208-2019 - page 16

16
• Triều Tiên
: Sáng 10-9 (giờ địa phương), Bộ Quốc phòng Hàn
Quốc tuyên bố Triều Tiên vừa phóng hai vật thể bay chưa xác định
từ tỉnh Nam Pyongan ra vùng biển phía đông nước này. Cả Mỹ và
Hàn Quốc đều cho biết đang theo dõi liên tục sự việc. Vụ phóng
diễn ra chưa đầy một ngày sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố sẵn sàng
nối lại đàm phán giải trừ hạt nhân với Washington vào cuối tháng
9, theo hãng tin
AFP
.
• Mỹ:
Tờ
The New York Times
ngày 9-9 đưa tin David
Lliviganay, nhân viên tiệm bánh Lady M Confections ở TP New
York, bị cáo buộc trộm hơn 1.000 chiếc bánh trị giá 90.000 USD
trong suốt hai năm làm việc tại đây. Được biết loại bánh mà tiệm
Lady M Confections kinh doanh có giá đến hơn 90 USD/chiếc. Vụ
việc vỡ lở khi chủ tiệm phát hiện hàng bị tuồn ra bán giá rẻ trên thị
trường. Lliviganay sẽ chịu tuyên án vào ngày 24-9 tới.
• Hà Lan
: Ít
nhất ba người bị
bắn chết và một
người khác bị
thương nặng trong
vụ xả súng ở TP
Dordrecht, gần thủ
đô Rotterdam của
Hà Lan ngày 9-9
(ảnh)
. Cảnh sát
không cho biết liệu nghi phạm đã bị bắt giữ hay chưa. Ba giờ
trước đó, tại một ga tàu ở Rotterdam, một người đàn ông đã
bị đâm tử vong sau khi cãi vã việc ai sẽ lên tàu trước với một
người khác, theo đài
CNN
.
VĨ CƯỜNG
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
Thứ Tư 11-9-2019
Biển Đông: Lý do cộng đồng
quốc tế ủng hộ Việt Nam
Các hành xử thống nhất của Việt Nam trênmặt trận ngoại giao lẫn thực địa đều nhận được
sự đồng thuận từ phần đông các quốc gia trên thế giới.
ĐỖTHIỆN
K
ể từ khi Trung Quốc
(TQ) ngangngược cửđội
tàu Địa chất hải dương
8 xâm phạm vùng biển Việt
Nam (VN) từ tháng 7-2019
đến nay, lần lượt các quốc
gia, nhất là các cường quốc
trên khắp thế giới lên tiếng
ủng hộ chủ trương thượng
tôn pháp luật - vốn được VN
kiên trì, quyết liệt theo đuổi
trên nhiều mặt trận trong
nhiều năm qua.
Hai lập trường về
luật quốc tế
Liên quan đến vụ tàu Địa
chất hải dương 8, TQ nhiều
lần hung hăng tuyên bố hành
động của họ không sai. Thậm
chí họ triển khai các lực
lượng quân sự và bán quân
sự nhằm đe dọa, bắt nạt VN
hòng tìm kiếm ưu thế. Tuy
nhiên, các lực lượng chấp
pháp của VN, bên cạnh các
giải pháp đối thoại vẫn kiên
quyết bảo vệ vùng biển chủ
quyền. Chính TQ cũng không
ngờ VN phản ứng rất cương
quyết. Vậy nên giới quan sát
nhận định ý đồ của TQ khi
đưa tàu khảo sát, tàu chiến,
tàu dân quân biển đến dọa
nạt đã thất bại.
Quan trọng hơn, TQ thất
bại trong việc đưa ra một giải
pháp khả dĩ để giải quyết
xung đột. Lập trường của
Bắc Kinh lâu nay rất mâu
thuẫn. Thứ nhất, Bắc Kinh
vừa khẳng định sẽ tuân thủ
luật pháp quốc tếmà điển hình
là Công ước Liên Hiệp Quốc
về Luật Biển (UNCLOS) để
giải quyết xung đột nhưng
mặt khác lại cố chấp theo
đuổi chính sách bốn không:
Không tham gia, không công
nhận thẩm quyền của tòa,
không chấp nhận và không
thi hành phán quyết của Tòa
Trọng tài năm 2016 mà cơ sở
pháp lý chính là UNCLOS.
Thứ hai, TQ vừa tuyên bố
muốn giải quyết vấn đề biển
Đông qua Bộ quy tắc ứng xử
ở biển Đông (COC) với các
nướcASEANnhưngmặt khác
lại yêu cầu chỉ thương thuyết
với từng quốc gia đơn lẻ và
cự tuyệt hoạt động hợp pháp
của các nước thứ ba, bao gồm
Mỹ, Úc, Anh, Nhật Bản,...
Nói nôm na, TQmuốn cô lập
các quốc gia biển Đông bằng
luật chơi riêng do Bắc Kinh
định ra và dùng sức mạnh
cơ bắp, thay vì luật pháp, để
thực hiện ý đồ.
Trái lại với TQ, VN tôn
trọng các quy tắc chung của
cộng đồng quốc tế, điển hình
là UNCLOS vốn đại diện cho
ý chí của cộng đồng quốc
tế trong hơn 35 năm qua.
Không chỉ tuyên bố ủng hộ
UNCLOS,ngaysauphánquyết
của Tòa Trọng tài 2016, Bộ
Ngoại giao VN đã ra thông
cáo hoan nghênh việc tòa ra
phán quyết này.
VN cũng khẳng định lập
trường đa phương (chứ không
phải song phương kiểu TQ)
trong giải quyết tranh chấp.
“VN đề nghị các quốc gia
liên quan và cộng đồng quốc
tế đóng góp tích cực, thiết
thực vào việc duy trì trật tự,
hòa bình, an ninh trong khu
vực, an ninh, an toàn tự do
hàng hải và hàng không, tôn
trọng nguyên tắc thượng tôn
pháp luật ở biển Đông, phù
hợp với luật pháp quốc tế,
nhất là UNCLOS” - người
phát ngôn Bộ Ngoại giao VN
Lê Thị Thu Hằng nhiều lần
khẳng định.
Quốc tế đứng cùng
phía Việt Nam
Rõ ràng, lập trường giải
quyết mâu thuẫn ở biển Đông
của VN và TQ hoàn toàn trái
ngược. VN nỗ lực đối thoại
và theo đuổi nguyên tắc hòa
bình, thượng tôn pháp luật.
Dù VN cương quyết bảo vệ
yêu sách dựa trên luật quốc tế
nhưng vẫn thận trọng ứng xử
ở thực địa để tránh làm phức
tạp tình hình, tránh xung đột
không cần thiết.
Trong khi đó, TQ triển khai
nhiều lực lượng đồn trú trên
các thực thể mà nước này
chiếmđóng, cải tạo thành đảo
nhân tạo trái phép ở quần đảo
Trường Sa, quần đảo Hoàng
Sa (thuộc chủ quyền củaVN).
TQ muốn dùng sức mạnh
cơ bắp, “xét lại” luật quốc
tế, đẩy cộng đồng quốc tế ra
LínhMỹ trên tàu sân bay USS Carl Vinson tại ĐàNẵng ngày 5-3-2018. Ảnh: REUTERS
Anh sắp đưa tàu sân bay đến biển Đông
Bộ Quốc phòng Anh đang lên kế hoạch triển khai tàu sân
bay HMS Elizabeth đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương
trong năm 2021, trong đó có biển Đông. Năm 2017, Thủ
tướng Anh Boris Johnson (khi đó còn là ngoại trưởng Anh)
tuyên bố sẽ triển khai hai tàu sân baymới, gồmHMS Queen
Elizabeth và HMS Prince of Wales, đến biển Đông để tuần
tra, duy trì quyền tự do hàng hải. Động thái này được cho
là nhằm cùngMỹ và các nước đối trọngTQ ở biển Đông. Hè
năm ngoái, tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh HMS Albion
di chuyển tới gần quần đảo Hoàng Sa (củaVN) bất chấp Bắc
Kinh vô lý phản đối.
Sựhiệndiệncủacáclựclượng
hải quân quốc tế tại biểnĐông
là bình thường và Anh không
phải ngoại lệ. Anh có lợi ích lâu
dàitạikhuvựcvàsẽtiếptụcduy
trì an ninh khu vực. Chúng tôi
camkết thực hiện quyền tự do
hàng hải và hàng không theo
luật pháp quốc tế.
Phát ngôn viên chính phủ Anh
Tiêu điểm
Các quốc gia lớn
trên thế giới lần lượt
tuyên bố lập trường
hoàn toàn phù hợp
với quan điểm và yêu
sách của phía VN.
17.000
hành khách bị mắc kẹt ở sân bay
Narita, TP Tokyo hôm 9-9 sau khi gần
100 chuyến bay bị hủy do bão Faxai
ập vàoNhật Bản. Đại diện sânbay cho
biết đã cung cấphơn 2.000 chai nước,
19.000 túi bánh quy và 18.000 giường
gấp chohành kháchgặp sự cố.Với sức
gió lên tới 207 km/giờ, bão Faxai đã
khiến ít nhất ba người thiệt mạng và
30 người bị thương, hãng tin
Kyodo
News
cho biết.
VĨ CƯỜNG
khỏi biển Đông nhằm thực
hiện ý đồ độc chiếm khu vực.
Cho đến nay, các quốc gia
lớn trên thế giới lần lượt tuyên
bố lập trường hoàn toàn phù
hợp với quan điểm và yêu
sách của phía VN. Trong đó
có Mỹ, Anh, Pháp là ba trong
năm thành viên thường trực
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc.
Liênquanvụ tàuĐịa chất hải
dương 8, hôm 26-8, Bộ Quốc
phòng Mỹ cũng ra thông cáo
“TQ leo thang áp bức nhằm
vào hoạt động dầu khí lâu đời
của VN ở biển Đông”. Trước
đó (ngày 23-8), BộNgoại giao
Mỹ khẳng định hành động của
TQ làm suy yếu hòa bình, an
ninh khu vực; chứng minh
TQ coi thường quyền của
các quốc gia thực hiện hoạt
động kinh tế trong vùng đặc
quyền kinh tế (EEZ) của họ.
Cũng trong cuối tháng 8,
Bộ Ngoại giao Anh phát đi
tuyên bố chung Anh, Pháp
và Đức, khẳng định sự quan
ngại về tình hình căng thẳng
ở biển Đông. Cả ba nước lo
rằng tình thế hiện nay có thể
dẫn tới “mất an ninh và ổn
định trong khu vực”. Tương
tự, người phát ngôn ngoại
giao Liênminh châu Âu (EU)
khẳng định: “Các hành động
đơn phương gần đây ở biển
Đông đã khiến căng thẳng
gia tăng và sự suy thoái môi
trường an ninh hàng hải”.
Trong chuyến thăm VN
vào cuối tháng 8-2019, Thủ
tướng Úc Scott Morrison
bày tỏ quan ngại trước hành
động cản trở các dự án dầu
khí được triển khai lâu nay ở
biển Đông. Trước đó không
lâu, Ngoại trưởng Úc Marise
Payne, Ngoại trưởngMỹMike
Pompeo và Ngoại trưởng
Nhật Bản Taro Kono cùng ra
tuyên bố chung lên án hành
vi ngày càng hung hăng của
TQ ở biển Đông.
Hôm 4-9, trong khuôn khổ
DiễnđànKinh tếphươngĐông
tại TPVladivostok, phái đoàn
hai nước Nga và Ấn Độ đã ký
biên bản ghi nhớ về thành lập
một tuyến thông thương hàng
hải mới. Theo ông Rajeev
Ranjan Chaturvedy thuộc
Trường Nghiên cứu quốc tế
S. Rajaratnam, Ấn Độ dường
như đang rất lo ngại về TQ
và động thái theo đuổi yêu
sách chủ quyền phi pháp của
nước này ở biển Đông. “Nỗi
lo này là động lực để Ấn Độ
phát triển khả năng giám sát
trên biển để có thể kịp thời
phát hiện mọi diễn biến nguy
hiểm có nguy cơ đe dọa lợi
ích của nước này” - vị chuyên
gia nói.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook