202-2019 - page 15

11
Kinh tế -
Thứ Tư 4-9-2019
Lãi suất tiền gửi liên tục tăng,
lãi suất cho vay khó giảm
Lãi suất huyđộng liên tục tăngkhiếnviệc giảmlãi suất hoặc ổnđịnh lãi suất chovay trởnênngày càngkhókhăn.
THÙY LINH
N
gânhàng(NH)Nhànước
vừa ban hành văn bản
chỉ đạo các NH thương
mại kiểm soát chặt việc huy
động vốn khi có hiện tượng
một số NH tăng lãi suất tiền
gửi nhanh ở một số kỳ hạn
và phát hành chứng chỉ tiền
gửi với lãi suất cao.
“NH Nhà nước sẽ có biện
pháp xử lý nghiêm trường hợp
vi phạm quy định của pháp
luật và chỉ đạo, trong đó bao
gồm cả biện pháp thu hẹp chỉ
tiêu tăng trưởng tín dụng của
tổ chức NH vi phạm” - công
văn nhấn mạnh.
Có dấu hiệu cạnh
tranh thiếu lành mạnh
Theo khảo sát của chúng tôi,
sau khi NHNhà nước phát đi
cảnh báo trên, mặt bằng lãi
suất huy động trên thị trường
vẫn cao ngất ngưởng. Chẳng
hạn, tại VPBank áp dụngmức
lãi suất 8,1%-8,4%/năm cho
các kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng
và 36 tháng theo nhiều hình
thức khác nhau.
Tại PVcomBank, lãi suất cao
nhất là 8,5%/nămở kỳ hạn 13
tháng với số tiền gửi mới tối
thiểu 500 tỉ đồng. Tương tự,
TPBank cũng áp dụng mức
lãi suất cao nhất là 8,6%/năm
nhưng chỉ áp dụng cho khoản
tiền gửi mới từ 500 tỉ đồng
trở lên. Ngoài ra, tại NH này,
khách hàng có số tiền nhỏ và
lựa chọn sản phẩm tiết kiệm
phù hợp có thể có được lãi
suất xấp xỉ 8,5%/năm. 
Không đứng ngoài cuộc,
SHB đã điều chỉnh lãi suất
gửi tiết kiệm cao nhất lên
mức 8,2%/năm, áp dụng với
tất cả khoản tiền gửi kỳ hạn
13 tháng. Còn ở kỳ hạn 12
tháng, NH này điều chỉnh
mức lãi suất tăng lên 8,1%/
năm.ABBANKcũng áp dụng
lãi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng
cao nhất là 8,5%/năm.
Bêncạnhđó, nếumua chứng
chỉ tiền gửi tại các NH, người
dân còn được hưởng mức lãi
suất cao hơn. Không ít NHcòn
triển khai dạng chứng chỉ tiền
gửi có kỳ hạn một năm, hai
năm cho đến năm năm với
lãi suất trên dưới 9%/năm,
thậm chí có NH còn đẩy lên
trên 10%/năm. Ví dụ, Viet
Capital Bank thông báo phát
hành chứng chỉ tiền gửi ghi
danh với lãi suất tới 10,2%.
TS Cấn Văn Lực, chuyên
gia kinh tế trưởng của NH
Thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, nhìn
nhận đang xảy ra cuộc đua
về lãi suất huy động và cạnh
tranh không lành mạnh giữa
một số NH. Điều này có nguy
cơ đẩy mặt bằng lãi suất lên
mức tương đối cao. “Nếu tình
trạng này tiếp tục kéo dài sẽ
khiến cho việc giảm lãi suất
hoặc ổn định lãi suất cho vay
trở nên khó khăn” - ông Lực
cảnh báo. 
Còn TS Bùi Quang Tín,
chuyên gia tài chínhNH, phân
tích: Việc lãi suất chứng chỉ
tiền gửi và lãi suất tiền gửi
kỳ hạn dài liên tục tăng có
nhiều nguyên nhân. Nhưng
nguyên nhân chủ yếu là do
các NH đẩy mạnh huy động
vốn nhằm đón đầu cơ hội
kinh doanh trong các tháng
cuối năm. 
“Một lý do nữa là việc điều
chỉnh mạnh lãi suất có thể
xuất phát từ việc NH Nhà
nước siết chặt tỉ lệ vốn ngắn
hạn cho vay trung và dài hạn
trong năm2019 từ 45%xuống
còn 40%. Điều này buộc các
NH phải đẩy mạnh huy động
vốn dài hạn nhằm đảm bảo
tỉ lệ vốn theo yêu cầu” - ông
Tín nhận định.
Lãi suất vay ở Việt
Nam cao hơn khu vực
Hiện lãi suất cho vay đối với
các lĩnh vực ưu tiên phổ biến
trong khoảng 5,5%-6%/năm,
trong khi đối với các ngành
nghề kinh doanh khác đang
chịu mức lãi suất cho vay tối
thiểu cao gấp đôi so với mức
lãi suất ưu tiên. Nhiều doanh
nghiệp cho rằng mức lãi suất
cho vay như vậy là cao so với
các nước trong khu vực, gây
khó cho người kinh doanh.
Chuyên gia Cấn Văn Lực
giải thích: Có bốn lý do khiến
lãi suất cho vay tại Việt Nam
cao hơn so với khu vực. Thứ
Tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây bất ổn
thị trường
Tại công văn vừa ban hành, NH Nhà nước cho rằng động
thái tăng lãi suất tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sự ổn
định và phát triển lành mạnh của hệ thống NH; tạo ra diễn
biến tâm lý tiêu cực trên thị trường, có nguy cơ dẫn đến
cuộc đua về lãi suất huy động giữa các tổ chức tín dụng,
gây bất ổn thị trường tiền tệ.
Do đó, để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, góp phần
thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, NH Nhà nước đã
yêu cầu các tổ chức tín dụng duy trì mặt bằng lãi suất huy
động ổn định hợp lý; phù hợp với khả năng cân đối vốn,
khả năngmở rộng tín dụng lànhmạnh; chấp hành quy định
về lãi suất tiền gửi, tăng cường kiểm soát tín dụng vào các
lĩnh vực rủi ro...
Bộ Công Thương bác thông tin tạo
độc quyền cho thép
Bộ Công Thương vừa cho biết có nhận được một số
thông tin phản ánh rằng thị trường thép không gỉ cán
nguội tại Việt Nam (VN) đang có dấu hiệu độc quyền, bị
thao túng về giá, chất lượng. Nguyên nhân là do Bộ Công
Thương áp thuế chống bán phá giá một số sản phẩm thép
không gỉ cán nguội nhập khẩu từ năm 2014.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công Thương cho rằng
hiện nay thuế chống bán phá giá chỉ áp dụng với thép
inox của Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan.
Các sản phẩm thép inox từ các nước khác vẫn có thể nhập
khẩu vào VN mà không bị áp thuế chống bán phá giá.
Tổng lượng nhập khẩu thép không gỉ cán nguội từ tất cả
nguồn vẫn tăng so với giai đoạn trước khi áp thuế. Như
vậy, người sử dụng thép inox tại VN có nhiều sự lựa chọn
khác nhau ngoài nguồn sản xuất trong nước.
“Sau khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá từ tháng
10-2014, ngành sản xuất trong nước bắt đầu phục hồi
và dần tăng trưởng. Nếu không có biện pháp chống bán
phá giá, với việc hàng nhập khẩu gia tăng ồ ạt vào VN
thì ngành sản xuất trong nước khó có thể tồn tại và phát
triển” - Bộ Công Thương cho biết.
MINH LONG
Hối thúc cung cấp tài liệu liên quan Asanzo
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) quốc gia
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ
389 quốc gia) vừa có công văn hỏa tốc về việc phối hợp
cung cấp thông tin và báo cáo kết quả xác minh liên quan
vụ Asanzo. Công văn nêu rõ: Ngày 26-8, Văn phòng
thường trực BCĐ 389 quốc gia nhận được công văn đề
xuất đôn đốc chỉ đạo cung cấp tài liệu Asanzo của Cơ
quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Về nội dung này, BCĐ 389 cho biết: Trước đó, ngày
24-7, đơn vị này đã có công văn gửi các bộ Công Thương,
Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Hải quan, Tổng cục
Thuế… căn cứ nhiệm vụ được giao, phối hợp cung cấp
thông tin theo yêu cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ
Công an. Thế nhưng đến nay Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ
Công an chưa nhận được hồ sơ, tài liệu kết quả kiểm tra,
xác minh của các bộ, ngành liên quan trong vụ việc Asanzo.
Để thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
về vụ việc trên, Văn phòng thường trực BCĐ 389 quốc
gia tiếp tục đề nghị các bộ, ngành trên khẩn trương phối
hợp cung cấp hồ sơ, tài liệu kết quả kiểm tra, xác minh
theo yêu cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
về các nội dung có liên quan đến Asanzo; các công ty có
liên quan đến các sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 30-8 vừa qua,
Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo tuyên bố phải tạm
dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Asanzo cho biết
ngày 30-8 là thời hạn Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải
có kết luận thanh tra về Asanzo nhưng đến nay vẫn chưa
có kết luận thanh tra, kiểm tra.
TÚ UYÊN
nhất, do lạm phát vẫn ở mức
tương đối cao (3,5%-4%)
trong khi bình quân lạm phát
thế giới là 2,3%. Thứ hai, rủi
ro của nền kinh tế, của doanh
nghiệp là không nhỏ, nhất là
trong bối cảnh thương chiến
Mỹ-Trung leo thang. Thứ ba,
chi phí chính thức và chi phí
ngầm trong toàn bộ nền kinh
tế vẫn ởmức cao, thủ tục hành
chính vẫn phức tạp khiến chi
phí bị đội lên. Chính vì thế
lãi suất huy động ở mức cao,
hiện dao động 7%-8%/năm.
TS Lực dự báo: Trong bối
cảnh lãi suất huy động đang
tăng thì không thể giảm được
lãi suất cho vay. Trường hợp
nếu giảm đại trà thì không có
đủnguồn lực. “BởiNHcũng là
một doanh nghiệp kinh doanh
thương mại, họ đều phải lo
cho cổ đông, nhân viên, cộng
đồng xã hội... Từ chỗ hạn hẹp
về nguồn lực, rõ ràng các NH
chỉ giảm được đối với những
doanh nghiệp thuộc các lĩnh
vực ưu tiên” - ông Lực nói. 
Tổng giám đốc một NH
thương mại thì cho rằng để
giữ ổn định mặt bằng lãi suất
như hiện nay đã là cố gắng
lớn của các NH. Đồng quan
điểm, ông Nghiêm Xuân
Thành, Chủ tịchVietcombank,
cũng nhìn nhận: Trong điều
kiện hiện nay của nền kinh tế,
việc giữ ổn định mặt bằng lãi
suất như năm ngoái đã là điều
đáng mừng. Tuy nhiên, hiện
nay vẫn có những NH xem
xét giảm lãi suất cho vay với
một số lĩnh vực ưu tiên như
phát triển nông nghiệp nông
thôn, kinh doanh hàng xuất
khẩu, khởi nghiệp…•
Hiệnmặt bằng lãi suất cho vay dài hạn phổ biến trên thị trường khoảng 9%- 11%/năm. Ảnh: TL
Mặt bằng lãi suất
tiền gửi cao gây lo
ngại về những tác
động tiêu cực tới
mặt bằng lãi suất
cho vay trong thời
gian tới đây, đặc
biệt khi nhu cầu vốn
thường tăng vọt vào
dịp cuối năm.
Tiêu điểm
Trao đổi với báo chí, ông
Nguyễn Hoàng Minh, Phó
Giám đốc NH Nhà nước Chi
nhánh TP.HCM, cho biết trong
támthángđầunămnay, tốc độ
tăng trưởng tín dụng trên địa
bànTP ước đạt 8,3% so với đầu
năm,trongkhiđóhuyđộngvốn
tăng tới 8,6%. Đây là lần đầu
tiên sau bốn năm, huy động
tăng nhanh và ở mức cao hơn
so với tăng trưởng tíndụng. Lãi
suất huy động tăng thời gian
qualàmộttrongnhữngnguyên
nhân khiến người dân gửi tiết
kiệm nhiều vào NH.
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook