266-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu16-11-2018
Đầu tư phát triển an ninh công
nghệ cao - CNC) cầm đầu đã thu
lời bất chính gần 10.000 tỉ đồng. Độ
“khủng” của đường dây này được
thể hiện qua 25 đại lý cấp 1 và gần
6.000 đại lý cấp 2, có 43 triệu tài
khoản đăng ký đánh bạc.
Quá trình xét hỏi tại tòa, lời khai
của các “con bạc” cho thấy nhiều
người đã đánh cược tất cả vào đây
và phần lớn đều trắng tay, trong đó
có bị cáo Phạm Quang Thành (30
tuổi, trú tại Đà Nẵng, bị truy tố về
tội đánh bạc). Thành tham gia đánh
bạc và phát sinh giao dịch mua bán
rik trên hệ thống game bài Rikvip từ
tháng 6-2016 đến tháng 6-2017 với
tên đăng nhập là “bannhachoirik122”
(bán nhà chơi rik).
Bị cáo mua bán với nhiều đại lý
khác nhau nhưng chủ yếu là đại lý
cấp 1 của Cù Huy Thiện (30 tuổi, trú
tại Đà Nẵng, bị truy tố tội tổ chức
đánh bạc) với tổng giao dịch hơn 3
tỉ rik (tương đương 2,6 tỉ đồng). Có
những ngày Thành tham gia tới 70
phiên đánh bạc trực tuyến, trong đó
có phiên đặt cược cao nhất là 130
triệu rik, tương đương hơn 107 triệu
đồng. Thành khai: “Bị cáo đã bị thua
khoảng 3 tỉ đồng, mặc dù tên đăng
nhập để chơi bạc là “bán nhà chơi
rik” nhưng thực tế bị cáo chưa phải
bán nhà mà chỉ... bán ô tô”.
Thành cho biết bản thân làm công
nhân, lương tháng 10 triệu đồng.
Khi chủ tọa hỏi việc chơi bạc mất
nhiều tiền như vậy thì nuôi gia đình
ra sao, bị cáo cúi mặt: “Bị cáo không
ngờ chơi giải trí, sau ham quá. Giờ
bị cáo cảm thấy ân hận, ảnh hưởng
xấu tới gia đình”.
Bị cáo Liêu Văn Hoàng (23 tuổi,
trú tại Cao Bằng, bị truy tố tội đánh
bạc) thì khai để có rik tham gia
trò đỏ đen, bị cáo giao dịch bằng
tài khoản ngân hàng. Hoàng sử
dụng điện thoại di động cá nhân để
đăng nhập vào hệ thống đánh bạc,
số tiền đặt nhiều nhất là hơn 150
triệu rik, lần trúng thưởng nhiều
nhất là hơn 200 triệu rik. Trước
khi tham gia đánh bạc, Hoàng làm
nghề kiếm tiền trên YouTube, thu
nhập trung bình khoảng 10 triệu
đồng/tháng.
HĐXX hỏi có suy nghĩ gì không,
Hoàng đáp dù có ít tiền nhưng khi
tham gia có thắng cược nên ngày
càng đánh lớn. Mục đích chơi ban
đầu của bị cáo chỉ là giải trí nhưng
sau đó ngày càng ham...
Bán nhà, vợ bỏ đi
vì mê Rikvip
“Cơn lốc” Rikvip không phân
biệt địa lý, giàu nghèo hay tuổi tác.
Tưởng chừng chỉ những thanh niên
trẻ tuổi mới sa ngã trước sự cám dỗ
nhưng nhiều bị cáo lớn tuổi cũng
dính vào.
Bị cáo Phạm Quang Minh (44
tuổi, trú tỉnh Thái Bình, bị truy tố
tội đánh bạc) cho biết bắt đầu tham
gia đánh bạc bằng game bài Rikvip/
Tip.Club từ tháng 6-2016 đến tháng
8-2017 với hình thức tài xỉu. Để có
thể tham gia đường dây đánh bạc,
TUYẾNPHAN
N
gày 15-11, phiên sơ thẩm xét
xử cựu trung tướng công an
Phan Văn Vĩnh cùng đồng
phạm trong vụ án đánh bạc trực
tuyến ngàn tỉ bước sang ngày làm
việc thứ tư. HĐXX tiếp tục với
phần xét hỏi các bị cáo thuộc nhóm
tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
Thu nhập 10 triệu,
“đốt” vào Rikvip 3 tỉ
Theo hồ sơ, chỉ sau hơn hai năm
vận hành, đường dây đánh bạc trực
tuyến do Phan Sào Nam (cựu giám
đốc Công ty CPVTC truyền thông
trực tuyến) và Nguyễn Văn Dương
(chủ tịch HĐTV Công ty TNHH
Bị cáo Phan Văn Vĩnh tại tòa. Ảnh: TP
Bánnhà, vợbỏ
vì cờbạc do2
cựu tướng công
an “bảo kê”
Hầu hết thời gian tòa thẩmvấn các bị cáo
khác, ông Vĩnh và ông Hóa ở trong phòng
chăm sóc y tế.
bị cáo nạp tiền bằng thẻ điện thoại
của các nhà mạng viễn thông hoặc
nạp tiền qua dịch vụ trực tuyến của
ngân hàng.
Minh sử dụng tên đăng nhập
“anhminhvt102”. Minh mua bán,
giao dịch rik với nhiều đại lý khác
nhau nhưng chủ yếu là qua đại lý
cấp 1 của TrầnQuangHạnh (31 tuổi,
trú quận Cầu Giấy, Hà Nội; đã bỏ
trốn nên tạm đình chỉ vụ án về tội
tổ chức đánh bạc). Tổng số rik mà
bị cáo mua bán qua 161 lần giao
dịch là gần 19 tỉ rik, tương đương
gần 16 tỉ đồng.
Tại tòa Minh khai làm nghề tự
do, có kinh doanh thêm đồ ăn sẵn,
thu nhập khoảng trên dưới 10 triệu
đồng. Nguồn tiền đánh bạc do bị cáo
tích cóp từ khi lập gia đình cũng
như quá trình làm ăn.
Sau hơn một năm tham gia, bị cáo
thua tổng cộng khoảng 2 tỉ đồng, số
tiền này là vay mượn người thân,
hàng xóm, thậm chí là phải bán
nhà để trả nợ. Nghe tới đây, chủ tọa
phiên tòa hỏi: “Vậy vợ con bị cáo
đi đâu, ở đâu?”. Minh cúi mặt, đáp
rằng vợ bị cáo đã bỏ đi đâu không
rõ. Minh nói đã nhận ra hậu quả và
rất hối hận về hành vi của mình.
Hôm nay, 16-11, tòa tiếp tục
làm việc.•
Ông Hóa, ông Vĩnh lần lượt
vào phòng y tế
Sáng 15-11, sau khi phiên tòa bắt đầu được ít phút,
bị cáo Phan Văn Vĩnh (cựu tổng cục trưởng Tổng cục
Cảnh sát) được đưa vào phòng chăm sóc y tế. Tình
trạng này lặp lại vào chiều cùng ngày. Hầu hết thời
gian của ngày xét xử thứ tư, bị cáoVĩnh ở trong phòng
chăm sóc y tế.
Tương tự, ôngNguyễnThanhHóa (cựucục trưởngCục
C50) cũng phải vào phòng chăm sóc y tế khá lâu mới
trở lại phòng xét xử. Đến chiều, ông Hóa một lần nữa
phải di chuyển vào phòng y tế để đảm bảo sức khỏe.
Trước đó, trong ngày làm việc thứ ba, luật sư bào
chữa cho hai cựu tướng công an nói trên đề nghị cho
thân chủ của mình được vào nằm trong phòng y tế vì
cả hai bị huyết áp tăng.
Nhằm bảo đảm sức khỏe cho các bị cáo, HĐXX đã
đồng ý đề nghị này.
Phản cung rồi lại nhận tội
Tại phần xét hỏi ngày 14-11, bị cáo Trần Thiện Tiến (31
tuổi, trú tỉnh Thái Nguyên, bị truy tố tội đánh bạc) khi
được HĐXX hỏi đã thay đổi lời khai so với bản cung tại
CQĐT.Theođó,Tiếnmộtmực khẳngđịnhchỉ códuynhất
nickname tham gia đánh bạc là “Thông minh hơn”. Khi
chủ tọa cùng đại diệnVKS nhiều lần hỏi về việc tại CQĐT
bị cáo khai còn một nickname khác là “Mất nhiều 0123”,
Tiến nhất quyết phủ nhận. Thậm chí bị cáo này còn khai
được điều tra viên đọc, ký vào biên bản nhằmgiúp hoàn
thiện hồ sơ... Trước việc phản cung này, đại diệnVKS cho
hay qua xác minh thì Tiến có dấu hiệu của việc sử dụng
ma túy, vì vậy đề nghị HĐXX bác quan điểm của bị cáo.
Đến sáng 15-11, Tiến lại thay đổi lời khai. Cụ thể, chủ
tọa cho biết có nhận được bản báo cáo của Tiến, trong
đó khẳng định bị cáo phản cung là vì bị ốm, uống nhiều
thuốc, đầu óc không tỉnh táo nên đã khai không đúng
trước tòa. Tiến thừa nhận nick “Mất nhiều 0123” là của
mình, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Đường dây đánh bạc này
có 25 đại lý cấp 1 và gần
6.000 đại lý cấp 2, có 43
triệu tài khoản đăng ký
đánh bạc.
Tòanào có quyềnxemxét kháng cáo quáhạn?
Theo dự kiến, hôm nay TAND TP.HCM sẽ xử phúc
thẩm vụ ly hôn tranh chấp về nuôi con, chia tài sản giữa
vợ chồng ông H. Đáng chú ý trong vụ này là việc xem xét
đơn kháng cáo quá hạn của bị đơn.
Theo hồ sơ, tháng 7-2016, vợ ông H. nộp đơn xin ly hôn
với ông. Ngày 18-7, TAND quận 6 (TP.HCM) xử sơ thẩm,
tại tòa ông H. vắng mặt, chỉ có đại diện theo ủy quyền của
ông (giải quyết về tranh chấp tài sản) có mặt.
Do không đồng tình về phần tài sản và con chung nên dù
chưa nhận được bản án sơ thẩm nhưng ngày 7-8 ông H. nộp
đơn kháng cáo tại TAND quận 6. Tòa này ra thông báo đóng
tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và ông H. đã đóng. Ngày
31-8, TAND TP.HCM có thông báo thụ lý vụ án để xét xử
phúc thẩm, cùng ngày ông H. nhận được bản án sơ thẩm.
Sau đó, tòa phúc thẩm cho rằng một phần yêu cầu kháng
cáo của ông H. về phần tài sản đã quá thời hạn quy định
nhưng ông chưa trình bày rõ lý do và chứng minh cho việc
kháng cáo quá hạn nên tòa ra thông báo yêu cầu ông H.
nộp. Ông H. trình bày rằng ông không ủy quyền cho người
đại diện quyền kháng cáo. Mặt khác, ông vắng mặt tại
phiên tòa sơ thẩm nên có quyền kháng cáo trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày nhận được bản án sơ thẩm. Do đó ngày
7-8 ông kháng cáo là đúng hạn chứ không quá hạn.
Ngày 25-10, TAND TP.HCM mở phiên họp xét kháng
cáo quá hạn. Theo tòa, khoản 1 Điều 273 BLTTDS quy
định thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày
kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại
tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính
đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận
được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Trong khi người đại diện theo ủy quyền của ông H. về
phần tranh chấp tài sản có mặt tại tòa nên thời hạn kháng
cáo với phần quyết định về tài sản được xác định là 15
ngày kể từ ngày tuyên án. Tức kháng cáo của ông H. đối
với phần này là quá hạn mà không có lý do chính đáng
nên không được chấp nhận. Những nội dung kháng cáo
khác của ông H. trong thời hạn luật định nên được chấp
nhận. Ông H. khiếu nại việc giải quyết này nhưng chưa
nhận được phản hồi.
Ngày 12-11, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, phía
TAND quận 6 cho rằng tòa phúc thẩm giải quyết thế nào
về kháng cáo quá hạn thì tòa này chấp nhận với quyết
định đó. Chúng tôi cũng liên hệ với TAND TP.HCM để
tìm hiểu thông tin nhưng chưa thể đăng ký làm việc.
Theo ThS Huỳnh Quang Thuận, giảng viên Trường
ĐH Luật TP.HCM, Điều 283 và Điều 285 BLTTDS quy
định tòa phúc thẩm phải vào sổ thụ lý vụ án khi nhận được
hồ sơ vụ án do tòa án cấp sơ thẩm chuyển lên sau khi chấp
nhận đơn kháng cáo hợp lệ. BLTTDS không quy định sau
khi thụ lý vụ án, tòa án cấp phúc thẩm có được quyền xem
xét lại việc nhận và xử lý đơn kháng cáo của tòa sơ thẩm
hay không. Đồng thời, luật cũng không quy định cách
thức xử lý khi HĐXX phúc thẩm phát hiện cấp sơ thẩm
thụ lý đơn kháng cáo không đúng...
YẾN CHÂU
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook