273-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Bảy24-11-2018
Tiêu điểm
KIMPHỤNG
T
rong nhiều vụ việc, nhờ vi bằng
mà người dân có chứng cứ đắc
lực trong giải quyết khiếu nại,
tranh chấp tại cơ quan chức năng
cũng như tại tòa án. Thế nhưng ai
có quyền lập vi bằng, văn bản được
xem là chứng cứ thì phải đảm bảo
thủ tục gì, ai được phép làm chứng,
cá nhân hay tổ chức…? Đó là một
trong rất nhiều câu hỏi của bạn đọc
sau khi
Pháp Luật TP.HCM
đăng tải
bài viết liên quan đến “Phòng làm
chứng” (“văn phòng làmchứng”)Đất
Vàng ở huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Sở Tư pháp
không phạt được
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa
tin, ngày 22-11, Sở Tư pháp và
UBND huyện Hóc Môn, TP.HCM
kiểm tra Công ty Đất Vàng có trụ
sở tại 28/9B Nguyễn Thị Ngâu, xã
Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn.
Đoàn kiểm tra ghi nhận Công ty Đất
Vàng đặt biển quảng cáo “Phòng làm
chứng Đất Vàng” nhưng chưa được
sự chấp thuận của Sở Văn hóa-Thể
thao TP.HCM.
Công ty này được thành lập ngày
17-10-2018 và đăng ký hành nghề
kinh doanh là tư vấn, môi giới bất
động sản, quyền sử dụng đất (trừ tư
vấnmang tính pháp lý) nhưng lại hoạt
động trong lĩnh vực khác với ngành
nghề đăng ký nên đoàn kiểm tra đã
lập biên bản…
Theo Sở Tư pháp, việc Công ty
TNHH Thương mại dịch vụ nhà đất
Đất Vàng (Công ty Đất Vàng) treo
biển hiệu, thực hiện các công việc
giống như công chứng, thừa phát
lại sẽ gây ngộ nhận rất lớn cho người
dân. Tuy nhiên, Sở Tư pháp cho biết
cơ quan này không phạt được Công
tyĐất Vàng. Lý do: Căn cứ quy định
pháp luật hiện hành về công chứng,
thừa phát lại thì những hoạt động
của công ty này như treo biển hiệu
“Phòng làm chứng”, thực hiện soạn
Trụ sở của Công tyĐất Vàng ngày 22-11. Ảnh: KP
Vi bằng của thừa phát lại
lập là nguồn chứng cứ
Thừa phát lại được quyền lập vi
bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ
quan, tổ chức: Là văn bản ghi nhận
sự kiện, hành vi do thừa phát lại lập,
là nguồn chứng cứ để tòa án xem
xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ
để thực hiện các giao dịch hợp pháp
theoquyđịnhcủapháp luật. Xácminh
điều kiện thi hành án: Người được thi
hànhán, người phải thi hànhán, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
việc thi hành án…
(Theo Nghị định 61/2009, Nghị định
135/2013 của Chính phủ và Thông tư liên tịch
09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC)
Chỉ thừa phát lại mới có quyền lập vi bằng
Từ đầu năm 2018 đến nay, Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật (gọi
tắt là hội đồng) huyện Hóc Môn, TP.HCM tổ chức nhiều hội nghị tuyên
truyền về hoạt động của thừa phát lại cũng như các quy định khi chuyển
nhượng quyền sử dụng đất cho người dân trên địa bàn huyện. Ông Phan
Thanh Tùng (Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp TP.HCM) là báo
cáo viên của các hội nghị này. Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến các quy
định về chế định và hoạt động thừa phát lại thì ông Tùng đặc biệt lưu ý
về giá trị pháp lý của việc lập vi bằng nhằm tránh tình trạng ngộ nhận vi
bằng có giá trị tương tự văn bản công chứng, chứng thực. Vi bằng chỉ ghi
nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến như
ghi nhận có việc giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên.
Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản (hợp đồng) công chứng, chứng
thực. Và theo pháp luật hiện hành, cơ quan duy nhất có thẩm quyền lập
vi bằng đó là thừa phát lại.
"Phòng làm chứng" - biến tướng lạ!
Pháp luật hiện hành chỉ quy định về người làm chứng chứ chưa nghe nói đến “phòng làm chứng”
(“văn phòng làm chứng”). Giá trị pháp lý của nó còn nhiều điều đáng bàn.
“Khi người làm chứng bị
“biến tướng” thành một
loại dịch vụ để cung cấp
theo nhu cầu trả tiền của
người cần thì không ổn
về tính pháp lý.” -
LS
Nguyễn Văn Hậu
thảo các văn bản với tư cách “đơn
vị lập văn bản” là chưa đủ cơ sở để
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tư pháp. Đồng thời, công ty này
cũng không phải là một tổ chức bổ
trợ tư pháp thuộc phạm vi quản lý
của Sở Tư pháp.
Sở Tư pháp cũng cho rằng từ
những thông tin về đăng ký hành
nghề kinh doanh của công ty, việc
treo biển hiệu quảng cáo và kết quả
xác minh hoạt động cho thấy công
ty đã có hành vi vi phạm về quảng
cáo không đúng quy định, hoạt động
kinhdoanhngànhnghề
không có đăng ký. Từ
đó, việc xử lý các vi
phạm nêu trên thuộc
thẩmquyềncủaUBND
huyện Hóc Môn.
Làm chứng có
thu phí
như dịch vụ:
Không ổn!
Luật sư (LS)Nguyễn
VănHậu, PhóChủ tịch
Hội Luật giaTP.HCM,
phântích:Tùytheotừng
lĩnhvựcnhưdânsự,hình
sự… mà pháp luật có
quyđịnhcụthểvềngười
làmchứng. Nói chung,
pháp luật hiện hành chỉ
quy định về người làm
chứng chứ chưa nghe
nói đến có “phòng làm
chứng”, (“văn phòng
làm chứng”).
Đối chiếu với trường hợp “Phòng
làmchứngĐấtVàng”màbáođã thông
tin thì công ty này được SởKế hoạch
và Đầu tư cấp phép hoạt động trong
lĩnh vực hành nghề kinh doanh là tư
vấn, môi giới bất động sản, quyền sử
dụng đất (trừ tư vấn mang tính pháp
lý). Trong khi thực tế công ty này hoạt
động “tương tự” như lĩnh vực công
chứng, thừa phát lại là không đúng
với ngành nghề đăng ký trong giấy
phép. Chưa kể đến chuyện công ty
lập văn bản, làm chứng đóng dấu và
dấu giáp lai trong hợp đồng cho thuê
xe, văn bản thỏa thuận… và có thu
phí là một loại hình kinh doanh dịch
vụ liên quan đến cơ quan thuế nữa.
“Làmchứngmà thuphí để thựchiện
côngviệcdịchvụliênquanđếntưpháp
thì liệu có khách quan hay không? Ở
đây, khi người làm chứng bị “biến
tướng” thànhmột loại dịchvụđể cung
cấp theonhucầu trả tiềncủangười cần
thì không ổn về tính pháp lý.
Côngtyđứngralàmngườilàmchứng
là gây ngộ nhận cho người dân về lĩnh
Chiều 23-11, TAND TP.HCM đã tuyên án vụ hàng trăm
tỉ đồng tại Eximbank bị “bốc hơi”. Theo đó, tòa tuyên bố
các bị cáo Hồ Ngọc Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Trần
Nguyễn Xuân Lan, Nguyễn Thị Thi, Cao Lan Phương và
Lương Quốc Anh (cùng là nhân viên Eximbank Chi nhánh
TP.HCM) phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài
sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Cụ thể, HĐXX tuyên phạt bị cáo Thủy bốn năm sáu tháng
tù; các bị cáo Trâm và Thi ba năm tù nhưng cho hưởng án
treo; bị cáo Lan hai năm sáu tháng tù nhưng cho hưởng án
treo; các bị cáo Phương và Anh hai năm tù nhưng cho hưởng
án treo.
HĐXX nhận định căn cứ vào các tài liệu có trong hồ
sơ vụ án, phần tranh tụng công khai tại phiên tòa, các bị
cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội, lời khai của các bị
cáo phù hợp với các chứng cứ khác có trong hồ sơ. Các
bị cáo vì tin tưởng Lê Nguyễn Hưng (nguyên phó giám
đốc Eximbank Chi nhánh TP.HCM) đã thực hiện không
đúng các quy định về quy chế của ngân hàng, tạo điều kiện
cho Lê Nguyễn Hưng lợi dụng rút tiền gửi tiết kiệm trong hệ
thống Eximbank. Tòa cho rằng đã đủ cơ sở kết luận các bị
cáo phạm tội tại khoản 3 Điều 179 BLHS 2015 như cáo buộc
của VKS.
Về phần dân sự, HĐXX nhận định có đủ cơ sở kết luận
chính ông Hưng là người chiếm đoạt tổng cộng hơn 264
tỉ đồng tiền của Eximbank nhưng hiện nay đã bỏ trốn và
CQĐT đang truy nã. Cơ quan CSĐT đã ra quyết định tách vụ
án và quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, quyết định tạm
đình chỉ điều tra bị can đối với Hưng, khi nào bắt được sẽ xử
lý sau là phù hợp.
Vì vậy, HĐXX tuyên buộc Eximbank phải có trách nhiệm
chi trả cả gốc lẫn lãi theo ba sổ tiết kiệm cho bà Chu Thị
Bình khi bà Bình đang giữ sổ gốc như các khách hàng khác. 
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ tháng 1-2012
đến tháng 3-2017, Lê Nguyễn Hưng giả mạo chữ ký của chủ
tài khoản để lập tài khoản giả mạo mang tên Nguyễn Thị
Hồng Lê. Sau đó, Hưng lập giấy ủy quyền giả mạo việc bà
Chu Thị Bình ủy quyền cho bà Lê và Nguyễn Đăng Phong
để rút tiền của Eximbank Chi nhánh TP.HCM liên quan đến
các tài khoản tiết kiệm của các bà Chu Thị Bình, Phùng Thị
Phẩm và Lê Thị Minh Quí.
Đồng thời, Hưng gian dối để tạo sự tin tưởng cho các nhân
viên là các bị cáo Thủy, Thi, Trâm, Lan, Phương vàAnh là
người có trách nhiệm trong việc lập giấy ủy quyền, lập chứng từ
rút tiền và chi tiền mặt... Từ đó, các bị cáo này tạo điều kiện cho
Hưng chiếm đoạt tiền của Eximbank Chi nhánh TP.HCM tổng
cộng hơn 264 tỉ đồng. Tại tòa, VKS đề nghị xử phạt Thủy 5-6
năm tù; các bị cáo còn lại 2-3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo đều đồng tình về tội danh,
chỉ xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
YẾN CHÂU
TòabuộcEximbankphải trảgốc và lãi cho bàChuThịBình
vực tưpháp.Trongkhi đó lĩnhvựcnày
là lĩnh vực có điều kiện, có quy định
chặt chẽ, cụ thể do Sở Tư pháp quản
lý chứ không phải ai cũng có thể tự ý
kinh doanh” - LS Hậu nói.
Theo LS Hậu, hiện nay chỉ có
thừa phát lại mới có thẩm quyền lập
vi bằng để làm chứng cứ. “Còn việc
Công ty Đất Vàng lập văn bằng thì
đây không phải là văn bản được mặc
nhiên xem là chứng cứ như vi bằng
của thừa phát lại lập. Người dân nên
chú ý chi tiết này để tránh “tiền mất
tật mang”, ảnh hưởng đến quyền, lợi
ích hợp pháp của chính mình” - LS
Hậu khuyên.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook