262-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 12-11-2018
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Bởi lẽ năm người này từng được tuyên vô tội, nay bị kháng
nghị giám đốc thẩm theo hướng có tội nhưng họ lại chỉ được
nghe thông tin ấy qua báo chí vì chưa ai gửi QĐ kháng nghị
cho họ.
Lật lại quy định, Điều 380 BLTTHS 2015 có nội dung sau:
QĐ kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi ngay cho tòa án đã
ra bản án, QĐ đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, người
bị kết án, những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến nội dung kháng nghị...
Luật quy định khá rõ về quyền, nghĩa vụ của cơ quan kháng
nghị giám đốc thẩm và những đối tượng bị tác động bởi QĐ
kháng nghị ấy nhưng lại không nêu rõ thời gian cụ thể để gửi
QĐ này. “Gửi ngay” là gửi khi nào, trong vòng bao nhiêu
ngày thì không có hướng dẫn cụ thể.
Thế nên mới có chuyện QĐ kháng nghị giám đốc thẩm
của chánh án TAND Tối cao được ban hành từ hơn ba tháng
trước nhưng đến nay năm công dân vẫn chưa nhận được dù
trong mục “Nơi nhận” của QĐ có ghi rõ tên của họ. Vì sốt
ruột và lo cho số phận pháp lý của mình, họ phải lên tiếng
“đòi” TAND Tối cao gửi QĐ kháng nghị cho mình. Họ đã
gửi đơn tới TAND Tối cao yêu cầu được cung cấp QĐ kháng
nghị nhưng chỉ nhận được thông báo của tòa này rằng đã
nhận được đơn của họ.
Cần lưu ý rằng trong vụ án, họ bị kháng nghị giám đốc
thẩm theo hướng có tội, nghĩa là việc họ có tội hay không
đang treo lơ lửng. Hơn ai hết, họ cần phải “mục sở thị” QĐ
này để còn nghiên cứu nội dung nhằm chuẩn bị thực hiện
quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Bốn luật
sư bào chữa miễn phí cho họ cũng hơn ai hết mong có được
QĐ kháng nghị trong tay để nghiên cứu và xin được tham gia
phiên tòa giám đốc thẩm sắp tới nhằm bảo vệ thân chủ.
Cần thấy rằng từ việc quy định chung chung đến việc
TAND Tối cao “quên” gửi QĐ kháng nghị có quan hệ nhân
quả với nhau chứ không phải ngẫu nhiên. Việc này không chỉ
xem là vi phạm tố tụng nghiêm trọng mà còn xâm phạm tới
quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự liên quan.
Tương tự, câu chuyện anh thợ điện ở TP Cần Thơ đem 100
USD đến Công ty TNHH MTV Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực
(tiệm vàng Thảo Lực) đổi, để rồi cả anh này và chủ tiệm vàng
đều bị xử phạt là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều
nhất những ngày qua. Trong câu chuyện này, người ta bàn
nhiều đến việc chính quyền TP Cần Thơ xác lập chứng cứ đúng
hay sai trước khi ra QĐ xử phạt hành chính chủ tiệm vàng và
anh thợ điện.
Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) quy định
khi phát hiện VPHC thì người thi hành công vụ phải kịp thời
lập biên bản về VPHC
(trừ trường hợp phạt tại chỗ ở mức
cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân,
500.000 đồng đối với tổ chức theo khoản 1 Điều 56 luật này).
Thế nhưng không ai rõ “kịp thời” ở đây là trong thời gian bao
nhiêu giờ, trong vòng nửa ngày, một ngày hay một tháng...?
Thực tế, Công an TP Cần Thơ đã phát hiện việc anh thợ điện
mang tờ 100 USD đến tiệm vàng Thảo Lực đổi vào ngày 30-1
nhưng không lập biên bản VPHC vào thời điểm này mà đến
ngày 13-8 (tức gần tám tháng sau) mới lập biên bản. Đặc biệt
hơn, sau khi không thể khởi tố hình sự chủ tiệm vàng về tội trốn
thuế, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã ký QĐ không
khởi tố rồi chuyển hồ sơ để ngày 4-9 UBND TP ban hành QĐ
xử phạt hành chính chủ tiệm vàng và anh thợ điện. Các chuyên
gia đã chỉ ra rằng QĐ xử phạt hành chính dựa trên biên bản
lập từ ngày 13-8 là không phù hợp với trình tự, thủ tục ban
hành.
Rõ ràng luật quy định phải kịp thời lập biên bản khi phát
hiện cá nhân hoặc tổ chức có hành vi VPHC, mà cơ quan áp
dụng để đến gần tám tháng sau mới lập biên bản là rất không
phù hợp. Tuy nhiên, điều cần phải nói hơn là việc phải lập biên
bản VPHC một cách “kịp thời” là như thế nào thì vẫn không ai
rõ. Các văn bản pháp luật hướng dẫn về việc thi hành Luật Xử
lý VPHC cũng không có hướng dẫn cụ thể về chuyện này.
Đã đến lúc những quy định mang tính “định tính” chứ không
phải “định lượng” như “gửi ngay” hay “kịp thời” cần phải
được sửa chữa, bổ sung nhằm tránh tình trạng tùy tiện, muốn
áp dụng sao cũng được.
Luật sư
PHẠM CÔNG HÙNG
,
cựu thẩm phán TAND Tối cao
Vụ cưagỗkhô vàvụđổi
100USD: Thế nào là
“gửi ngay”, “kịp thời”?
TÂNSƠN
M
ớiđây,TAND
tỉnh Đồng
Tháp đã xử
phúc thẩmvụ tranh
chấp về hợp đồng
tặng cho quyền sử
dụng đất giữa bà
LTB với con trai
là ông VTL.
Vi phạm thỏa
thuận
chăm sóc
Trong đơn khởi
kiện,bàB.trìnhbày:
Nguồn gốc mảnh
đất đang tranh chấp
(diện tích khoảng
8.000m
2
) tại huyện
Cao Lãnh là của vợ chồng bà mua
từ người khác. Năm 1994 chồng
bà chết, bà tiếp tục sử dụng đất và
đứng tên trong giấy đỏ.
Năm 2009, bà kêu ông L. về canh
tác mảnh đất với điều kiện là phải
chăm sóc bà. Sau đó, bà lập di chúc
để lại toàn bộ mảnh đất trên cho ông
L. thừa kế sau khi bà qua đời. Đến
năm 2012, bà lập hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất cho ông L. nên
ông được đứng tên trong giấy đỏ.
Gần đây ông L. và vợ con không
chăm sóc bà như thỏa thuận. Bà phải
tự lo cuộc sống, sinh hoạt gặp nhiều
khó khăn. Bức xúc, bà yêu cầu gia
đình ông L. trả lại đất nhưng ông L.
không chịu. Vì vậy, bà khởi kiện yêu
cầu TAND huyện Cao Lãnh buộc
gia đình ông L. phải trả lại mảnh
đất bà đã tặng cho, đồng thời hủy
giấy đỏ mà ông L. đứng tên.
Làm việc với tòa, ông L. thống
nhất về nguồn gốc đất như bà B.
trình bày. Tuy nhiên, ông khai
thêm là năm 2009 mẹ ông kêu ông
về sống chung để nuôi bà. Khi về
sống chung thì có thỏa thuận là ông
L. được canh tác toàn bộ mảnh đất
đang tranh chấp nhưng hằng năm
phải giao cho mẹ 100 giạ lúa để bà
sinh hoạt. Từ khi thỏa thuận xong
thì hằng năm ông đều thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ cho mẹ như cam kết.
Tuy nhiên, ông không sống chung
với mẹ mà sống cách bà khoảng 10
km và có thăm nom bà mỗi tháng
một lần. Mẹ ông sống với con gái
của ông nên ông có đưa thêm gạo
và đồ sinh hoạt cho mẹ.
Ông L. khai do ông và em trai có
mâu thuẫn nên bà B. không sống
chung với con gái của ông nữa
mà về sống chung với anh em của
ông, không biết lý do gì mà bà lại
khởi kiện đòi đất. Khi hòa giải tại
địa phương, ông có đồng ý trả lại
2.600 m
2
đất nhưng hòa giải không
Mẹ kiện con đòi đất
vì không chăm sóc
Hai cấp tòa sơ, phúc thẩmđều tuyên buộc người con phải trả lại
đất chomẹ vì vi phạm thỏa thuận...
Ông L. vi phạm điều
kiện thực hiện nghĩa vụ
đối với mẹ nên việc mẹ
ông yêu cầu gia đình ông
trả lại đất là có cơ sở.
Quyền đòi lại tài sản tặng cho
Theo Điều 457 BLDS 2015, hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản củamình và chuyển quyền
sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng
cho đồng ý nhận.
Theo Điều 459 BLDS 2015, việc tặng cho bất động sản phải được lập
thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký nếu bất
động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật…
Theo Điều 462 BLDS 2915, bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng
cho thực hiệnmột hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều
kiện tặng cho không được vi phạmđiều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội… Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên
được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản
và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
thành. Nay ông không đồng ý trả
lại đất cho mẹ.
Hai cấp tòa đều
buộc trả đất
Đầu năm2018, TAND huyện Cao
Lãnh đã xử sơ thẩm, tuyên buộc
gia đình ông L. phải trả lại toàn bộ
mảnh đất mà bà B. tặng cho. Ông
L. có nghĩa vụ lập thủ tục sang tên
mảnh đất trên cho bà B đứng tên.
Tòa cũng đình chỉ xét xử đối với
yêu cầu hủy giấy đỏ của bà B. do
bà rút yêu cầu.
có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc
bà B. đến cuối đời. Tuy nhiên, theo
biên bản phiên tòa sơ thẩm và tại
phiên tòa phúc thẩm, ông L. thừa
nhận là bà B. tặng cho ông quyền
sử dụng đất là có điều kiện, theo
đó ông phải nuôi dưỡng, chăm sóc
bà đến cuối đời. Ông L. cũng thừa
nhận là không trực tiếp nuôi dưỡng,
chăm sóc mẹ vì ông ở huyện Cao
Lãnh, còn mẹ ông ở TP Cao Lãnh,
khoảng một tháng ông mới đến
thăm mẹ một lần.
Ông L. khai có cho con gái đến
ở cùng nhà với mẹ để đi học và lo
cơm nước cho bà. Tuy nhiên, việc
con gái ông L. đến ở cùng nhà với
bà B. thực chất là để đi học, không
có thời gian, điều kiện để chăm sóc
bà B. Việc con gái ông L. đến ở nhà
bà B. không phải là điều kiện của
bà B. khi tặng cho quyền sử dụng
đất cho ông L.
Như vậy, ông L. đã không thực
hiện đúng thỏa thuận với bà B., vi
phạm điều kiện thực hiện nghĩa vụ
đối với bà B. nên việc bà yêu cầu
gia đình ông trả lại đất là có cơ sở.
Án sơ thẩm xử buộc gia đình ông
L. trả lại cho mẹ mảnh đất trên là
có căn cứ...•
Ông L. kháng cáo. Mới đây, xử
phúc thẩm, TAND tỉnh Đồng Tháp
nhận định: Mặc dù hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất năm 2012
giữa hai bên không thể hiện điều
kiện là bà B. tặng cho quyền sử
dụng đất cho ông L. thì ông L. phải
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook