276-2018 - page 4

4
Thời sự -
Thứ Tư28-11-2018
HOA LÊ
“B
âygiờ, nếuhỏi người
dân rằng TP sẽ tăng
thêmchỉ tiêu về quy
hoạch đất công viên cây xanh
(CVCX) hoặc tăng thêm đất
làm giáo dục thì họ sẽ mừng
hay lo, tôi xin khẳng định là
lo. Vì thực tế nhiều quy hoạch
để lâu không thực hiện được
đã ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của người
dân” - Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến
nói tại buổi họp giải trình với
HĐND TP.HCM liên quan
đến quy hoạch ngày 27-11.
Quy hoạch hơn
11.000 ha, thực hiện
chỉ được 4,3%
Theo ông Nguyễn Thanh
Nhã, Giám đốc Sở QH-KT,
đất quy hoạch để làm CVCX
đã được xác định trong các
đồ án quy hoạch. Tuy nhiên,
hiện nay tỉ lệ thực hiện theo
quy hoạch là rất thấp. Cụ thể,
đất CVCX được quy hoạch
là hơn 11.400 ha nhưng mới
chỉ thực hiện được gần 500
ha (chiếm tỉ lệ 4,3%).
Ông Nhã cũng nêu một
nghịch lý là hiện nay, tại các
quận nội thành đất chật nhưng
lại có tỉ lệ CVCX nhiều hơn,
trong khi đó ngoại thành đất
còn nhiều thì tỉ lệ này rất
thấp. Chẳng hạn, 13 quận nội
thành đã thực hiện được hơn
55%, khu vực sáu quận mới
(2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình
Tân) là 35% và năm huyện
ngoại thành là 9,4%.
Ông Nguyễn Thanh Toàn,
Phó Giám đốc Sở QH-KT,
nhìn nhận thêm: Tỉ lệ thực
hiện quy hoạch CVCX nêu
trên là đã bao gồm cả cây
đề”. Ông Kiên đề nghị phải
làm rõ nguyên nhân của quy
hoạch không khả thi bắt
nguồn từ đâu. Do không
nghiên cứu kỹ thực trạng
hay do phát sinh trong quá
trình thực hiện quy hoạch?
Để có những tồn tại như
trên thì trách nhiệm thuộc
về ai? Là cơ quan lập quy
hoạch hay là của các đơn
vị thực hiện quy hoạch?
Ông Kiên cũng khẳng định
đặc thù cũng như tính khả
thi của các đồ án quy hoạch.
Liên quan đến việc lập,
quản lý và tổ chức thực hiện
quy hoạch, ông Tuyến nhìn
nhận: “Đã đến lúc TP phải
nhìn nhận lại, nếu chúng ta
tiếp tục ngồi bàn giấy làm
quy hoạch thì sẽ tiếp tục có
những quy hoạch không khả
thi”. TP ghi nhận hết tất cả ý
kiến của các đại biểu HĐND
cũng như của người dân TP
trong quá trình làmquy hoạch
trong thời gian tới.
Đối với các công viên có
diện tích thu hồi đất lớn như
ở Củ Chi phải tính toán lại.
“Không nhất thiết phải giao
hết cho một nhà đầu tư. Có
những hạng mục TP vẫn phải
làm hoặc đấu thầu lựa chọn
nhà đầu tư. Như thế sẽ đảm
bảo tính khả thi của dự án
và sẽ hợp lòng dân” - ông
Tuyến nói.
Liên quan đến quyền lợi của
người dân trong quy hoạch,
ông Tuyến cho hay TP đang
tính toán sẽ kiến nghị cho
người dân trong quy hoạch
được chuyển mục đích sử
dụng đất để giảm bớt thiệt
thòi cho dân. Phó Chủ tịch
UBND TP cho hay lâu nay
vì đất đai của dân bị nằm
trong quy hoạch nên không
thể chuyển mục đích sử dụng
đất, vẫn là đất nông nghiệp.
Đến thời điểmNhà nước thực
hiện quy hoạch cũng chỉ đền
bù theo giá đất nông nghiệp
khiến người dân rất thiệt thòi.
Theo ông Tuyến, nếu cho
người dân được chuyển mục
đích sử dụng từ đất nông
nghiệp sang đất ở, dân vẫn
phải đóng tiền sử dụng đất
vào ngân sách, tiền của Nhà
nước không mất đi mà giá trị
sử dụng đất của dân sẽ cao
hơn. “Nếu theo cách này
sẽ rất hợp lòng dân” - ông
Tuyến nói.•
Giámđốc SởQH-KTNguyễn ThanhNhã nhìn nhận bất cập trong quy hoạch có trách nhiệm
của SởQH-KT. Ảnh: VIỆTHOA
Cán bộ ngồi bàn giấy làm
quy hoạch, dân khốn khổ
TP sẽ kiến nghị cho chuyểnmục đích sử dụng đất trong quy hoạch.
xanh có sẵn trước khi có quy
hoạch. Do đó, thực tế thời
gian qua việc Nhà nước đầu
tư xây dựng thêm CVCX là
rất ít vì không có nguồn lực.
Trong khi đó, trong các dự
án phát triển nhà ở có tình
trạng chủ đầu tư né tránh làm
CVCX, góp phần làm giảm
tỉ lệ CVCX theo quy hoạch.
Đại biểuNguyễnTấnTuyến
băn khoăn về tính khả thi của
quy hoạch CVCX trong các
đồ án quy hoạch phân khu.
Đại biểu Tuyến cho rằng
“quy hoạch thì rất nhiều
nhưng thời gian qua không
có dự án nào được trình ra
HĐND TP”.
Ông dẫn một ví dụ dự án
cây xanh cách ly tại Khu
công nghiệp Lê Minh Xuân
đã có quyết định thu hồi đất
từ năm 1997. Đến nay đã 20
năm nhưng vẫn chưa thực
hiện khiến cho đời sống của
142 hộ dân bị ảnh hưởng bởi
quy hoạch này rất khổ sở.
Đại biểu Nguyễn Minh
Nhật cũng nêu thêm: Tình
trạng đất CVCX ngày càng
bị “teo” lại trong các dự án
phát triển nhà ở. “Nhiều dự
án chủ đầu tư không đủ năng
lực nên không thực hiện được
hết và đã được TP cho điều
chỉnh quy mô dự án. Đa phần
diện tích bị điều chỉnh này
nằm trong phần đất CVCX,
công trình công cộng. TP
có giải pháp chế tài gì và
biện pháp nào để khắc phục
việc giao đất cho nhà đầu tư
thiếu năng lực?” - ông Nhật
đặt vấn đề.
Đại biểu Trương Trung
Kiên dẫn ra hàng loạt vấn
đề cho thấy việc lập, quản
lý và tổ chức thực hiện quy
hoạch lâu nay “đang có vấn
người dân không phản đối
Nhà nước làm quy hoạch,
họ chỉ thắc mắc khi nào
quy hoạch được thực hiện
nhưng Nhà nước không thể
trả lời câu hỏi này.
Phải thay đổi tư duy
làm quy hoạch
Từ chất vấn của các đại
biểu, giám đốc Sở QH-KT
nhìn nhận “có phần trách
nhiệm của Sở QH-KT”.
Đồng thời nêu giải pháp để
cải thiện là sử dụng quỹ đất
công và đề xuất TP ghi vốn
để có nguồn lực thực hiện
các dự án theo quy hoạch.
Phó Chủ tịch Trần Vĩnh
Tuyến thừa nhận cách làm
quy hoạch hiện nay có nhiều
bất cập. TP cũng đang trong
quá trình thuê đơn vị tư vấn
và tổ chức thi tuyển kiến trúc
để nghiên cứu điều chỉnh
quy hoạch chung của TP
nhằm đảm bảo phù hợp với
“Đã đến lúc TP
phải nhìn nhận lại,
nếu chúng ta tiếp
tục ngồi bàn giấy
làm quy hoạch thì
sẽ tiếp tục có những
quy hoạch không
khả thi.”
Phó Chủ tịch UBND TP
Trần Vĩnh Tuyến
Một đô thị lớn như TP.HCM
mà tỉ lệ cây xanh như hiện nay
là rất ít. Người dân phải sống
trongmôi trường ngột ngạt vì
thiếucây xanh, khônggian sinh
hoạt rất bức bối, không có nơi
giải tỏa và như thế cũng sẽ tạo
ức chế về mặt tâm lý. Đề nghị
SởQH-KT và các sở, ngànhphải
thay đổi tư duy làmquy hoạch,
đảm bảo phát triển theo yêu
cầu là hiện đại, văn minh, chất
lượngsốngcủangười dânngày
càng nâng cao.
Chủ tịch HĐND TP
NGUYỄN THỊ QUYẾT TÂM
Tiêu điểm
Xin thôi xàxẻođất cho cây xanh, giáodục
Nhỏ hơn thì có hàng ngàn tuyến đường/hẻm quy hoạch mở
rộng lộ giới trong khi nhà dân hai bên dày đặc và kiên cố đã bị
đưa vào quy hoạch cả chục năm nay nhưng rất khó có khả năng
thực hiện.
Trong báo cáo của Sở QH-KT tại buổi giải trình trước Thường
trực HĐND TP ngày 27-11, hai minh chứng của công tác quy
hoạch được nêu ra đó là việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch
với đất công viên cây xanh và đất giáo dục. Con số đất công viên
cây xanh được quy hoạch tới hơn 11.000 ha nhưng thực tế chỉ
mới thực hiện chưa đầy 500 ha (chưa đạt được 5% tổng diện tích
đất quy hoạch). Còn đất giáo dục được quy hoạch tới hơn 3.300
ha nhưng chỉ thực hiện chưa tới 1.000 ha (chiếm tỉ lệ 30%).
Đây là kết quả của quá trình lập, quản lý và thực hiện quy
hoạch trên địa bàn TP trong cả một thời gian dài. Và đó cũng
chỉ là những con số về quy mô, diện tích đưa vào quy hoạch đã
được thống kê rõ ràng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là số
phận và cuộc sống của hàng chục ngàn người dân bị ảnh hưởng
bởi những quy hoạch này có lẽ là rất khó có thể đong đếm được.
Người dân, thậm chí không chỉ một thế hệ mà nhiều thế hệ
trong nhiều gia đình đã thiệt thòi, mất mát rất nhiều cũng chỉ vì
quy hoạch.
Trước đó, việc ngồi bàn giấy “bôi xanh, bôi đỏ” chồng quy
hoạch lên hàng loạt nhà dân cũng từng được lãnh đạo Sở QH-
KT và UBND TP nhìn nhận. Đến năm 2013, việc TP điều chỉnh quy
hoạch của hơn 300/600 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000
cũng là cách “sửa lỗi” những bất cập trong công tác lập quy
hoạch.
Trong buổi TP và các sở, ngành giải trình trước Thường trực
HĐND TP, rất nhiều đại biểu HĐND cho rằng cách làm quy hoạch
như lâu nay là “có vấn đề”. Giám đốc Sở QH-KT Nguyễn Thanh
Nhã cũng thừa nhận công tác lập, quản lý và tổ chức thực hiện
quy hoạch đang có nhiều bất cập, còn chưa bám sát thực tiễn.
Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cũng khẳng định cách
làm quy hoạch như lâu nay là chưa ổn và cần phải thay đổi để
phù hợp với thực tiễn. Ông Tuyến cũng đã cam kết TP sẽ xem xét
nghiên cứu, kiến nghị các chính sách để người dân trong quy
hoạch bớt thiệt thòi, đồng thời khẳng định TP sẽ chấm dứt tình
trạng “ngồi bàn giấy làm quy hoạch” để các đồ án quy hoạch
khả thi và hợp lòng dân hơn. Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị
Quyết Tâm cũng đồng tình việc phải thay đổi tư duy làm quy
hoạch cũng như tư duy trong cách tổ chức thực hiện quy hoạch
thì mới có TP hiện đại, văn minh và chất lượng đời sống của
người dân mới được nâng cao.
TP.HCM đang chuẩn bị điều chỉnh quy hoạch chung đã được
Thủ tướng phê duyệt từ năm 2010 và nhìn nhận “đã đến lúc phải
thay đổi cách làm”. Mong là với tư duy mới, cách làmmới, việc
điều chỉnh quy hoạch sẽ không vấp phải “vết xe đổ” như đã nêu
trên.
Và khi đó, câu chuyện về nỗi khổ của người dân trong quy
hoạch sẽ dần được khép lại.
VIỆT HOA
Theo dòng
(Tiếp theo trang 1)
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook