266-2018 - page 9

9
Thí điểm quản xe ôm công
nghệ ở Hà Nội và TP.HCM?
Cơ quan chuyên trách đang đề ra các giải pháp quản lý xe ôm công nghệ và
có thể sẽ thí điểm trước ở TP.HCMvà Hà Nội.
KIÊNCƯỜNG
N
gay sau thông tin đề xuất
quản lý xe ôm công nghệ
được đưa ra, dư luận xã
hội có ý kiến đồng thuận và
phản bác. Để làm rõ đề xuất
này, PV
Pháp Luật TP.HCM
đã có cuộc trao đổi với ông
Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch
chuyên trách Ủy ban An toàn
giao thông Quốc gia, người đề
xuất biện pháp quản lý chặt
loại hình xe ôm công nghệ.
Một thế lực mới
.
Phóng viên:
Trước sự phát
triển nhanh của xe ôm công
nghệ, cơ quan chuyên trách về
an toàn giao thông đã đưa ra
đề xuất quản lý loại hình dịch
vụ trên. Ông có thể nói rõ hơn
về vấn đề này?
+ Ông
Khuất Việt Hùng:
Đầu tiên cần
phảithấyrõthực
tế hiện nay, với
sự ra đời và gia
nhập thị trường
củacácnền tảng
công nghệ như
GrabBike, Go-Bike, FastGo,
Vato..., vận tải hành khách bằng
mô tô, xe máy đang trở thành
một thế lực trong vận tải. Loại
hình xe ôm công nghệ đang
quy tụ hàng trăm ngàn người,
phương tiện tham gia... và đã
chiếm thị phần đáng kể trong
lĩnh vực vận tải.
.
Câu chuyện quản lý luôn
gây ra nhiều tranh cãi, nhất là
giới tài xế xe ôm công nghệ.
TP.HCM cũng đã từng quản lý
xe ôm bằng hình thức nghiệp
đoàn nhưng không thành công.
Vậy chúng ta sẽ quản lý xe ôm
công nghệ với mô hình nào
khi chưa có tiền lệ và cả cơ
sở pháp lý?
+
Hiện nay Bộ GTVT có
Thông tư 08 quy định vận
chuyển hành khách bằng ô tô,
xe máy. Tuy nhiên, quy định về
vận chuyển hành khách bằng xe
máy thì không nhiều, không có
những quy định về an toàn mà
chỉ quy định thông thường cho
hoạt động xe ôm truyền thống
nhỏ lẻ và chủ yếu là các quy
định trách nhiệm của chính
quyền địa phương.
Chắc chắn sẽ có ý kiến cho
rằng cái gì chúng ta cũng muốn
quản lý nhưng cần phân tích ở
đây trách nhiệm của Nhà nước
khi phát hiện ra trong thực tiễn
của xã hội có những vấn đề mà
nó ảnh hưởng đến lợi ích của
người dân, an nguy giao thông,
tạo ra sự cạnh tranh không bình
đ ng thì chúng ta có trách nhiệm
phải ban hành các quy định cần
thiết để quản lý.
Chúng tôi đang đề nghị Bộ
GTVT trao đổi với Hà Nội và
TP.HCM để làm thí điểm hình
thức quản lý, phải bàn trực tiếp
với các đơn vị kinh doanh nền
tảng công nghệ và địa phương
đó là làm sao để quản lý cho tốt.
An toàn cho lái xe lẫn
hành khách
.
Vậy cụ thể việc quản lý sẽ
như thế nào, đơn vị nào quản lý?
+ Đầu tiên phải coi xe ôm
công nghệ là hình thức vận tải
hành khách và hình thức vận
tải hành khách là do ngành
giao thông quản lý. Tất nhiên,
quản như thế nào cần phải bàn
bạc cụ thể và thí điểm, trên cơ
sở các hãng công nghệ quản
lý tài xế và Nhà nước quản lý
các nền tảng công nghệ này.
Về quản lý, có các vấn đề cần
thiết lưu ý về an toàn, về luật
như người lái xe phải có bằng
lái, xe phải có đầy đủ điều kiện
an toàn như gương, thắng, mũ
bảohiểmđạt chuẩn.Đối với dịch
vụ này thì tôi đề nghị mũ phải
an toàn hơn bình thường như
mũ phủ 3/4 đầu, mũ toàn đầu.
Quy định cũng phải đặt ra
việc cơ quan chức năng kiểm
soát dữ liệu của người lái xe
thông qua app của nền tảng công
nghệ đó. Khi anh vi phạm về
an toàn giao thông như chạy
ngược chiều, quá tốc độ... thì
dữ liệu đó sẽ phải chuyển cho
Sở GTVT hay cơ quan công
an để chế tài, xử lý. Rồi vấn
đề bảo hiểm cho hành khách
đi xe là trách nhiệm của hãng
hay của người lái. Khách đi xe
buýt, taxi... đều có bảo hiểm
h n hoi thì đi xe ôm công nghệ
cũng vậy, đó là bình đ ng.
Chưa hết, đó còn là vấn đề
về thuế, hiện nay Grab là đơn
vị tiên phong trong việc đóng
thuế cho các bác tài xe ôm
công nghệ.
.
Ông có lo ngại khi đặt ra
việc quản lý, các nền tảng công
nghệ và cả những bác tài sẽ
không hợp tác?
+ Ngược lại là khác, chúng
tôi đã làm việc với Grab, Go-
Viet... thì họ đềumongmuốn là
sẽ có các biện pháp đảm bảo an
toàn cho khách của mình, cho
lái xe của mình. Các nền tảng
này cho biết sẽ cùng phối hợp
với cơ quan chức năng để quản
lý. Phải thấy rằng bản chất khi
đưa ra quy định là cho những
người lái xe ôm, an toàn cho
họ, an toàn cho khách, xã hội
nhìn nhận là dịch vụ tốt, qua
đó sẽ đi nhiều hơn.
Tôi cũng lưu ý không nên
quá vội vàng vì dù sao loại hình
này cũng được nhiều người ưa
chuộng, sửdụng nên phải truyền
thông điệp đến các bác tài lẫn
người sử dụng. Quản lý là tốt
cho họ và bảo vệ họ.
. Xin cám ơn ông.•
Nguy cơ tai nạn gấp 4-6 lần
.
Đề xuất này đã nghiên cứu c thể về ảnh hưởng an toàn giao
thông của xe ômcôngnghệ chưa?Ông có thể chia sẻ kinhnghiệm
quản lý xe ôm của các nước?
+
Chúng tôi có nghiên cứu rất sâu về mức độ an toàn về sử
dụng điện thoại đi động khi điều khiển mô tô, xe máy, ô tô và
vừa hoàn thành xong. Theo nghiên cứu này, thông thường khi
đi mô tô, xemáy dùng điện thoại di động thì nguy cơ tai nạn là
gấp 4-6 lần so với bình thường. Về kinh nghiệm các nước, Thái
Lan có quản lý xe ôm và bắt phải đăng ký. Tuy nhiên, quản lý
giao thông với nền tảng công nghệ là vấn đềmới nên các nước
phải học kinh nghiệm lẫn nhau, như Malaysia vừa gặp tôi để
trao đổi các kinh nghiệm về quản lý.
“Tôi cũng lưu ý không
nên quá v i vàng vì
dù sao loại hình này
cũng được nhiều người
ưa chu ng, sử dụng
nên phải truyền thông
điệp đến các bác tài lẫn
người sử dụng...”
Nhà đầu tư viện nhiều lý do để
tăng phí BOT Bến Thủy
(PL)- Tập đoàn Cienco 4 vừa kiến nghị Bộ GTVT
về việc điều chỉnh mức thu phí dịch vụ sử dụng
đường bộ tại trạm thu phí Bến Thủy và Bến Thủy
2 (Nghệ An, Hà Tĩnh). Cienco 4 là nhà đầu tư dự
án xây dựng tuyến tránh TP Vinh, dự án nâng cấp
mở rộng quốc lộ 1 đoạn Nam cầu Bến Thủy - tuyến
tránh TP Hà Tĩnh và các hạng mục bổ sung theo
hình thức BOT.
Căn cứ theo thỏa thuận hợp đồng và quy định tại
Thông tư số 35/2016/TT-Bộ GTVT ngày 15-11-
2016 về mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ
các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh
do Bộ GTVT quản lý, Cienco 4 kiến nghị Bộ GTVT,
Ban quản lý dự án 6 chấp thuận điều chỉnh tăng mức
thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ trạm thu phí Bến
Thủy và Bến Thủy 2 từ ngày 1-1-2019 với mức giá
được áp dụng như sau: Nhóm xe đang có mức phí là
40.000 đồng/lượt sẽ được điều chỉnh tăng lên 47.000
đồng/lượt; 75.000 đồng/lượt tăng lên 89.000 đồng/
lượt; 120.000 đồng/lượt tăng lên 142.000 đồng/lượt;
180.000 đồng/lượt tăng lên 212.000 đồng/lượt.
Tập đoàn Cienco 4 nêu lý do tăng phí là nhằm
đảm bảo chi trả phần lớn các khoản chi cho dự án
như chi phí bảo trì, vận hành, quản lý thu phí, chi
trả nợ gốc, lãi vay cho ngân hàng theo hợp đồng
tín dụng đã ký và không bị mất cân đối quá lớn
nguồn vốn.
VIẾT LONG
TP.HCM chi gần 10 tỉ thuê máy bơm
“khủng” chống ngập
(PL)- UBND TP.HCM vừa đồng ý giao cho
Trung tâm chống ngập TP tạm thanh toán tiền thuê
dịch vụ bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh
với mức hơn 9,8 tỉ đồng trong một năm. Đây chỉ là
mức tạm tính trong khi chờ cấp thẩm quyền hướng
dẫn thủ tục nghiệm thu, thanh toán giá thuê máy
bơm “khủng” chống ngập.
Trung tâm chống ngập sẽ dùng tiền từ nguồn
kinh phí duy tu được giao năm 2018 để thanh
toán cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp
Quang Trung - chủ đầu tư dự án máy bơm “khủng”
chống ngập.
Trước đó Công ty Quang Trung đề nghị giá thuê
máy bơm là 24,4 tỉ đồng mỗi năm, song TP chỉ đưa
giá gần 10 tỉ đồng. Trong thời gian bàn thảo, giữa
tháng 8, chủ đầu tư đề nghị TP tạm ứng 30 tỉ đồng
để trang trải kinh phí. Do không được đáp ứng, chủ
đầu tư ngừng vận hành máy bơm từ đầu tháng 9.
Trung tâm chống ngập phải huy động ba máy bơm
của Công ty Thoát nước đô thị (tổng công suất 5.200
m
3
/giờ) tạm thời xử lý ngập ở đường Nguyễn Hữu
Cảnh, quận Bình Thạnh.
Đến đầu tháng 10, chủ đầu tư cho biết sẽ vận hành
máy bơm trở lại sau khi TP cam kết ứng trước gần
10 tỉ đồng để thuê trong một năm.
Máy bơm “khủng” có công suất 97.000 m
3
/giờ được
Công ty Quang Trung đề xuất chính quyền TP.HCM
sử dụng chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh từ ngày
2-10-2017 với cam kết “không hết ngập không lấy
tiền”. TP đánh giá siêu máy bơm cơ bản mang lại hiệu
quả, giúp các phương tiện lưu thông thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, thực tế trong 23 lần hoạt động thì có sáu lần
tuyến đường này vẫn ngập.
TÁ LÂM
Chủ đầu tư cho biết chi phí để nghiên cứu, lắp đặt
máy bơm“khủng” chống ngập là hơn 100 tỉ đồng.
Ảnh: TRUNGTHANH
Tiêu điểm
Người lái xe ôm công nghệ
vừa sử dụng điện thoại vừa điều
khiểnphươngtiệnlàviphạmluật
giao thông. Hiện nay chúng ta
đang cấm hành vi này vì rõ ràng
rất nguy hiểm. Trước thực tế đó,
PhóThủtướngChínhphủTrương
HòaBình,ChủtịchỦybanAntoàn
giao thông Quốc gia, đã chỉ đạo
BộGTVT nghiên cứu, đề xuất các
biện pháp quản lý loại hình này.
Hiện nay, loại
hình xe ôm
côngnghệ được
nhiều người
ưa chu ng.
Ảnh: HTD
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook