208-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư11-9-2019
VKSND Tối cao nhận xét một bộ
phận công chức, kiểm sát viên, kiểm
tra viên còn hạn chế về năng lực,
trình độ, chưa đáp ứng đầy đủ yêu
cầu, nhiệm vụ, nhất là tại các VKS
cấp huyện. Năm 2019, ngành kiểm
sát có 40 cán bộ vi phạm pháp luật,
tăng 12 người so với năm 2018.
Giải trình, ông Trí cho biết thời
gian qua ngành đã siết chặt kỷ luật,
kỷ cương và đạo đức công vụ trong
ngành. “Chúng tôi làm quyết liệt,
phát hiện sai phạm là xử lý, mặc dù
rất đau lòng. Cỡ viện trưởng tỉnh
trước đây là không đụng tới, bây
giờ tôi xử lý hết. Ở VKSND Tối
cao, những vụ (nghiệp vụ) dễ dính
tới tiêu cực là tôi răn đe, chuyển
đổi vị trí công tác liên tục” - ông
nhấn mạnh.
Ông Trí cũng chia sẻ nhiều khó
khăn trong công tác cán bộ: “Có
ông làm tốt, mình muốn giữ lại
nhưng ông ấy hết tuổi, đành phải
cho nghỉ. Trong khi đó, những ông
làm việc rề rà, kỷ luật chưa được
nhưng nhắc mãi không xong, học
cũng không học được. Trường hợp
này, người lãnh đạo có hai thái độ để
lựa chọn, hoặc kiên trì chờ tới khi
người đó đến tuổi nghỉ hưu, hoặc
mạnh dạn điều chuyển. Dám điều
chuyển phải dám chấp nhận sẽ bị
khiếu nại, tố cáo”.
Đối với những cán bộ làm sai,
ông Trí nêu quan điểm phải xử lý
nghiêm. Nhưng trong công việc, có
những lúc là tai nạn nghề nghiệp,
không lường trước được. Theo ông,
các cán bộ tư pháp nói chung phải
chịu áp lực lớn về mặt tâm lý. Theo
quy định của Đảng, chỉ cần có dấu
hiệu thôi là có thể bị kỷ luật. BLHS
cũng quy định hàng chục tội danh
về xâm phạm hoạt động tư pháp
và tham nhũng, chưa kể tâm lý sợ
phải bồi thường.
Vì sao án tham nhũng
phải trả hồ sơ nhiều?
Đại diện cho nhóm nghiên cứu
của Ủy ban Tư pháp về báo cáo
của Viện trưởng VKSND Tối cao,
Phó Chủ nhiệm Hoàng Văn Liên,
nhận xét việc phê chuẩn áp dụng
các biện pháp ngăn chặn của VKS
trong một số trường hợp chưa bảo
đảm đầy đủ căn cứ pháp luật.
“Vẫn còn việc lạm dụng bắt khẩn
cấp, lạm dụng tạm giam, sau đó
phải trả tự do, không xử lý hình sự.
Ngược lại, nhiều trường hợp cần
áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm
giam nhưng lại không kịp thời xử
lý, dẫn đến bị can bỏ trốn, gây khó
khăn cho quá trình giải quyết vụ
án” - ông Liên dẫn chứng.
Đáp lại, ông Trí cho biết mỗi một
biện pháp tố tụng đều có tính hai
mặt. Việc bắt giam giúp công tác
điều tra thuận lợi hơn nhưng đụng
chạmmột mức độ nào đó đến quyền
con người, không bắt thì gây khó
khăn cho công tác điều tra. Ông
Trí cũng khẳng định liên quan đến
án tham nhũng và kinh tế, nếu để
đối tượng ở bên ngoài xã hội thì họ
không bao giờ nhận tội.
Đáng chú ý, ông Liên đề nghị
VKSND Tối cao tăng cường các
ĐỨCMINH
G
iữa tuần qua, Ủy ban Tư pháp
họp phiên toàn thể thẩm tra
báo cáo của các cơ quan tư
pháp dự kiến trình Quốc hội vào
kỳ họp tháng 10 tới. Tại phiên họp,
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê
Minh Trí đã dành gần một giờ đồng
hồ tiếp thu, giải trình ý kiến của
các thành viên Ủy ban Tư pháp.
Ông Trí cho hay năm 2018, Ủy
ban Tư pháp có văn bản nêu 18 mặt
tồn tại, hạn chế của ngành kiểm sát.
Năm 2019, ngành đã chủ động xử
lý, khắc phục những tồn tại này.
Xử lý nghiêm
cán bộ làm sai
Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư
pháp về báo cáo của viện trưởng
Viện trưởng VKSNDTối cao LêMinh Trí đang phát biểu tại phiên họp toàn thể củaỦy ban Tư pháp thẩmtra báo cáo của
các cơ quan tư pháp. Ảnh: Đ.MINH
biện pháp hạn chế đến mức thấp
nhất các trường hợp phải trả hồ
sơ yêu cầu điều tra bổ sung, nhằm
đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án.
Đáp lại, ông Trí cho rằng trả hồ
sơ yêu cầu điều tra bổ sung là biện
pháp tố tụng để chống oan sai và
chống bỏ lọt tội phạm. Bản thân
biện pháp này không có vấn đề gì
cả. Án càng phức tạp thì việc trả
hồ sơ càng đương nhiên. Án tham
nhũng, kinh tế trả tới trả lui đơn giản
vì sức phản kháng và chống đỡ của
các đối tượng phạm tội rất mạnh.
“Hơn nữa, chúng ta không chỉ đấu
tranh với tội phạmmà còn đấu tranh
với đồng chí, đồng nghiệp, đồng
sự của chính mình” - ông Trí nói.
Theo ông Trí, việc trả hồ sơ là cần
thiết nhưng không được lạm dụng.
“Đừng coi việc này là xấu, đây là
biện pháp cần thiết trong điều tra”
- viện trưởng VKSNDTối cao nói.•
Không né tránh, nhận trách nhiệm
đầy đủ
Về các chỉ tiêu Quốc hội giao, ngành kiểm sát phấn
đấu để năm sau thực hiện tốt hơn năm trước nhưng
không thể đạt con số tuyệt đối.Tinh thần của chúng tôi
là làm quyết liệt, không tránh né và nhận trách nhiệm
đầy đủ trước Đảng, trước Quốc hội.
Một năm có hơn 100.000 vụ án hình sựmà không có
trường hợp nào oan là rất khó, chỉ có thể hạn chế chứ
không thể có con số zero. Nếu các đồng chí nói: “Ông
còn để oan sai, ông còn để lọt tội thì ông nghỉ đi!”, chắc
có lẽ cũng phải làm đơn chứ làm sao?
Viện trưởng VKSND Tối cao
LÊ MINH TRÍ
33người bị oan liênquan tráchnhiệm
củaVKS
Số bị can bị oan trong năm2019 tăng so với các năm
trước, còn để xảy ra 33 bị can bị oan (23 bị can do CQĐT
và 10 bị can doVKS phải đình chỉ). Hạn chế này đều liên
quan đến trách nhiệm của VKS. Đề nghị VKSNDTối cao
đánh giá rõ nguyên nhân.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp
HOÀNG VĂN LIÊN
“Cỡ viện trưởng tỉnh
trước đây là không đụng
tới, bây giờ tôi xử lý
hết. Ở VKSND Tối cao,
những vụ (nghiệp vụ) dễ
dính tới tiêu cực là tôi
răn đe, chuyển đổi vị trí
công tác liên tục.”
Ông
LÊ MINH TRÍ
, Viện trưởng
VKSND Tối cao
Tiếp tục trảhồ sơ vụbị bắt vì làmphiềnngười khác 20phút
Ngày 10-9, VKSND thị xã Tân Uyên (Bình Dương) cho
biết đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ xâm
phạm chỗ ở người khác.
Trước đó, ngày 15-8, Cơ quan CSĐT Công an thị xã
Tân Uyên có kết luận điều tra bổ sung và chuyển sang
VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Trần Minh Đức, Trần
Thị Mỹ Hạnh và Vũ Ngọc Sang (cùng ngụ TP.HCM) về
tội xâm phạm chỗ ở người khác.
Theo kết quả điều tra, cuối năm 2007, ông Đức làm hợp
đồng mua bán giấy tay của bà Nguyễn Thị Tư hai mảnh
đất ở thị xã Tân Uyên. Bà Tư nhận 250 triệu đồng, giao
cho ông Đức hai giấy đỏ. Đồng thời, bà cam kết làm hợp
đồng công chứng sang tên trong vòng một tháng và nhận
số tiền còn lại.
Tuy nhiên, bà Tư không thực hiện mà làm đơn lấy cớ
mất một giấy đỏ và xin cấp lại rồi mang giấy đỏ được cấp
mới đi thế chấp ngân hàng vay tiền. Ngoài ra, với mảnh
đất đã bán, bà Tư còn viết giấy tay bán cho nhiều người
khác nên ông Đức đã làm đơn tố cáo. Công an thị xã
Tân Uyên không khởi tố vụ án vì cho rằng giữa bà Tư và
những người mua đất chỉ là các giao dịch dân sự.
Tháng 11-2018, nghe thông tin bà này đã bán căn nhà
đang tranh chấp nên ông Đức cùng em gái là Hạnh và bạn
là Sang đến nhà bà Tư để nói chuyện. Sau đó, ba người này
bị khởi tố, bị tạm giam 10 ngày trước khi được tại ngoại.
Ngày 4-7, TAND thị xã Tân Uyên xử sơ thẩm đã trả hồ
sơ để điều tra bổ sung. Theo kết quả điều tra bổ sung, ba
bị cáo xâm phạm vào nhà bà Tư với mục đích hỏi lý do tại
sao bà này không đến tòa và giải quyết việc mua bán đất
trước đó. Khi cả ba đi vào nhà bà Tư thì cửa cổng và cửa
nhà đều đang mở. Thấy nhóm ông Đức đến, bà Tư đi ra
ngoài rồi gọi điện thoại báo công an. Sau đó, công an đến
làm việc và bắt quả tang về hành vi trên.
Theo cơ quan CSĐT, hành vi của các đối tượng đã làm
ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt nghỉ ngơi của bà Tư
trong khoảng 20 phút. Vì vậy, CQĐT khởi tố vụ án, khởi
tố bị can, chuyển hồ sơ sang VKS Tân Uyên đề nghị truy
tố các bị can về tội xâm phạm chỗ ở người khác.
Tuy nhiên, VKS thị xã Tân Uyên sau khi tiếp nhận hồ
sơ đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm rõ
hành vi, động cơ, mục đích tội phạm và mức độ thiệt hại
do hành vi phạm tội của Đức, Hạnh và Sang.
VŨ HỘI
“Nếu không
bắt tạmgiam,
họ không bao
giờ nhận tội”
Viện trưởng VKSNDTối cao LêMinh Trí
nhận định đối với án thamnhũng,
án kinh tế, nếu không bắt tạmgiam thì
các đối tượng không bao giờ nhận tội.
Căn nhà bàNguyễn Thị Tưmà ba bị can vào rồi bị khởi tố về tội
xâmphạmchỗ ở người khác. Ảnh: VŨHỘI
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook