202-2019 - page 20

16
Quốc tế -
Thứ Tư 4-9-2019
Khi nào Trung Quốc sẽ mất
kiên nhẫn với Hong Kong?
HÀMINHTHU
V
ăn phòng của Trung
Quốc (TQ) về các vấn
đềHongKong vàMacau
(HKMAO) ngày 3-9 đã tổ
chức cuộc họp báo lần thứ tư
để bàn về khủng hoảng chính
trị tại Hong Kong. Ba cuộc
họp báo trước diễn ra vào các
ngày 12-8, 6-8 và 29-7. Hơn
ba tháng biểu tình tại thuộc
địa cũ củaAnh này, xung đột
giữa chính quyền đặc khu và
người dân vẫn chưa được giải
quyết nhưng bạo lực tiếp tục
gia tăng. Phát ngôn viên của
HKMAOYang Guang mô tả
tình hình vẫn rất phức tạp và
là “dấu hiệu của khủng bố”.
Cuối tuần rồi, người biểu
tìnhmột lần nữa phong tỏa các
tuyến đường dẫn đến sân bay
quốc tếHongKong, báo
South
China Morning Post
đưa tin.
Đặc biệt, những người biểu
tình cực đoan đã ném ít nhất
100 quả bom xăng vào các
lực lượng cảnh sát. Họ bắn
trả bằng 240 viên đạn hơi cay,
92 viên đạn cao su, 10 viên
đạn bọt biển vào dòng người
biểu tình. Cảnh sát công bố
ngày 2-9 rằng 1.117 người đã
bị bắt kể từ khi khủng hoảng
nổ ra hồi tháng 6.
Khủng bố chính trị?
Bàn về những yêu cầu của
người biểu tình Hong Kong
dànhchoĐặckhu trưởngHong
Kong LâmTrịnhNguyệt Nga,
phát ngôn viên của HKMAO
YangGuangkhẳngđịnhnhững
yêu cầu này phải dựa trên luật
pháp, đồng thời lên án những
người biểu tình “cực đoan” vì
làm gián đoạn cuộc sống của
người dân và sự thịnh vượng
của Hong Kong nhằm phục
vụ lợi ích của chính họ.
Người biểu tình đã đưa ra
năm yêu cầu cho bà Lâm,
trong đó có việc chính thức
rút bỏ dự luật, lập một ủy ban
điều tra hành động của cảnh
sát với người biểu tình, cải
cách chính trị. Tại cuộc họp
báo hôm qua, ông Yang cho
rằng trong một xã hội có luật
pháp, mọi yêu cầu đều phải
dựa trên quy định luật pháp.
Người phát ngôn HKMAO
lên án các phần tử cực đoan
đã cố tình gây rối loạn cuộc
sống người dân và sự thịnh
vượng của Hong Kong nhằm
phục vụ mục đích của mình.
Ông này cho rằng hành động
của người biểu tình giờ đây
không còn liên quan đến dự
luật dẫn độmà đang nhắmvào
chính quyềnHongKong. Đặc
biệt, ôngYang gọi đây là hành
động “khủng bố chính trị”.
Theo bà Xu Luying, phát
ngôn viên khác củaHKMAO,
Bắc Kinh luôn ủng hộ cảnh
sát và chính quyền đặc khu
“trừng phạt” những người
liên quan gây ra bạo lực tại
TP này. Nhưng nếu tình hình
tiếp tục leo thang và đạt đến
điểm mà chính quyền địa
phương không thể đối phó,
chính phủ trung ương TQ sẽ
không làm ngơ và có thể giúp
đỡ chính quyền Hong Kong
theo các điều khoản được quy
định trong Luật Cơ bản, bà
nói thêm.
Bà Xu trích dẫn Điều 18
Đạo luât Căn bản, theo đó luật
pháp trung ương có thể được
áp dụng tại Hong Kong nếu
TP này tuyên bố tình trạng
khẩn cấp. Tình huống này sẽ
cho phép Bắc Kinh gửi quân
đội tới đặc khu. Bác bỏ luận
điểm cho rằng việc huy động
quân đội sẽ chấmdứt hệ thống
“một quốc gia, hai chế độ”,
bà Xu nhấn mạnh quân đội
chỉ được huy động một khi
tình hình ở Hong Kong vượt
ngoài tầmkiểmsoát của chính
quyền địa phương.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga:
“Không
từ chức là lựa chọn của riêng tôi”
Ngày 2-9 xuất hiện một đoạn băng ghi âm cho thấy
Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói
trong một cuộc họp kín rằng bà sẽ từ chức nếu được
lựa chọn vì đã gây ra “sự tàn phá không thể tha thứ” với
Hong Kong, theo báo
South China Morning Post
. Tuy
nhiên, trước khi bắt đầu cuộc họp Hội đồng Hành pháp
vào sáng 3-9, đối diện với thắc mắc từ truyền thông, bà
Lâm khẳng định bà chưa bao giờ có ý định từ chức hay
nêu ra đề nghị được từ chức với chính phủ TQ. Theo bà
Lâm, trong đoạn băng bà chỉ đơn giản muốn cố gắng
giải thích rằng chuyện từ chức không phải là một chọn
lựa dễ dàng. Khi được hỏi liệu có phải chính phủTQngăn
bà từ chức hay không, bà Lâm nói rõ chính bản thân bà
chọn ở lại với vị trí đặc khu trưởng để giải quyết tình
hình, bác bỏ ý kiến rằng sở dĩ bà không từ chức được là
vì chính phủ đại lục không đồng ý.
Úc kêu gọi Hong Kong kiềm chế
và đối thoại
Ngoại trưởng Úc Marise Payne kêu gọi các bên kiềm
chế và chấm dứt bạo lực trong TP, đồng thời gửi lời rằng
chính quyền Hong Kong nên lắng nghe người dân.Theo
bàPayne, cưdânHongKong cómối quan tâmchínhđáng
và phần lớn người biểu tình đang thực hiện quyền biểu
tình của họ một cách hòa bình.“Chúng tôi kêu gọi kiềm
chế và nỗ lực đạt được giải pháp hòa bình thông qua
đối thoại” - tờ
The Australian
dẫn lời bà Payne nói. Hiện
có khoảng 100.000 người Úc định cư tại Hong Kong và
khoảng 600 doanh nghiệpÚc hoạt động tại đặc khu này.
Nhữngngười biểu tìnhđang
làmtê liệt hệ thốnggiao thông,
chốnglạicảnhsátvàảnhhưởng
đến cuộc sống của người dân.
Họ cũng đã sử dụng vũ khí
gây chết người và thông tin cá
nhân của 1.600 cảnh sát đã bị
rò rỉ trên Internet. Ban đầu tôi
không hiểu thế nào là đôi bên
cùng chịu thiệt hại. Khi tôi biết
rằngđólàchếtcùngnhau,tôicó
thể cảm nhận được mùi vị của
khủng bố trong tình hình này.
YANG GUANG
,
phát ngôn viên
Văn phòng của TQ về các vấn đề
Hong Kong và Macau
Tiêu điểm
Nếu tình hình tiếp
tục leo thang và đạt
đến điểmmà chính
quyền Hong Kong
không thể đối phó,
chính phủ trung
ương TQ sẽ không
làm ngơ và có thể
giúp đỡ theo các
điều khoản được
quy định trong Luật
Cơ bản.
25
người thiệt mạng và chín người mất tích sau khi một vụ
cháy tàu kinh hoàng xảy ra ngoài khơi bang California
ngày 2-9 (giờđịaphương). Nămthànhviên thủy thủđoàn
đã kịp thoát khỏi đámcháy trong khi những hành khách
đang ngủ ở khu vực thấp hơn của con tàu. Hiện vẫn chưa
rõ nguyên nhân vụ việc. Được biết tại thời điểm xảy ra
vụ việc, con tàu đang chở một đoàn thợ lặn tới các khu
vực lặn biển gần TP Santa Barbara, theo hãng tin
CNN
.
VĨ CƯỜNG
Một Hong Kong
đầy hỗn loạn
Hong Kong đang chứng
kiến một trong những thời
điểm hỗn loạn nhất trong 14
tuần vừa qua của phong trào
chống chính phủ. Người biểu
tình đốt lửa, ném bom xăng
vào cảnh sát chống bạo động,
trong khi cảnh sát cũng bắn
trả bằng đạn hơi cay, đạn bọt
biển và sử dụng dùi cui.
Các tuyến đường dẫn đến
sân bay quốc tế Hong Kong
bị tê liệt, sân bay bị phong
tỏa. Mới đây, hàng ngàn học
sinh, sinh viên Hong Kong
đã tham gia bãi khóa nhằm
góp thêm tiếng nói biểu tình
đúng ngày đầu tiên của năm
học mới.
Phát ngôn viên Xu Luying
cho rằng các nhóm đối lập
đang kích động các cuộc đình
công và cố gắng truyền bá tư
tưởng biểu tình đến trường
học. Theo bàXu, những người
trẻ tuổi này đã bị “sử dụng
như quân bài đàm phán trong
cuộc đấu với chính quyền”.
Đồng thời, giáo viên nên là
người giáo dục học sinh chứ
không phải truyền bá những
ý tưởng chính trị, bà Xu phát
biểu trong cuộc họp báo mới
đây về tình hình khủng hoảng
của Hong Kong.•
• Mỹ
: Đài
BBC
hôm 3-9 dẫn lời đại
diện đặc biệt Mỹ tham gia đàm phán
với Taliban cho biết nước này sẽ rút
5.400 lính đồn trú tại năm căn cứ ở
Afghanistan trong vòng năm tháng tới
nếu Taliban cam kết giảm bạo lực và
ngăn chặn khủng bố tại nước này. Hiện
thỏa thuận này đang chờ Tổng thống
Donald Trump phê duyệt. Ngoài ra,
Taliban cũng phải cam kết không để các
nhóm như al-Qaeda hoặc Nhà nước Hồi
giáo tự xưng (IS) sử dụng Afghanistan
làm căn cứ tấn công Mỹ và đồng minh.
• Hàn Quốc
: Ngày 3-9, hãng
thông tấn
Kyodo News
cho hay Đại
sứ quán Hàn Quốc tại Nhật Bản bất
ngờ nhận được lá thư đe dọa sẽ “săn
lùng người Hàn” đính kèm một viên
đạn. Nhà chức trách đang tiến hành
xác định tác giả lá thư trên. Vụ việc
xảy trong bối cảnh quan hệ hai nước
trở nên căng thẳng. Hai bên áp dụng
hàng loạt biện pháp trả đũa lẫn nhau
xuất phát từ mâu thuẫn về việc bồi
thường các nạn nhân lao động cưỡng
bức thời kỳ Thế chiến II.
• Đức
: Ít nhất 15.000 người dân TP
Hanover, bang Lower Sachsen đã phải
sơ tán khẩn cấp sau khi nhà chức trách
phát hiện một quả bom 250 kg còn sót
lại từ thời Thế chiến II ngày 2-9 (giờ
địa phương). Hồi tháng 6, một thiết bị
nổ tương tự đã được vô hiệu hóa tại khu
vực gần quảng trườngAlexanderplatz ở
thủ đô Berlin. Hãng tin
Reuters
dẫn lời
chuyên gia cho biết khoảng 10% số bom
ném xuống Đức vẫn chưa bị phát hiện
và cho đến nay chưa phát nổ.
VĨ CƯỜNG
Thế giới 24 giờ
Hình ảnh biểu tình ởHong Kong. Ảnh: AP
Đại diện của chính quyền Bắc Kinh cho rằng tình hình bạo động ởHong Kong là dấu hiệu của
hành vi khủng bố chính trị.
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 20
Powered by FlippingBook