202-2019 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư4-9-2019
Tài xế công nghệ và
những nỗi khổ không tên
Sẽ bơmnước sôngĐào
làmnướcmáy bán cho
DUYMINH
T
ài xế công nghệ rõ ràng
là một công việc đòi hỏi
nghiệp vụ hẳn hoi chứ
không đơn thuần chỉ có kỹ
năng lái xe. Thế nhưng do
chưa được công nhận là một
nghề chính thức nên quyền
lợi lao động dành cho nhóm
này hiện vẫn bỏ ngỏ và “tùy
tâm” của các hãng xe công
nghệ.
Nghề nhưng lại
không phải nghề
Nhu cầu lớn về tài xế công
nghệ đột ngột tăng vọt trong
những năm gần đây tại Việt
Nam (VN) đã thu hút một
lực lượng lao động lớn tham
gia cả toàn thời gian lẫn tận
dụng lúc nhàn rỗi. Việc này
vô hình trung khiến xã hội
xem tài xế công nghệ chỉ là
một công việc thời vụ. Khách
hàng cũng mặc nhiên cho rằng
công việc của tài xế chỉ là di
chuyển qua lại giữa các điểm
đến, không cần quá nhiều chất
xám hay kỹ năng chuyên môn
nào ngoài việc bạn-có-xe và
bạn-biết-lái-xe. Hệ quả là hầu
hết các hãng xe công nghệ tại
VN hiện nay đều đang đối xử
với tài xế như những cộng tác
viên không hơn, không kém.
Thực tế, hơn 300.000 lao
động đăng ký làm tài xế công
nghệ tại VN hiện nay đều
không có hợp đồng lao động
với các hãng xe công nghệ.
Họ hoàn toàn không có các
chế độ bảo hộ và quyền lợi
nhưmộtngười
lao động bình
thườngvềbảo
hiểmy tế - sức
khỏe, công
đoàn, phúc
l ợ i , l ương
hưu…Nhưng
dù không có
một chế độ
và quyền lợi
nghề nghiệp
nào thì mỗi ngày, vì miếng
cơm manh áo, rất nhiều tài
xế công nghệ vẫn đang làm
nhiều hơn vai trò của một
người đưa đón.
Ông Nguyễn Văn Tiến, một
tài xế beBike của hãng be,
chia sẻ: “Nhiều lúc tôi phải
chờ khách gần 10 phút dưới
trời mưa tầm tã hoặc dừng
thêm một điểm trên lộ trình
để khách mua gì đó mà vẫn
vui vẻ. Nhưng đôi khi tôi nhận
khách ở khu vực mới, chưa
quen đường thì bị khách la dữ
dội dù tôi cũng không muốn
chạy lòng vòng như vậy”.
Vì chỉ đồng
hành với các anh
trên những cuốc
xe ngắn nên ít ai
hiểu hết những
vất vả, rủi ro,
nguy hiểm mà
nhóm lao động
này đối mặt mỗi
ngày trên đường
mưu sinh.
Huy, bác tài xe
hai bánh, tâm sự về công việc
hằng ngày: “Cơm hàng cháo
chợ là chuyện thường. Một
chỗ ngả lưng nghỉ tạm giữa
trưa lấy sức “cày” tiếp nhiều
khi còn khó tìm, nói gì đến
được chăm lo khi về hưu…”.
Nhiều tài xế công nghệ
tâm tư rằng dường như họ
vẫn đứng ngoài dòng chảy
của xã hội vì chẳng có một
nơi nương tựa nào để bảo vệ
và chăm sóc quyền lợi.
Những tài xế đầu tiên
của VN được cấp
bảo hiểm y tế
Hãng xe nào cũng mong mỏi
tài xế của mình có văn hóa tốt,
phục vụ khách chuyên nghiệp
giúp cho công ty/thương hiệu
nở mày nở mặt, được đánh
giá cao nhưng điều cơ bản
nhất - chăm lo đời sống cho
tài xế - thì không phải hãng
nào cũng có.
Tính đến thời điểm này, be là
hãng xe công nghệ tiên phong
tại VN tự nguyện cấp bảo hiểm
tai nạn giao thông toàn diện (khi
trong cuốc xe, đang trên đường
đón khách, tắt ứng dụng) cho
tất cả tài xế. Và bảo hiểm y
tế, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
cho tài xế làm việc nghiêm túc
chuyên nghiệp.
Chúng tôi luôn luôn nói
lấy tài xế làm gốc nên phải có
những mô hình kinh doanh mà
những người tài xế đó có thể
ổn định về cuộc sống, gắn bó
với be thì mới phục vụ khách
hàng tốt được. Mục tiêu của
be là tiến tới và muốn xã hội
công nhận các tài xế lái xe
công nghệ là một cái nghề
đáng trân trọng và được vinh
danh. Mà đã là một nghề thì
họ phải được bảo vệ bởi luật
pháp, bởi các chính sách quản
lý của cơ quan nhà nước, các
luật lao động
- ông Trần
Thanh Hải, CEO của Be
Group, cho biết.•
Nhiều tài xế công nghệ vẫn đang làmnhiều hơn vai trò củamột người đưa đón. Ảnh: DUYMINH
Không chỉ hô hào khẩu hiệu, be sẽ là đơn vị tiên phong, dự
kiến đồng hành với Bộ LĐ-TB&XH kiến tạo những chuẩn mực
chuyên nghiệp đầu tiên dành riêng cho nghề tài xế công nghệ.
Khóađào tạođầu tiêncác chuẩnmực chuyênnghiệpnày sẽđược
triển khai thông qua cuộc thi
Tay lái vàng
. Đây là những bước
đầu tiên để hãng xe công nghệViệt dự kiến cùng Bộ LĐ-TB&XH
thực hiện mục tiêu đưa tài xế công nghệ trở thành một nghề
(số 24) được chính thức công nhận, góp phần chuyên nghiệp
hóa lực lượng lao động ngày càng gia tăng tại VN.
be sẽ là đơn vị tiên
phong, dự kiến đồng
hành với Bộ LĐ-
TB&XH kiến tạo
những chuẩn mực
chuyên nghiệp đầu
tiên dành riêng cho
nghề tài xế công nghệ.
dânTPVinh
Chiều 3-9, ông Nguyễn Trường Giang, Quyền Giám
đốc Sở Xây dựng tỉnh NghệAn, cho biết: “Chúng tôi đã
họp bàn và đi đến thống nhất ra văn bản cho phép Công ty
CP Cấp nước NghệAn bơm nước sông Đào để sản xuất
nước máy, bán cho người dân TPVinh và vùng phụ cận”.
Theo ông Giang, tình thế cấp bách, không có cách
nào khác, bởi sông Lam do thủy điện xả lũ nên nước
sông đục với độ đục dao động 900-1.200 NTU, cao
gấp 25 lần so với ngày thường. “Nước rất quan trọng,
không thể để người dân TP Vinh khát nước, không có
nước máy để dùng sinh hoạt” - ông Giang nói.
Trả lời câu hỏi sẽ cho Công ty CP Cấp nước Nghệ An
bơm nước sông Đào đến ngày nào, ông Giang cho hay
chưa có thời hạn ngày nào, phải đợi đến khi nước sông
Lam hết đục thì Công ty CP Cấp nước Sông Lam - đơn
vị bán nước thô xuống báo cáo tổ công tác của tỉnh để
ra văn bản dừng bơm nước sông Đào, đồng thời yêu cầu
Công ty CP Cấp nước Nghệ An mua nước thô sông Lam
từ Công ty CP Cấp nước Sông Lam.
“Ngoài ra, chúng tôi đang yêu cầu Công ty CP Cấp
nước Nghệ An nâng cấp hệ thống dây chuyền hiện đại
xử lý nước sạch để nâng công suất và chất lượng hơn.
Tôi không ủng hộ lấy nước sông Đào nhưng tình hình
bất khả kháng, giờ phải cho họ lấy. Hiện kiểm tra nước
sông Đào đỡ đục hơn, bởi hiện đã đóng bara Nam Đàn
thì nước sông Lam không chảy xuống sông Đào, mà chủ
yếu nước mưa trong sông Đào” - ông Giang thông tin.
Chiều tối 3-9, ông Hoàng Văn Hải, Tổng giám đốc
Công ty CP Cấp nước Nghệ An, cho biết: “Chúng tôi
bắt đầu bơm nước sông Đào, sẽ sớm có nước máy cấp
cho toàn TP Vinh”.
Được biết đến chiều 3-9, nhiều hộ gia đình ở TPVinh
vẫn đang bị mất nước máy hoàn toàn, không có nước
để sinh hoạt, cuộc sống bị đảo lộn. Trong khi đó, tại TP
Vinh đang có mưa, một số tuyến đường đã ngập sâu.
Nhiều bệnh viện, trường học, tòa nhà chung cư ở TP
Vinh cũng đang thiếu nước máy để dùng. Theo đó, một
số người dân lên Facebook cá nhân đặt câu hỏi “Vì sao
mưa lụt nhưng toàn TP Vinh bị cắt nước máy?”.
Do thiếu nước sinh hoạt, người dân đã phải mang xô,
chậu ra hứng nước mưa để dùng hai ngày nay.
Sáng 3-9, ông Hoàng Văn Hải, Tổng giám đốc Công
ty CP Cấp nước Nghệ An, cho biết hiện nước sông Lam
quá đục nên hai nhà máy sản xuất, cung cấp nước cho
TPVinh và vùng phụ cận là Nhà máy nước Cầu Bạch và
Nhà máy nước Hưng Vĩnh đã ngừng hoạt động.
Trong khi đó, lãnh đạo Công ty CP Cấp nước Sông
Lam cho hay: “Hiện độ đục của nước sông Lam không
phải là quá đục. Các năm trước, vào mùa mưa lũ nước
sông Lam cũng đục nhưng Công ty CP Cấp nước Sông
Lam vẫn xử lý được và cấp đủ nước cho dân”.
Phía Công ty CP Cấp nước Sông Lam cũng cho rằng
Công ty CP Cấp nước Nghệ An cần đổi mới thiết bị,
công nghệ nhà máy sản xuất nước máy.
Thời gian gần đây, dư luận ở TPVinh xôn xao bởi
thông tin Công ty Cấp nước NghệAn vào ban đêm bơm
nước sông Đào để sản xuất nước máy bán cho dân. Người
dân lo lắng vì sợ nước sông Đào ô nhiễm.
Trước đó, chiều 5-8, ông Thái Thanh Quý, Chủ tịch
UBND tỉnh Nghệ An, đã yêu cầu ngừng ngay việc khai
thác nước sông Đào để sản xuất nước sạch. Theo đó,
Công ty CP Cấp nước Nghệ An phải lấy 100% nguồn
nước thô từ sông Lam của Công ty CP Cấp nước Sông
Lam để sản xuất nước máy bán cho người dân TP Vinh
và vùng phụ cận.
ĐẮC LAM
Tính đến thời điểmnày, be là hãng xe công nghệ tiên phong tại Việt Nam tự
nguyện cấp bảo hiểmy tế và gói thămkhám sức khỏe cho đối tác tài xế làm
việc nghiêm túc, chuyên nghiệp.
Người dân phải dùng xô, chậu hứng nướcmưa để sinh hoạt.
Ảnh: Đ.LAM
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...20
Powered by FlippingBook