273-2018 - page 12

12
TRẦNNGỌC
“B
ệnhviện (BV)Nhân
dân 115 TP.HCM
tiếp nhận không ít
học sinh (HS)THPTđếnkhám
rối loạn tâm thần (stress, lo
âu, trầm cảm)” - TS-BS Đinh
Vinh Quang, Trưởng khoa
Nội thần kinh, BVNhân dân
115, cho biết.
Sợ “xanh mặt” kỳ thi
cuối cấp
Vốn thôngminh, dí dỏm, H.
(nam sinh lớp 12 một trường
THPT trên địa bàn quận 10,
TP.HCM) luôn được bạn bè
quý mến. Tuy nhiên, gần đây
H. thường bị mất ngủ, đau
đầu, đau nhức cơ thể, chóng
mặt, thiếu tập trung trong giờ
học, kết quả học tập giảm sút
thấy rõ.
Sau khi được đưa đến BV
khám, các bác sĩ nhận định
H. stress khá nặng do phải
“nhồi nhét” quá nhiều bài vở.
Chưa hết, áp lực kỳ thi cuối
cấp và kỳ thi THPT quốc gia
cũng là nguyên nhân đẩy H.
rơi vào tình trạng trên. “Sau
khi tìm được nguyên nhân
khiến H. bị stress, bác sĩ đã
tư vấn cùng gia đình tháo gỡ
những điểm mấu chốt. Sau
thời gian ngắn, nếu tình trạng
không cải thiện, các bác sĩ
buộc phải dùng thuốc” - BS
Quang cho biết.
Trường hợp tiếp theo là
của M. (nữ sinh lớp 10 một
trường THPT trên địa bàn
quận 1, TP.HCM), bị rơi vào
trạng thái trầm cảm sau khi
nhập học chừng hai tháng.
Do hoàn cảnh khó khăn nên
hằng ngàyM. đến trường bằng
YDược TP.HCM) vừa được
trình bày tại hội nghị khoa
học do BV quận Thủ Đức
(TP.HCM) tổ chức mới đây.
Tháng 5-2018, nhóm đã
khảo sát 1.114 HS tại ba
trường THPT trên địa bàn
TP.HCM, thu được 1.089
phiếu hợp lệ đánh giá các
rối loạn tâm thần (stress, lo
âu, trầm cảm). Kết quả cho
thấy hơn 35% có vấn đề liên
quan đến stress, HS có vấn
đề liên quan đến lo âu và
trầm cảm lần lượt là 59% và
gần 39%. Các rối loạn tâm
thần ở HS bậc THPT phần
lớn dưới dạng kết hợp hai
hoặc ba rối loạn với nhau:
Trên 24% chỉ bị một rối loạn
tâm thần (stress, lo âu hoặc
trầm cảm); hơn 20%gặp phải
hai vấn đề rối loạn tâm thần
(stress và lo âu, trầm cảm và
lo âu, stress và trầm cảm);
gần 23%mắc cùng lúc stress,
lo âu và trầm cảm.
Nhóm nghiên cứu cũng ghi
nhận tỉ lệ HS lớp 12 bị stress
và trầm cảm cao hơn HS lớp
10 (lần lượt hơn 1,29 lần và
1,31 lần). Nguyên nhân do
HS lớp 12 có khối lượng bài
vở lớn, lượng kiến thức tiếp
thu nhiều, chưa kể áp lực kỳ
thi cuối cấp và kỳ thi THPT
quốc gia. Đáng lưu ý, HS cảm
nhận kinh tế gia đình ở mức
nghèo có tỉ lệ stress cao hơn
1,5 lần so với những emkhác.
TheoBSTrầnMinhKhuyên,
chuyên khoa tâm thần kinh
và trị liệu tâm lý, giám định
viên pháp y tâm thần, HS
bậc THPT, nhất là các em
lớp 12 do áp lực học hành,
thi cử nên dễ bị rối loạn tâm
thần. Ban đầu là stress, sau
đó đến lo âu và cuối cùng
là trầm cảm. Ở mức độ nhẹ,
mỗi khi nghĩ tới chuyện học
là các em lo lắng, bồn chồn.
Khi trầm cảm trung bình, các
em thường than thở sao mình
lại kém cỏi hơn người khác.
Thậm chí có em muốn chết
vì học hành cực quá, có em
lên kế hoạch tự tử. Ở mức độ
nặng sẽ là nghĩ đến cái chết
bằng cách này hay cách khác.
“Để ngăn ngừa các em bị
rối loạn tâm thần, cha mẹ cần
quan tâm đến cảm xúc của
con, động viên con học hết
mình nhưng đừng quá áp lực
về điểm số, học thì học nhưng
chơi cứ chơi. Đặc biệt, đừng
so sánh sức học của con với
người khác, phải hiểu sức học
của con ởmức độ nào để tránh
đặt ra mục tiêu quá sức” - BS
Khuyên khuyến cáo.•
Học sinh rối loạn tâm thần
vì áp lực học hành
Áp lực học
hành, thi cử,
mặc cảmgia
đình nghèo
khó là những
nguyên nhân
dễ dẫn đến
rối loạn tâm
thần ở học
sinh THPT.
Stress, lo âu, trầm cảm ở HS
bậc THPT nếu được giải quyết
sớm các em vẫn học tập tốt,
sức khỏe bình thường. Ngược
lại sẽ ảnh hưởng nhiều đến
thể chất, tinh thần và học lực
như mất ngủ, lo âu, ăn uống
kém… Tình trạng kéo dài sẽ
khiến các em dễ có suy nghĩ
và hành động tiêu cực, thậm
chí nghĩ đến cái chết.
TS-BS
ĐINHVINH QUANG
,
Trưởng khoa Nội thần kinh,
BV Nhân dân 115 TP.HCM
Họ đã nói
TS-BSĐinh VinhQuang đang khámchomột học sinh lớp 12 bị trầmcảm. Ảnh: TRẦNNGỌC
chiếc xe đạp cọc cạch, trang
phục không được mới, đẹp
như các bạn nữ cùng trang
lứa. Mặc cảm vì gia cảnh
nghèo khó, M. hầu như tách
rời bạn bè.
Chỉ một thời gian ngắn sau
nhập học, M. luôn sống trong
Sau khi được đưa
đến BV khám, các
bác sĩ nhận định H.
stress khá nặng do
phải “nhồi nhét”
quá nhiều bài vở.
Chưa hết, áp lực
kỳ thi cuối cấp và
kỳ thi THPT quốc
gia cũng là nguyên
nhân đẩy H. rơi vào
tình trạng trên.
trạng thái buồn rầu, nhớ trước
quên sau, cáu gắt, dễ nóng
giận. Đáng lo hơn, M. thiếu
tập trung học hành, luôn nghĩ
mình vô dụng, không đáng
sống và đã có lúc nghĩ đến cái
chết. Lo sợ M. có hành động
tiêu cực, gia đình vội đưa M.
tới BV để được thăm khám.
“M. bị trầm cảm do stress kéo
dài. Tình trạng khá nặng nên
bác sĩ phải dùng thuốc điều
trị” - BS Quang cho biết về
sức khỏe của M.
Học sinh lớp 12 bị
rối loạn tâm thần
nhiều nhất
“Tỉ lệ các rối loạn tâm thần
và yếu tố liên quan ở học sinh
THPT tại TP.HCM
” là tên đề
tài nghiên cứu của nhóm tác
giả Thái Thanh Trúc và Vũ
Thị Ly Ly Ngọc (Trường ĐH
Đời sống xã hội -
ThứBảy24-11-2018
Ngày 23-11, theo
vietnamplus.vn
, UBND tỉnh Phú Yên
tổ chức lễ đón bằng công nhận “Lễ cúng trưởng thành của
người Ê Đê ở huyện Sông Hinh và huyện Sơn Hòa, tỉnh
Phú Yên” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Người Ê Đê sinh sống ở tỉnh Phú Yên luôn quan tâm tới
sức khỏe và sự sống con người. Đồng bào quan niệm con
người muốn mạnh khỏe, yên ấm, thành đạt phải thực hiện
các nghi lễ với thần linh để mong sự phù hộ của thần linh.
Trong đó, cúng trưởng thành là một nghi lễ rất quan trọng
của đời người, khẳng định từ thời điểm này người Ê Đê được
cộng đồng thừa nhận đã là người trưởng thành, có thể gánh
vác các công việc nặng nhọc của gia đình, của buôn làng.
Lễ cúng trưởng thành nói riêng cũng như các nghi lễ
vòng đời của đồng bào Ê Đê ở Phú Yên thể hiện sự kết
nối giữa gia đình và cộng đồng. Qua các nghi lễ này, các
phong tục, tập quán xã hội được duy trì; trang phục truyền
thống được sử dụng một cách trân trọng; văn hóa cồng
chiêng cũng được thực hành cùng với các điệu nhảy, điệu
múa truyền thống. Tất cả yếu tố trên tạo nên giá trị văn
hóa đặc sắc của người Ê Đê ở Phú Yên.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phan Đình Phùng
cho biết thời gian tới chính quyền địa phương tiếp tục
tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Ê Đê thực hiện
việc bảo tồn, duy trì tổ chức nghi lễ cúng trưởng thành
trong các gia đình; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ
kinh phí trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nhất
là việc truyền dạy cho đội ngũ kế cận thực hành di sản. 
Bên cạnh đó, tỉnh hướng dẫn các nghệ nhân lập hồ sơ đề
nghị phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” để tôn vinh,
ghi nhận kịp thời những đóng góp to lớn trong việc giữ
gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tuy nhiên, thời gian
thực hành lễ cúng có thể điều chỉnh rút ngắn để phù hợp
với cuộc sống hiện nay, không ảnh hưởng đến công việc
của mọi người trong gia đình, dòng họ và bà con buôn
làng. Việc thực hiện nghi lễ phải đảm bảo an ninh, trật tự,
an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
Theo số liệu thống kê, đồng bào Ê Đê trên địa bàn tỉnh
Phú Yên có dân số gần 25.000 người, sinh sống chủ yếu ở
hai huyện Sông Hinh và Sơn Hòa.
HT
Một điệu
múa truyền
thống trong
lễ cúng
trưởng
thànhđược
tái hiện trên
sânkhấu.
Ảnh: THẾ LẬP
Cấp cứu kịp thời 1 du khách người Mỹ
bị nhồi máu cơ tim
Sáng 23-11, BV đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận và
cấp cứu thành công một du khách người Mỹ bị nhồi máu
cơ tim cấp khi đang đi du lịch Hạ Long cùng gia đình.
Theo
vov.vn
, bệnh nhân là ông Mark Harvey Elovitz,
80 tuổi, quốc tịch Mỹ. Đột nhiên cảm thấy khó thở và
đau thắt ngực trái, ông được gia đình đưa đi cấp cứu tại
BV đa khoa quốc tế Vinmec Hạ Long. Các bác sĩ nhận
định đây là ca bệnh nặng, cần can thiệp khẩn cấp.
BV đa khoa quốc tế Vinmec Hạ Long đã phối hợp
hội chẩn cùng các bác sĩ khoa Tim mạch BV đa khoa
tỉnh Quảng Ninh, tiến hành luồn ống thông đến vị trí
tắc, nong bóng và đặt stent tái thông thành công lòng
mạch bị hẹp khít 99%. Sau gần một tiếng nỗ lực can
thiệp, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.
BS Nguyễn Khắc Linh, Trưởng khoa Nội B, BV đa
khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Khi xe cấp cứu đến,
chúng tôi ra ngay lập tức giải thích, kiểm tra mức độ,
điện tâm đồ, xét nghiệm, nếu có dấu hiệu bất thường hay
chỉ định can thiệp là chúng tôi làm ngay trong giai đoạn
“giờ vàng”, tức là ít nhất sáu giờ từ khi có triệu chứng
của bệnh nhồi máu cơ tim. Chúng tôi cũng đã cấp cứu
cho rất nhiều bệnh nhân nước ngoài, hai tháng gần đây ít
nhất là ba bệnh nhân”.
PV
Lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê là di sản phi vật thể quốc gia
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook