266-2018 - page 12

12
NGUYỄNQUYÊN
T
iết học môn tập đọc ngày
14-11 của lớp 4/8, Trường
Tiểu học Nguyễn Bỉnh
Khiêm, quận 1, TP.HCM rất
đặc biệt vì có sự tham dự của
10 phụ huynh.
Phụ huynh đến lớp
“học cùng con”
Sau màn khởi động bằng
một bài hát, cô giáo Trần
Thị Bích Ngọc kiểm tra bài
cũ. Thay vì chỉ định một học
sinh lên trả bài, cô giao toàn
quyền cho một em học sinh
trong lớp. “Bảo Châu, con
hãy mời các nhóm đọc lại bài
“Vua tàu thủy” Bạch Thái
Bưởi
” - cô Ngọc nói.
Rất nhanh, Bảo Châu lên
bảng cầm mic nói dõng dạc:
“Mời nhóm bạn Bảo Ngọc
đứng dậy đọc lại bài. Các
nhóm còn lại lắng nghe
phần đọc của bạn để đưa ra
lời nhận xét”. “Các bạn thấy
nhóm Bảo Ngọc đọc bài thế
nào”, nghe Bảo Châu cất lời,
các nhóm đều giơ tay phát
biểu. Một không khí học tập
hăng say.
“Mời nhóm bạn Minh Thi
nhận xét”. “Em thấy nhóm
Bảo Ngọc đọc một số chỗ
còn vấp”. Cứ thế, phần trả
bài diễn ra sôi nổi do sự tích
cực chủ động của các học
sinh mang lại. Phía dưới, phụ
huynh thấy các con hào hứng
học bài, thi nhau phát biểu
cũng nở nụ cười hạnh phúc.
“Tôi không ngờ các con lại
chủ động như thế” - một phụ
huynh thủ thỉ.
Bước sang bài mới, cô Bích
Ngọc đưa ra cho các trò ba
tỏ: “Tôi cảm thấy yên tâm
khi con được học trong một
môi trường như thế này.
Ở nhà tôi luôn băn khoăn
không biết con đến trường
học như thế nào. Cô dạy ra
sao. Con có tiếp thu được
không. Phương pháp dạy của
cô Ngọc khá hay. Cô chia
các con thành từng nhóm
thảo luận và tạo cơ hội để
các con nêu quan điểm của
mình. Dù đúng hay sai, cô
đều khuyến khích các con
nói. Chính vì thế, con tôi
trở nên mạnh dạn hơn nhiều.
Khi tôi được dự giờ học của
con, tôi đã hiểu được điều
đó. Tôi chỉ mong trường sẽ
tổ chức nhiều tiết học mở
hơn nữa để phụ huynh có
cơ hội hiểu thêm về việc
học cũng như công việc
của các cô”.
Trong khi đó, anh Nguyễn
Trung Nhân (phụ huynh em
Nguyễn Minh Thi) cho biết
tiết học mở là một ý tưởng
hay. Đây là sự tương tác
giữa nhà trường, phụ huynh
và giáo viên. “Tiết học mở
là cơ hội để phụ huynh biết
được con chúng ta đang học
gì, được dạy như thế nào và
cũng là cơ hội để phụ huynh
tiếp xúc với cách dạy của cô,
hiểu rõ hơn về vai trò của
mình trong việc học cùng
con. Dự giờ tôi mới thấy cô
giáo vất vả như thế nào khi
một mình quán xuyến lớp
học gần 50 em. Hơn nữa,
cô còn biết cách khơi gợi
tinh thần học hỏi của trò,
khuyến khích các bé tự tin
bày tỏ ý kiến của mình. Đó
là điều quan trọng mà ngày
xưa chúng tôi không có
được” - anh Nhân chia sẻ.•
“Open house” - Phụ huynh
vào lớp học cùng con
Với mục đích
công khai
chất lượng
đào tạo cũng
như tạo sự
yên tâm cho
phụ huynh,
một số
trường tiểu
học trên địa
bàn TP.HCM
đã thực hiện
tiết học
“open house”.
Việcthựchiệncáctiếthọcmở
là một trong những hình thức
công khai chất lượng giáo d c
của nhà trường v i ph huynh.
Nhà trườngmong r ngqua các
tiết họcnhư thế, cô tự tin,mạnh
dạn, trò học tốt và ph huynh
yên tâm khi gửi con ở trường.
NGUYỄN THỊ NGUYỆT THU
,
Phó Hiệu trưởng nhà trường
Tiêu điểm
Nhiều trường tiểu học công lập trên địa bàn TP.HCM sẽ
tổ chức tuần lễ “open house” - mời ph huynh đến dự giờ
học cùng con đến ngày 20-11-2018. Sở khuyến khích các
trường tiểu học thực hiện tiết học“open house”tại cácmôn
học như toán, tiếng Việt, khoa học, sử, địa l .
Việc thực hiện tiết họcmở sẽ giúp ph huynh hiểu hơn về
con em cũng như công tác giảng dạy của thầy cô giáo. Qua
đó ph huynh và giáo viên có thể cùng chia sẻ công việc, từ
đó việc giáo d c học sinh đạt kết quả tốt hơn.
Ông
NGUYỄN QUANG VINH
,
Trưởng phòng Giáo dục
tiểu học, Sở GD&ĐT TP.HCM
Tiết học tập đọc của lớp 4/8 Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh khiêm(quận 1, TP.HCM) có sự thamdự của
các phụ huynh. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
quả trứng rồi hỏi: “Các con
thấy vẽ trứng có khó không?”.
Trước câu hỏi của cô, các
trò lại giơ tay phát biểu. Có
em cho rằng quả trứng tròn
nên rất khó để vẽ cho đẹp.
Hay làm thế nào để có thể
vẽ quả trứng thật tròn. Kết
lại cuộc thảo luận, cô Ngọc
nói: “Vậy để giải đáp câu hỏi
trên, hôm nay cả lớp sẽ học
bài vẽ trứng nhé”.
Cô Ngọc đã bắt đầu bài
học bằng sự khơi gợi trí
tưởng tượng của học trò.
Trong giờ học cô chia lớp
thành từng nhóm nhỏ, cùng
thảo luận bài, cùng đọc bài
và phản biện lại ý kiến của
các bạn trong lớp.
Hăng say phát biểu, bé Bùi
Mai MinhAnh (học sinh lớp
4/8) cho biết “em rất vui khi
có ba tham dự giờ học. Như
Qua các tiết học
như thế, cô tự tin,
mạnh dạn, trò học
tốt và phụ huynh
yên tâm khi gửi con
ở trường.
vậy ba có thể thấy trên lớp em
học thế nào, hiểu về chương
trình học ra sao. Về nhà, ba
mẹ có thể cùng em học bài”.
“Tôi cảm thấy
yên tâm”
Thích thú khi được tham
dự tiết học cùng con, chị
Đoàn Thị Kim Anh (một
phụ huynh của lớp) bày
Đời sống xã hội -
ThứSáu16-11-2018
Tại TP.HCM, trục đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện, Đỗ
Quang Đẩu có nhiều loại hình dịch vụ như bar, club, nhà
hàng, quán ăn…, trong đó có nhiều dịch vụ khá nhạy cảm.
Do vậy, việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành
mạnh, bảo vệ cho nữ lao động là rất cần thiết nhằm tạo ổn
định an ninh trật tự của địa phương.
Qua kết quả khảo sát bước đầu do các nhóm cộng đồng
thực hiện tại 52/112 cơ sở kinh doanh dịch vụ tại khu vực
này, chỉ khoảng 10% các nữ lao động tại khu vực sử dụng
bao cao su khi tiếp khách và số lao động đi khám sức
khỏe định kỳ theo tháng hoặc quý chiếm tỉ lệ cực kỳ thấp.
Nhận thấy vấn đề đáng lưu tâm này, Chi cục Phòng,
chống tệ nạn xã hội TP.HCM đã phối hợp với Trung
tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng SCDI, chính
quyền địa phương và một số đơn vị khác thành lập CLB
Sen Hồng tại địa chỉ 109B Phạm Ngũ Lão (quận 1). Đây
là mô hình hỗ trợ, tư vấn, can thiệp giảm hại cho nữ lao
động làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ trên hai tuyến
đường Phạm Ngũ Lão và Bùi Viện.
Với nòng cốt là CLB Sen Hồng, sau đó Chi cục Phòng,
chống tệ nạn xã hội TP.HCM đã tiếp tục phối hợp với
SCDI xây dựng thí điểm “Mô hình hỗ trợ, can thiệp giảm
hại đối với nữ lao động đang làm việc tại các cơ sở kinh
doanh dịch vụ có điều kiện” trên địa bàn phường Phạm
Ngũ Lão.
Qua tám tháng hoạt động, hiện các thành viên của CLB
Sen Hồng đã tổ chức tiếp cận lao động làm việc tại các cơ
sở kinh doanh dịch vụ để tư vấn, truyền thông cá nhân với
264 khách hàng về phòng ngừa các bệnh lây qua đường
tình dục, HIV, các tình huống rủi ro trong công việc và cách
giải quyết các tình huống rủi ro. Truyền thông trực tiếp
tư vấn 446 người, tổ chức sinh hoạt tại cộng đồng với 33
lượt khách hàng, phát tài liệu tuyên truyền, truyền thông
cho 262 lượt khách hàng, phát 1.478 bao cao su; thực hiện
chuyển gửi 155 người cần hỗ trợ về y tế.
Đồng thời Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP cũng
ký kết ghi nhớ với các đơn vị cung cấp các dịch vụ can
thiệp giảm hại, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho mô hình
“Hỗ trợ can thiệp, giảm hại đối với nữ lao động đang làm
việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ” trong năm 2018 trên
địa bàn TP. Ngoài ra, chi cục còn phối hợp với Phòng LĐ-
TB&XH quận Bình Tân và UBND phường Bình Trị Đông
B (quận Bình Tân) để xây dựng triển khai mô hình giúp
đỡ, hỗ trợ cho các nữ lao động nhằm đảm bảo quyền của
người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ
dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.
GIA NGHI
Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP.HCMtổ chức các buổi tuyên
truyền về tác hại củamại dâmđối với người dân ở địa bàn dân cư.
Ảnh: VD
CLBSenHồnghỗ trợnữ laođộng làmở bar, club...
TP.HCMđã xây dựngmô hình hỗ trợ, can thiệp giảmhại, giúp nữ lao động làmở các “dịch vụ nhạy cảm” hòa nhập cộng đồng.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook