202-2019 - page 14

10
Bất động sản -
Thứ Tư 4-9-2019
quy định giao dịch BĐS phải
qua sàn và người mua cũng
có thể mua trực tiếp từ chủ
đầu tư. Như vậy, các doanh
nghiệp kinh doanh BĐS thì
không cần báo cáo.
“Thực tế, hiện nay giao
dịch BĐS qua sàn chỉ chiếm
khoảng 9%-10% toàn thị
trường. Vì thế, nếu có báo
cáo thì số lượng giao dịch
gửi lên cơ quan quản lý là rất
ít, không bao quát được tình
hình toàn thị trường” - ông
Châu phân tích.
Thứ hai, mốc giao dịch
tiền mặt từ 300 triệu đồng
trở lên phải báo cáo là con
số không hợp lý trên thực tế.
Hiện tại giá một sản phẩm
BĐS đã vượt xa con số này
rồi. Chưa kể việc phải báo
cáo giao dịch sẽ khiến khách
hàng e ngại, ảnh hưởng tiêu
cực đến các giao dịch, khách
có thể ngừng giao dịch khiến
doanh nghiệp, các sàn kinh
doanh thiệt hại.
Ông Châu cũng chỉ ra quy
định của Bộ Xây dựng không
có căn cứ pháp luật, vì từ
năm 2009 Chính phủ đã ban
cũng bắt đầu có một lượng
lớn giao dịch chuyển khoản
qua ngân hàng. Tự người dân
nhận ra sự thuận tiện khi giao
dịch qua ngân hàng.
Hiện giao dịch thị trường
chứng khoán đều qua ngân
hàng, ngân hàng sẽ là nơi quản
lý chặt chẽ, rõ ràng nhất các
nguồn tiền. Vì vậy, để kiểm
soát và phòng, chống các hoạt
động rửa tiền qua các giao
dịch BĐS hiệu quả, cơ quan
chức năng nên có quy định
tất cả giao dịch phải chuyển
khoản qua ngân hàng.
Đồng tình, chuyên gia tài
chính Nguyễn Trí Hiếu cũng
cho rằng nếu giao dịch bằng
tiền mặt sẽ không thể phát
hiện được nguồn gốc của số
tiền đó. Việc phát hiện rủi
ro rửa tiền, tài trợ khủng bố
trong các giao dịch BĐS của
môi giới, sàn giao dịch để báo
cáo kịp thời lên Sở Xây dựng
là khó khả thi.
Ngoài ra, ông Hiếu cũng
cho rằng chỉ có quy định giao
dịch BĐS qua ngân hàng mới
có thể phòng, chống được
hoạt động rửa tiền. Bên cạnh
đó, cần kiểm soát giao dịch
phân khúc BĐS hạng sang,
nghỉ dưỡng cao cấp, các
dự án quy mô lớn. Lý do là
muốn đầu tư vào phân khúc
này thì phải là những người
có rất nhiều tiền, hoặc phải
là những nhà đầu tư có khả
năng vay được tiền từ ngân
hàng, đại bộ phận dân chúng
có thu nhập trung bình không
thể với tới được.•
hành nghị định phòng, chống
rửa tiền với mức là 200 triệu
đồng và các giao dịch có dấu
hiệu đáng ngờ. Ngoài BĐS
còn có chứng khoán và ngân
hàng cũng bị áp dụng quy định
này. “Nhưng bây giờ Bộ Xây
dựng lại quy định từ 300 triệu
đồng trở lên phải báo cáo và
chỉ áp dụng với sàn môi giới
là không đúng. Hơn nữa, đây
chỉ là văn bản, không phải là
thông tư dưới luật nên nguy
cơ có cũng như không là rất
cao. Các sàn, doanh nghiệp
không báo cáo cũng không
sao” - ông Châu nói.
Đại diện một sàn giao dịch
BĐS tại quận 2 (TP.HCM)
cho rằng giao dịch qua sàn
chỉ chiếm một phần nhỏ ở
các dự án, còn lại người dân
Việc yêu cầu sàn báo
cáo là không hợp
lý, bởi đúng ra đối
tượng báo cáo phải
là chủ đầu tư.
tự làm việc, làm thủ tục tại
các văn phòng công chứng.
Hơn nữa sàn thường nhận
đặt cọc, giữ chỗ của khách
hàng 50-100 triệu đồng/sản
phẩm. Sau đó khách mới ký
hợp đồng trực tiếp với chủ
đầu tư. Do đó việc yêu cầu
sàn báo cáo là không hợp lý,
bởi đúng ra đối tượng báo cáo
phải là chủ đầu tư.
Nên quy định giao dịch
phải qua ngân hàng
ÔngLêHoàngChâuchobiết
việc giao dịch BĐS trước đây
chủ yếu bằng vàng. Sau đó,
người dân tự thấy giao dịch
bằng vàng không an toàn nên
chuyển sang tiền mặt. Hiện
nay mua bán nhà, đất bằng
tiềnmặt là phổ biến, tuy nhiên
QUANGHUY
S
ởXâydựngTP.HCMvừa
có công văn gửi doanh
nghiệpkinhdoanhvà sàn
giao dịch, môi giới bất động
sản (BĐS) trên địa bàn TP
yêu cầu lập và gửi báo cáo
các giao dịch đáng ngờ, báo
cáo các giao dịch tiền mặt có
giá trị lớn từ 300 triệu đồng
trở lên về Bộ Xây dựng và
Cục Phòng, chống rửa tiền
(Ngân hàng Nhà nước). Tuy
nhiên, nhiều chuyên gia cho
rằng quy định phải báo cáo
này có nhiều điểm bất hợp
lý và khó khả thi khi áp dụng
vào thực tế.
Quy định có
cũng như không
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ
tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM
(HoREA), nhận định quy
định giao dịch môi giới BĐS
có giá trị từ 300 triệu đồng
trở lên phải báo cáo mà Bộ
Xây dựng đưa ra và giờ Sở
Xây dựng TP đang triển khai
không phù hợp với thực tế.
Thứ nhất, đối tượng phải
báo cáo là các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ quản lý,
môi giới, sàn giao dịch BĐS
thì cũng mới chỉ phản ánh
được một phần giao dịch
trên thị trường. Trong khi
Luật Kinh doanh BĐS không
Sàn giao dịch thường chỉ nhận tiền
cọc giữ chỗ vài chục triệu và hoàn
toàn có thể báo cáo ảo để bảomật
cho khách hàng.
Mua nhà từ 300 triệu phải
báo cáo: Khó khả thi
Thêm giấy phép con, sàn vẫn lách luật
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng với quy định này, nhiều
khả năng xảy ra việc sàn sẽ báo cáo ảo về các giao dịch để
bảo vệ khách hàng. Các sàn có thể giao dịch nhiều lần với
khách ở mức dưới 300 triệu đồng hoặc nhờ nhiều người
cùng giao dịch. Từ đó có thể xảy ra tình trạng lách luật mà
không thể kiểm soát được, ví dụ làm hợp đồng mua bán
không đúng giá trị thật hoặc chỉ ghi là góp vốn đầu tư để
tránh báo cáo. Ngoài ra, từ việc báo cáo sẽ “đẻ” thêm giấy
phép con, thủ tục rườm rà cho doanh nghiệp.
Tráiphiếudoanhnghiệpbấtđộngsảnđắthàng
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động với
sức nóng tăng lên từ cả phía cung và phía cầu. Nhà
đầu tư trong nước mua tới 22.664 tỉ đồng (61,5%)
trái phiếu doanh nghiệp bất động sản (BĐS).
Trong báo cáo về phát hành trái phiếu doanh
nghiệp của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI
(SSI Research) vừa công bố sáng 3-9 cho thấy
trái phiếu ngân hàng là nhóm có mức lãi suất
thấp nhất và chủ yếu là lãi suất cố định. Trong
khi đó, trái phiếu doanh nghiệp BĐS là nhóm có
lãi suất cao nhất, bình quân 10%/năm và chủ yếu
là thả nổi.
Cụ thể, theo SSI Research, trong tám tháng đầu
năm 2019, BĐS là lĩnh vực có các doanh nghiệp
tham gia chào bán trái phiếu doanh nghiệp đông
đảo nhất với 44/108 doanh nghiệp. Tổng lượng
chào bán là 47.804 tỉ đồng nhưng chỉ có 36.946 tỉ
đồng được phát hành, dư bán 10.858 tỉ đồng.
BĐS là lĩnh vực kinh doanh yêu cầu vốn lớn và
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi đó, với các ngân
hàng thương mại cũng phải áp hệ số rủi ro 50% với
cho vay đảm bảo bằng nhà ở, quyền sử dụng đất;
200% với cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS (theo
Thông tư 36/2014/TT-NHNN) và hệ số này còn
tăng lên cao hơn nữa trong dự thảo thông tư thay
thế. Rủi ro cao hơn nên lãi suất trái phiếu BĐS
thuộc nhóm cao nhất cũng là điều dễ hiểu.
Lãi suất trái phiếu bình quân của các trái phiếu
BĐS phát hành tám tháng đầu năm 2019 là
10,01%/năm. Chỉ có bốn doanh nghiệp huy động
được trái phiếu có lãi suất từ 8% trở xuống. Nếu
loại trừ các mức lãi suất này, lãi suất huy động bình
quân đã lên đến 10,3%/năm.
Chỉ có tám lô phát hành của năm doanh nghiệp
với tổng giá trị phát hành 2.079 tỉ đồng trái phiếu có
lãi suất từ 12%/năm trở lên (tương đương tỉ trọng
5,7%), trong đó cao nhất 200 tỉ đồng phát hành ngày
8-4-2019 của Công ty cổ phần Phát triển BĐS Phát
Đạt (PDR) với mức lãi suất 14,45%/năm.
THÙY LINH
Giaodịchbất động sảnqua sàncònkhá ít ỏi dongườimuađềumuốn làmviệc trực tiếpvới chủđầu tư.
Ảnh: Q.HUY
Bình Thuận sáu tháng chỉ chấp thuận đầu tư
một dự án du lịch
Theo kết quả thu hút đầu tư và triển khai dự án du lịch do UBND
tỉnh Bình Thuận vừa công bố mới đây, trên địa bàn tỉnh trong sáu
tháng đầu năm 2019 chỉ có một dự án du lịch duy nhất được phê
duyệt chủ trương đầu tư. Dự án này thuộc xã Tiến Thành, TP Phan
Thiết với tổng mức đầu tư 50 tỉ đồng.
Nguyên nhân của việc “đứng hình” các dự án ở địa phương giàu
tiềm năng du lịch như Bình Thuận là do hầu hết các dự án đều nằm
trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo Quyết định số 645/
QĐ-TTg ngày 6-5-2014 của Thủ tướng Chính phủ nên phải chờ xin
ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Nhằm thu hút thêm nguồn lực, UBND tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ
tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào cuối tháng 9 này, đồng thời sửa
đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định
số 07/2017/QĐ-UBND về trình tự giải quyết thủ tục đầu tư đối với
các dự án đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước
trên địa bàn. Ngoài ra, việc quy hoạch tổng thể phát triển khu du
lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và quy
hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Phú Quý đến năm 2030 cũng
đang được các cấp, các ngành của Bình Thuận tích cực triển khai.
PD
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook