262-2018 - page 13

13
“Người lớn đang đối xử quá
tàn nhẫn với bọn trẻ”
Các bạn trẻ vừa phải tìm cách chữa lành những vết thương còn đau đớn từ thời thơ ấu,
vừa phải vùng vẫy để tìm lại bản thân, trưởng thành trong thế giới người lớn.
Bi kịch củamột duhọc sinh luônphải dẫnđầu
HỒNGMINH
thực hiện
D
ự án “Tìmmình trong thế giới
hậu tuổi thơ” của TS Đặng
Hoàng Giang đã nhận được
sự tham gia nhiệt tình của nhiều
bạn trẻ độ tuổi 16-22.
“Tôi bắt đầu dự án từ sau Tết âm
lịch 2018. Tôi vẫn đang trong quá
trình thu thập tư liệu. Mục đích là
tìm hiểu về thế giới của các bạn trẻ
khi đang chơi vơi ở giai đoạn không
còn là trẻ con mà cũng chưa thành
người lớn. Điều làm tôi ngạc nhiên
và bất ngờ nhất là những tổn thương
tâm lý, những bi kịch tinh thần của
họ. Nhiều bạn đang vật lộn để hiểu
về những vết thương của mình, vừa
phải tự chữa lành, vừa vùng vẫy đi
tìm bản thân để trưởng thành trong
thế giới của người lớn” - TS Đặng
Hoàng Giang cho biết.
Tình yêu có điều kiện gây
tổn thương khủng khiếp
. Phóng viên
:
Chẳng lẽ các bạn
trẻ hiện nay, với điều kiện được
chăm sóc tốt hơn thế hệ chúng ta,
lại phải chịu đựng nhiều bi kịch
đến thế sao?
+
TS
ĐặngHoàngGiang
: Trong
những trường hợp tôi gặp, phần lớn
những vết thương tới từ môi trường
gia đình. Có những tổn thương rất
sâu sắc mà cha mẹ hoặc không hề
hay biết, hoặc không chịu thừa nhận,
không cho nó quyền tồn tại. Nhiều
cha mẹ yêu thương con không đúng
cách - họ yêu con bằng tình yêu vô
minh. Họ gắn tình yêu đó với vô
số điều kiện: Thành tích học tập,
sự phục tùng những mong muốn
của họ về nghề nghiệp, về việc
yêu đương. Họ đe dọa thu lại tình
yêu thương khi họ không vừa lòng.
Hơn thế nữa, họ mắng nhiếc, đánh
đập, xúc phạm khi trẻ không làm
được điều họ muốn hay không làm
đúng điều họ muốn. Trong nhiều
trường hợp, họ muốn đứa trẻ trở
thành công cụ giúp họ nở mày nở
mặt trước họ hàng, đồng nghiệp,
thay vì muốn chúng phát triển bản
thân một cách lành mạnh.
Cách nuôi dạy này phủ nhận cái
tôi của trẻ. Đứa trẻ sẽ trải qua những
cuộc khủng hoảng, những cơn sang
chấn và phải dằn vặt giữa các lựa
chọn: Hoặc tiếp tục xung đột với
cha mẹ để phát triển bản thân theo
hướng mình mong muốn trong
học hành, công việc, chuyện tình
cảm, hoặc buông xuôi, biến thành
cục đất sét để cha mẹ nhào nặn.
Khi đó, bên dưới không khí “hòa
bình” trong gia đình và sự “nghe
lời” của trẻ là một sự xa cách, lạnh
lẽo. Trong thế giới hậu tuổi thơ này,
nhiều bạn phải vật lộn để đi tìm chỗ
đứng của bản thân, họ trở nên nổi
loạn dữ dội, hoặc thành bạc nhược,
chai sạn, trầm cảm. Trường hợp
nào thì họ cũng bị phá hủy từ bên
trong, họ trở nên căm ghét chính
bản thân mình. Và bao trùm là một
sự cô đơn khổng lồ.
Người lớn chúng ta đã và đang
cư xử quá tàn nhẫn với bọn trẻ.
Phụ huynh Việt rất
mâu thuẫn
.
Tại sao nhiều cha mẹ lại yêu
con với tình yêu gây đau đớn như
thế? Có thể họ không ý thức được
họ đang gây tổn thương cho những
đứa trẻ đâu?
+ Rất nhiều phụ huynh từng sống
trong tuổi thơ bị áp đặt, không được
tôn trọng, không được lắng nghe,
bị bạo hành. Sau đó họ lại cư xử
với con em họ y như thế. Họ trở
thành người không quản lý được
những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi
hay giận dữ. Họ từng bị xúc phạm
nặng nề và giờ đây coi việc xúc
phạm con cái mình là bình thường.
Họ không biết cách hành xử khác.
Một vòng tròn luẩn quẩn.
Bên cạnh đó, nhiều khi các mong
muốn, kỳ vọng mà phụ huynh đặt
lên con cái xuất phát từ cảm giác
thất bại trong chính cuộc đời của
họ. Do đó con cái phải thành công,
thành đạt, hạnh phúc hộ họ, phải
thực hiện giấc mơ của họ. Khao
khát kiểm soát đời con để nó không
đi “chệch ray” khiến họ sợ hãi,
không dám trao cho con sự độc
lập, tự chủ trong các quyết định của
mình. Điều đó mới mâu thuẫn làm
sao. Làm sao những đứa trẻ không
được phát triển bản thân lành mạnh
TSĐặngHoàngGiang.
Tiêu điểm
Đây là câu chuyện của A., một bạn trẻ tham gia dự
án “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” của TS Đặng
Hoàng Giang. Được sự cho phép của người kể và TS
Đặng Hoàng Giang, chúng tôi chia sẻ câu chuyện này với
độc giả.
Gia đình tôi chắc hăn rất yêu thưng tôi. Có điều hằn
vào tuổi thơ tôi còn có nhưng trạn đòn của bô. Nhiều
khi không phai vì lý do gì to tát, chỉ là cách tôi câm bát,
cầm đũa, cách tôi thua gửi làm bô tôi không hài lòng. Bô
mắng tôi là đồ vô hoc, vô dụng và dùng nhiêu từ ngư mà
tôi không nhơ hết đưc. Đánh xong là bố bắt tôi phai xin
lỗi. Tôi chỉ đưng đó và khóc...
Khi kinh tê gia đình tôi khá hon, bô me có điêu kiẹn cho tôi
ra Hà Nội học. Lúc này bô me không còn đánh, mắng tôi nưa
nhung ho vẫn kỳ vong răng tôi phai đat nhiêu thành tích tôt.
Tôi bắt đâu bi trâm cam từ nam lơp 7. Từ đó cho tơi
lơp 12, mỗi nam đêu có một vài giai đoan mà tôi chỉ năm
trên giuờng và tự hỏi tai sao mình lai phai tiêp tục sống.
Tuy vậy, vẫn còn nhưng thư níu tôi lại. Đó là sách, bạn
bè trang lứa, niêm vui hoc hành. Sau đó thì nhưng thư đó
không còn tác dụng nhiều với tôi nưa. Tôi không còn b t
cứ niềm vui nào để tựa vào nữa.
Học xong lớp 12, tôi đi du học đúng như mong muốn
c a bố mẹ. Tôi học như điên với thôi thúc là cố g ng bao
nhiêu c ng chưa đ cho bố mẹ tôi hãnh diện về tôi, th a
nhận tôi không vô d ng. Nhưng bệnh trầm cảm đã làm tôi
ngã quỵ. Tôi sụp đô hoàn toàn, tôi không thê tiêp tục là
ngư i luôn d n đầu được nữa.
Trâm cam và lo âu biên tôi thành mọt nguời tàn tạt. Tôi
buộc phải về Việt Nam chữa bệnh. Tôi không thê tin đưc
rằng tuôi 19 của mình là mọt con ác mọng mãi không thê
tỉnh giấc…
Khi mọi thứ s p đổ c ng là lúc tôi nhận ra mình có cơ
hội để làm lại, sống lại theo cách mình mong muốn. Tôi
nhận thấy ve đep trong nhưng điêu bình thuờng. Khi đóa
hoa cúc đâu tiên tôi trồng nở hoa, tôi thấy tim mình có
điêu gì rung đọng. Tôi thấy tôi nghiêng mình kính cẩn khi
tàn đi. Tôi b t đầu yêu thương và biết ơn cho nhưng
thư mình đã đưc ban tặng. 
Điêu đó cũng làm tôi mở lòng hon. Nếu không có khoang
thời gian này, tôi vẫn se mãi mãi cô gắng đê làm nguời gioi
nhất, mọt cái m c tiêu mà chưa bao gi làm tôi hạnh phúc.
Tôi cam ta răng tôi đã sớm nhạn ra đê thời gian còn lai
trong cuọc đời tôi có thê sông khác đi nhiêu.
HỒNG MINH
ghi
Vềphíaphụhuynh, tôimongmuốn
họ tạm gạt chuyện cơm áo gạo tiền
sang một bên và ngồi xuống lắng
nghe con em mình. Hãy đưa những
đứa trẻ cô đơn về nhà, trên phương
diện tinh thần và tình cảm và trò
chuyện với chúng. Điều con trẻ cần
nhất là sự lắng nghe, thấu hiểu, tôn
trọng và tình yêu thương vô điều
kiện. Đừng để chúng dần chết chìm
trong sự cô đơn.
TS
ĐẶNG HOÀNG GIANG
Đời sống xã hội -
ThứHai 12-11-2018
lại có thể trưởng thành và trở nên
mạnh mẽ? Nhiều bạn trẻ bị giam
cầm mãi mãi giữa một bên là tình
yêu và nghĩa vụ mình phải trả cha
mẹ và một bên là khao khát tự chủ
của bản thân.
Sự mâu thuẫn của cha mẹ và
tình yêu đi kèm điều kiện của họ
có nguy cơ khiến người trẻ trở nên
tàn phế về tâm lý, vì trong xã hội
không có ai nhận ra và tôn trọng
những xung đột nội tâm của chúng
và giúp chúng giải quyết những
xung đột này.
.
Ngư i lớn chúng ta phải có giải
pháp để xoa dịu và hàn g n những
vết thương đó cho những ngư i trẻ
c a chúng ta chứ?
+Trong gia đình, người trẻ ở trong
thế yếu của cán cân quyền lực, thật
khó để bảo vệ họ trong môi trường
bạo lực này. Tôi chỉ có thể đưa ra
lời khuyên với những bạn trẻ mà
tôi tiếp xúc là họ hãy về nhà và thử
hỏi về tuổi thơ, tuổi trẻ của cha mẹ,
về những tổn thương và cay đắng
mà họ đã phải trải qua. Từ đó các
bạn trẻ có thể thấu cảm hơn, khoan
dung hơn để sự cay đắng, giận hờn
bên trongmình không ngàymột lớn
mãi và đầu độc bản thân.
Tôi cũng khuyên các bạn trẻ hãy
yêu thương bản thân, hãy tin vào
giá trị sự tồn tại của mình cho dù
cha mẹ bạn có nói điều ngược lại
bao nhiêu lần đi chăng nữa. Khi yêu
thương bản thân, bạn sẽ không dễ
tuyệt vọng. Yêu thương bản thân
sẽ giúp các bạn mạnh mẽ hơn.•
Rất nhiều phụ huynh đã
từng sống trong tuổi thơ
bị áp đặt, không được
tôn trọng, không được
lắng nghe, bị bạo hành.
Sau đó họ lại cư xử với
con em họ y như thế.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook