền đúng thời
hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế. Quá thời hạn
thông báo của cơ quan thuế (kể cả đợt nộp đầu tiên trong
vòng 30 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan thuế),
tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không nộp đủ tiền sử dụng
đất theo quy định này thì hủy kết quả đấu giá và thu hồi
tiền đặt cọc nộp ngân sách TP”.
Theo UBND TP Đà Nẵng, quy định này đã được niêm
yết, thông báo công khai cho người dân tham gia đấu giá
biết. “Do đó, đây là thỏa thuận giữa người có tài sản đấu
giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc
hủy kết quả đấu giá tài sản” - công văn nêu.
UBND TP Đà Nẵng cũng cho rằng sau thời gian tổ chức
đấu giá lô đất trên, giá thị trường về đất tại khu vực này
biến động tăng rất cao, ảnh hưởng đến việc xử lý kết quả
đấu giá QSDĐ, gây thiệt hại cho ngân sách TP.
Mặt khác, Đà Nẵng cho rằng doanh nghiệp đã tham gia
đấu giá QSDĐ đối với khu đất A20 và được UBND TP
công nhận kết quả trúng đấu giá là Công ty Cổ phần Vipico,
không phải Công ty TNHH MTV Vipico.
TẤN VIỆT
Trung tâmDịch vụ bán đấu giá sẽ kiến nghi UBNDTP.HCMcho bán sỉ và bán lẻ hàng ngàn căn hộ tái định cư
thừa để người dân có cơ hội tiếp cận.
Theo TPĐà Nẵng, việc hủy kết quả đấu giá là thuộc thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá và người trúng đấu giá.
Lô đất A20, mặt tiền đường Võ Văn Kiệt. Ảnh: TẤNVIỆT
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook