273-2018 - page 13

13
Có quá khắt khe để loại
sinhviênnhiễmviêmganB?
Người bị viêmgan B vẫn có đủ sức khỏe để sinh hoạt, học tập nếu
tuân thủ đủ chỉ dẫn của bác sĩ. Việc điều trị viêmgan B cũng không
quá phức tạp, khó khăn.
GIANGHI
V
ừa qua, thông tin từ báo
chí cho hay Trường ĐH
Cảnh sát nhân dân (TP.
HCM) đã cho thôi học 13
tân sinh viên (SV) do phát
hiện bị nhiễm viêm gan B.
Hiện các SV này rất hoang
mang và mong chờ được giải
quyết vì kết quả sơ tuyển ở
địa phương đủ điều kiện.
Nếu bị thôi học, các em sẽ
dang dở một năm đèn sách
vì thời gian này đã quá muộn
cho bất kỳ nguyện vọng nào
để vào các trường đại học.
Trả lời báo chí, ông Trần
ThànhHưng, PhóHiệu trưởng
Trường ĐH Cảnh sát nhân
dân (TP.HCM), cho biết
trường đã thông báo đến các
SV không đủ điều kiện sức
khỏe để được tiếp nhận vì
đây là quy định của ngành.
Không ảnh hưởng
học tập, sinh hoạt
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, một số chuyên
gia y tế cho rằng công an là
một ngành đặc thù nên có
những tiêu chuẩn khắt khe
để tuyển chọn người phục
vụ trong ngành là điều dễ
hiểu. Tuy nhiên, cũng cần
xem xét điều kiện đặc thù
ở nước ta khi mà tỉ lệ dân
số nhiễm virus viêm gan B
khá cao, 8%-10% dân số,
trong đó có không ít người
trong độ tuổi lao động, có
trình độ mong muốn công
tác trong ngành công an để
phát huy năng lực, phục vụ
nhân dân. Việc ra quy định
này vô hình trung gây thiệt
thòi cho ngành công an.
Về mặt chuyên môn, các
chuyên gia cho rằng người
bị viêm gan B vẫn có đủ sức
khỏe để sinh hoạt, học tập
nếu tuân thủ đầy đủ chỉ dẫn
của bác sĩ. Việc điều trị viêm
gan B cũng không quá phức
tạp, khó khăn.
BS Phan Thanh Hải, Viện
trưởng Viện Nghiên cứu sức
khỏe cộng đồng, Giám đốc
Trung tâm Y khoa Medic,
cho hay người không chủng
ngừa virus viêm gan B sẽ
dễ bị viêm gan B tấn công
khi tiếp xúc nguồn lây qua
đường máu như dùng chung
kim tiêm, quan hệ tình dục,
từ mẹ sang con, trong đó
80% hết bệnh, có kháng thể
gọi là miễn nhiễm tự nhiên.
Những người này không có
biểu hiện nào ra bên ngoài.
Còn lại 20% sẽ chuyển sang
viêm gan mạn tính, có nguy
cơ xơ gan, ung thư gan cao.
Tuy nhiên, bệnh cũng không
trầm trọng nếu bệnh nhân điều
trị sớm và tuân thủ phác đồ
điều trị của bác sĩ.
Người có virus viêm gan
B cần xét nghiệm định kỳ để
định lượng virus trong máu
và siêu âm gan để quyết định
hướng điều trị. Nếu lượng
virus thấp thì có thể theo dõi,
không cần uống thuốc, còn
tăng cao sẽ được chỉ định
thuốc diệt virus. Đa phần
người bệnh không bị ảnh
hưởng học tập, sinh hoạt.
BS Hải kể từng gặp nhiều
câu chuyện của người dân do
chưa hiểu về căn bệnh này
nên có những suy nghĩ lệch
lạc. “Chuyện tôi nhớ nhất
xảy ra cách đây đã 20 năm
nhưng có lẽ vẫn còn thời sự
đến hôm nay tại một công
ty cao su ở Tây Ninh. Công
ty sau khi có kết quả một số
công nhân nhiễm virus viêm
gan B đã cho họ nghỉ việc
để điều trị cho đến khi hết...
bệnh vì sợ lây lan” - BS Hải
kể. Sau đó, nhờ thông tin từ
Trung tâm Y khoa Medic,
mọi người ở đây mới hiểu
thêm về căn bệnh và chấm
dứt nỗi sợ.
Quy định không
cần thiết
Kinh nghiệm nhiều năm
điều trị người nhiễm virus
viêm gan B, một vị bác sĩ
công tác tại một bệnh viện
ở TP.HCM cho hay nhiều
người bệnh có virus viêm
gan B chỉ cần theo dõi mà
không cần điều trị thuốc vẫn
có mức virus trong máu thấp
đến suốt đời.
Ngược lại, những trường
hợp có virus trong máu tăng
thì người bệnh chỉ cần uống
thuốc diệt virus mỗi ngày,
không hề gặp rắc rối gì. Vị
bác sĩ này kể từng điều trị
cho nhiều trường hợp ở mọi
ngành nghề, trong đó có cả
công an, bộ đội. Người bệnh
nếu tuân thủ tốt thì vẫn sống
chung khỏe mạnh khi mang
virus viêm gan B trong người
đến hết đời. Viêm gan B có
tỉ lệ tử vong còn không đáng
lo ngại bằng các bệnh như
tăng huyết áp, chấn thương
sọ não, tai nạn lao động...
Theo vị bác sĩ này, virus
viêm gan B cũng không dễ
dàng lây cho người khác nếu
cộng đồng có tỉ lệ chủng
ngừa cao. Ngay cả ngành y
tế ở Việt Nam và nhiều nước
được xếp là ngành đặc thù
vẫn không từ chối người có
virus viêm gan B vào làm
việc. Theo quan điểm của
ông, quy định từ chối SV
nhiễm virus viêm gan B của
ngành công an cần được xem
xét, cân nhắc thêm.•
TrườngĐH
Cảnh sát
nhân dân
TP.HCM.
Ảnh:
NGUYỄN
QUYÊN
TheoCông văn số6450/X11-X14ngày 19-6-2018 củaTổng
cục Chính trị CAND (Bộ Công an), thông báo ý kiến của bộ
trưởng về tiêu chuẩn sức khỏe tuyển sinh vào CAND năm
2018 có nội dung như sau: Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển sinh
vào các trường CAND thực hiện theo hướng dẫn tại Công
văn số 2996/X11-X14 ngày 2-4-2018 của Tổng cục Chính trị
CAND, theo đó thí sinh có kết quả xét nghiệm máu dương
tính với virus viêm gan B không đủ điều kiện xét tuyển vào
các trường CAND. Trường hợp công an, cảnh sát PCCC đơn
vị, địa phương đã nộp hồ sơ về trường CANDđề nghị thông
báo lại để các học viện, trường đại học CAND loại các thí
sinh đăng ký xét tuyển.
(Theo báo
Tuổi Trẻ
)
Viêm gan B có tỉ lệ
tử vong còn không
đáng lo ngại bằng
các bệnh như tăng
huyết áp, chấn
thương sọ não, tai
nạn lao động...
Học sinh nhập viện vì bị phạt
231 cái tát
(PL)- Ngày 23-11, ông Đỗ Ngọc Sơn, Bí thư
Đảng ủy xã Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng
Bình), cho biết đang yêu cầu xử lý kiểm điểm
nghiêm túc cô giáo phạt học sinh 231 cái tát khiến
cháu bé lớp 6 phải nhập viện.
Cụ thể, ngày 19-11, cháu HLN, học sinh lớp
6.2 Trường THCS Duy Ninh, có nói tục ngoài
sân trường, bị đội cờ đỏ ghi sổ. Cô giáo chủ
nhiệm NTPT đã đưa ra hình thức bắt các bạn
cùng lớp tát liên tiếp N. Tổng số học sinh 27
cháu, có ba cháu quên vở bài tập, phải về nhà
nên không tham gia phạt tát N. Còn lại mỗi cháu
phải tát N. đủ 10 cái.
Theo các học sinh phản ánh, nếu bạn nào tát nhẹ,
người bị phạt sẽ tát ngược lại 10 cái nên N. bị tát
rất mạnh. Khi bị tát cái cuối cùng, N. vừa khóc vừa
đau buột miệng nói tục, cô T. đứng cạnh đã vung
thêm một cái tát, tổng số N. bị tát 231 cái khiến em
nhập viện tại BV đa khoa Dinh Mười của huyện
Quảng Ninh vào ngày 19-11 trong tình trạng hai
má thâm đen, sưng tấy, khó nhai nuốt. Đến sáng
23-11 cháu đã ra viện nhưng chưa trở lại trường
học vì tâm lý không ổn định.
Ông Lê Hữu Phước, Hội trưởng Hội Cha mẹ học
sinh Trường THCS Duy Ninh, cho biết: “Hành
động của cô giáo T. là sai phạm, vi phạm tư cách
đạo đức nghề giáo, cần nghiêm túc nhận lỗi, sửa
sai, xin lỗi học sinh. Đề nghị nhà trường có biện
pháp nghiêm khắc xử lý sai phạm của cô T. Về
phía gia đình, cần động viên để em N. ổn định tâm
lý, sớm trở lại trường học”.
Ban giám hiệu Trường THCS Duy Ninh đã yêu
cầu cô T. viết tường trình lần hai. Cô T. từng phạt
hai học sinh khác bằng hình thức yêu cầu các bạn
cùng lớp tát vào má.
M.QUÊ
Suýt chết vì ngậm đá nano
trị bách bệnh
(PL)- Thông tin từ BV E (Hà Nội) cho biết nơi
đây vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ 67 tuổi, ngụ
Hà Nội, nhập viện trong tình trạng dị vật vướng
vào đường tiêu hóa.
Bệnh nhân cho hay trước đó vài ngày do bị ho
nên đã tự dùng viên ngậm không rõ nguồn gốc, có
đường kính gần 2 cm. Trong khi ngậm, bệnh nhân
ho và vô tình nuốt phải viên thuốc đó khi ngủ. Tỉnh
dậy, bệnh nhân thấy cổ họng nuốt vướng nên đã
vào bệnh viện khám.
Được biết viên ngậm không rõ nguồn gốc này
bệnh nhân được tặng sau khi tham gia nghe tư vấn
sức khỏe và nằm giường massage vài tháng tại địa
phương nơi bệnh nhân sinh sống. “Họ tư vấn mua
loại đá này có thể chữa bách bệnh từ đau xương
khớp (chỉ cần dán vào chỗ đau), viêm họng (ngậm),
đái tháo đường (pha vào nước uống)…” - gia đình
nữ bệnh nhân kể lại.
Do tin tưởng khi sử dụng loại đá được quảng cáo
là trị bách bệnh này nên dù mắc đái tháo đường
type 2, bệnh nhân cũng bỏ thuốc hai tháng không
uống khiến tình trạng trở nên trầm trọng.
ThS-BS Đỗ Nguyệt Ánh, Phó khoa Thăm dò
chức năng-nội soi, BV E, người trực tiếp nội soi
gắp dị vật cho bệnh nhân, cho biết hiện chưa rõ
công dụng thực sự của loại đá này đối với sức khỏe
con người. Do đó người dân đừng tin tưởng mà bỏ
thuốc điều trị bệnh, nhất là các bệnh mạn tính của
người già như tăng huyết áp, đái tháo đường, cơ
xương khớp…
Ngoài ra, người dân cũng không nên tự ý sử
dụng hoặc ngậm các vật có hình dáng tròn cứng,
trơn… dễ gây nên tình trạng hóc dị vật. Trong
trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa, bệnh nhân
cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh có phương
tiện nội soi thực quản dạ dày để mau chóng lấy dị
vật ra đúng cách. Tránh dùng tay móc dị vật khiến
dị vật chui sâu vào đường tiêu hóa, gây trầy xước
đường tiêu hóa…
HÀ PHƯỢNG
Đời sống xã hội -
ThứBảy24-11-2018
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook