261-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa12-11-2019
Chặn đứng tin
nhắn rác “dội
bom” hành hạ
khách hàng
THUHÀ
Đ
ể “dẹp loạn” tin nhắn
rác, cuộc gọi rác, Bộ
TT&TT đã công bố dự
thảo nghị định mới nhất về
chống tin nhắn rác, thư điện
tử rác, cuộc gọi rác và quy
định về quảng cáo qua gửi
tin nhắn, thư điện tử và gọi
điện thoại.
Vẫn lo nửa đêm bị
tin nhắn rác hành hạ
Nội dung dự thảo đề xuất
một số nội dung mới như tổ
chức, cá nhân đều có quyền
đăng ký không chấp nhận tất
cả tin nhắn quảng cáo, cuộc
gọi quảng cáo đối với số điện
thoại thuộc quyền sở hữu hợp
pháp của mình. Dự thảo cũng
đề xuất chỉ được gửi tin nhắn,
gọi điện thoại quảng cáo trong
khoảng thời gian từ 9 giờ đến
22 giờ mỗi ngày trừ trường
hợp đã có thỏa thuận khác
với người nhận.
Đáng chú ý là dự thảo còn
nêu rõ mức phạt áp dụng với
hành vi vi phạm các quy định
đối với cuộc gọi quảng cáo.
Ví dụ phạt 20-40 triệu đồng
đối với các hành vi: Thực
hiện cuộc gọi quảng cáo ngoài
khoảng thời gian quy định từ
9 đến 22 giờ hằng ngày mà
không có thỏa thuận khác với
người nhận; thực hiện quámột
cuộc gọi quảng cáo tới một
số điện thoại trong vòng 24
giờ mà không có thỏa thuận
khác với người nhận…
Với tư cách là người dùng,
anh Đỗ Quang Anh (quận 3,
TP.HCM) bày tỏ sự nhất trí
trước những điều khoản mới
của nghị định trên. Tuy nhiên,
anh QuangAnh bày tỏ lo lắng
trước điều khoản “chỉ được
gửi tin nhắn, gọi điện thoại
quảngcáotrong
khoảng thời
gian từ 9 giờ
đến 22 giờmỗi
ngày trừ trường
hợp đã có thỏa
thuận khác với
người nhận”.
“Nếu quy
định 9-22 giờ
thìhàngtriệutin
nhắn rác, cuộc gọi rác hằng
ngày vẫn dội bomngười dùng
không theo giờ giấc nào. Họ
sẽ lách luật và gọi bất chấp
khoảng thời gian theo quy định
này. Đơn cử tôi sử dụng dịch
vụ của một nhà mạng bị dội
bom tin nhắn từ sáng sớmđến
nửa đêm, thậm chí tin nhắn
của tổng đài cũng gửi lúc 3
giờ sáng. Tôi mong muốn
cơ quan chức năng cần cấm
triệt để mà không phân chia
theo giờ giấc” - anh Quang
Anh nói.
Dự thảo cũng đưa ra một
biện pháp quản lý mới là
“danh sách
số điện thoại
không chấp
nhận mọi tin
nhắn quảng
cáo, cuộc gọi
quảng cáo”.
Theođó,người
dùng sẽ đăng
ký với nhà
mạnghoặcvới
Bộ TT&TT để được đưa vào
danh sách này. Bình luận về
nội dung trên, đại diện Phòng
Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) cho rằng
biện pháp trên không rõ cơ
chế cụ thể sẽ được thực hiện
thế nào, bởi nó có thể sẽ trùng
lặp với quy định về chống tin
nhắn, cuộc gọi rác.
Theo VCCI, vấn đề vẫn
nằm ở khâu kiểm tra, giám
sát để ngăn chặn các cuộc
gọi, tin nhắn rác. Còn việc
đăng ký trước danh sách số
điện thoại không chấp nhận
mọi tin nhắn, cuộc gọi quảng
cáo sẽ không phát huy được
tác dụng. Bởi sẽ không thể
phân biệt được đâu là cuộc
gọi, tin nhắn quảng cáo, đâu
là cuộc gọi, tin nhắn liên lạc
bình thường.
Vì vậy, VCCI đề nghị cơ
quan soạn thảo cân nhắc lại
về việc đưa ra quy định về
danh sách số điện thoại không
chấp nhận mọi tin nhắn, cuộc
gọi quảng cáo.
Nhà mạng phải
chia sẻ lợi nhuận
với khách hàng
Đánh giá dự thảo có một số
nội dung tích cực, tuy nhiên
ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc
Trung tâm Đào tạo an ninh
mạngAthena, nhấn mạnh để
Tại phiênchất vấn trướcQuốchội ngày8-11,
Bộ trưởngBộTT&TTNguyễnMạnhHùng thừa
nhận SIM rác, cuộc gọi và tin nhắn rác là vấn
đề kéodài, chưa được giải quyết triệt để.Theo
Bộ trưởngHùng, bằngbiệnphápkỹ thuật, các
nhàmạngđãngănchặnđược khoảng15 triệu
tin nhắn rác trong một tháng vừa qua nên số
lượng các phàn nàn của khách hàng giảm đi.
Tuy nhiên, các biện pháp của nhà mạng
chủ yếu tập trung chặn tin nhắn rác quảng
cáo bất động sản và SIM số đẹp. Tin nhắn rác
quảng cáo ở các lĩnh vực khác chưa làm triệt
để nên vẫn xuất hiện tràn lan.
Bên cạnh SIM rác, Bộ trưởng Hùng cũng
nhận định các cuộc gọi rác cũng là vấn đề
nan giải. Ước tínhmỗi tháng ghi nhận 10.000
số máy thực hiện cuộc gọi rác và 80% số này
đến từ các SIM rác.
Người đứng đầu Bộ TT&TT cho hay cơ
quan này đang tiến hành các giải pháp như
quy trách nhiệm cho người đứng đầu nhà
mạng cũng như đưa ra các giải pháp mạnh
hơn… thì lượng tin nhắn rác và cuộc gọi rác
sẽ giảm theo.
Dự thảo đề xuất
phạt 180-200 triệu
đồng đối với hành
vi không ngăn chặn,
thu hồi số thuê bao
được dùng để phát
tán cuộc gọi rác.
Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho hay ngày 11-
11, Đội QLTT số 14 thuộc Cục QLTT Hà Nội đã tiến hành
kiểm tra năm điểm kinh doanh thương hiệu thời trang
Seven.Am trên địa bàn Hà Nội. Động thái này diễn ra sau
khi nhận được phản ánh từ báo chí về thương hiệu thời
trang Seven.Am có nhập thêm hàng Trung Quốc, thay đổi
nhãn mác từ Trung Quốc thành Made in Vietnam trên một
số sản phẩm khăn, quần áo và đồ lót.
Cụ thể, qua kiểm tra, Đội QLTT số 14 ghi nhận trên
toàn bộ các sản phẩm được bày bán tại các showroom
Seven.Am đều có tem của sản phẩm Seven.Am, xuất xứ
Made in Vietnam, có gắn dấu hợp quy. Tuy nhiên, trên sản
phẩm không thể hiện rõ tên địa chỉ sản xuất mà chỉ có địa
chỉ nhà phân phối đó là “Công ty cổ phần MHA thời trang
Seven.Am”.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ của các cửa hàng kinh
doanh mới chỉ xuất trình cho đoàn kiểm tra đăng ký nhãn
hiệu Seven.Am còn hạn sử dụng; giấy chứng nhận hợp
quy số 14518064. Toàn bộ hóa đơn, giấy tờ chứng minh
nguồn gốc xuất xứ và bản công bố hợp quy của sản phẩm,
chủ cửa hàng xin “sẽ xuất trình sau”.
Trong năm cửa hàng được kiểm tra trong sáng 11-11,
đội chưa phát hiện có chữ Trung Quốc gắn trên sản phẩm.
Ông Đặng Quốc Anh, Giám đốc Công ty cổ phần MHA,
khẳng định toàn bộ sản phẩm của Seven.Am đều được sản
xuất trong nước. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đang
tiếp tục kiểm tra…
Được biết thương hiệu thời trang Seven.AM ra mắt vào
năm 2009, đến nay phát triển tới 24 cửa hàng tại 18 tỉnh,
TP lớn trên cả nước. Seven.AM là thương hiệu thời trang
khá nổi tiếng và được quảng bá là “made in Vietnam”.
Tuy nhiên, những ngày qua, một số cơ quan truyền thông
thông tin về khách hàng của Seven.AM tố một số sản
phẩm tại chuỗi cửa hàng Seven.AM bị cho là cắt nhãn
mác Trung Quốc để gắn nhãn mác của thương hiệu này.
TÚ UYÊN
nghị định đi vào thực thi cần
tập trung tháo gỡ vấn đề gốc:
Tin nhắn, cuộc gọi rác.
Cụ thể, theo ông Thắng,
dự thảo đưa ra điều khoản
quy định khung giờ cho phép
gửi tin nhắn là chưa hợp lý.
Ông phân tích: “Việc nhận tin
nhắn, tin quảng cáo sẽ không
phụ thuộc vào giờ giấc mà
phụ thuộc vào khách hàng có
muốn nhận hay không. Do đó
quy định về khung thời gian
được phép và không được
phép là không phù hợp với
quyền lợi của khách hàng.
Theo tôi, khách hàng đã trả
tiền thuê bao cho nhà mạng
thì họ mong muốn nhận được
những thông tin sạch và có
liên quan trực tiếp đến quyền
lợi thuê bao của họ. Do đó
nhà mạng phải tôn trọng hợp
đồng đó. Nếu nhàmạngmuốn
gửi tin nhắn quảng cáo thì
phải có thỏa thuận riêng về
gói cước, tức phân chia hợp
đồng dịch vụ”.
Ông Thắng cũng cho rằng
với khách hàng phải nhận
tin quảng cáo chắc chắn nhà
mạng đang hưởng lợi, do đó
nhà mạng cần chia sẻ phần
lợi nhuận này cho khách hàng
thông qua việc giảm gói cước
thuê bao. “Với những khách
hàng không đồng ý nhận tin
nhắn dịch vụ, họ có thể chấp
nhận một mức phí cao hơn
miễn là không bị làm phiền.
Như vậy nó sẽ bảo vệ hài hòa
được quyền lợi của khách
hàng lẫn nhà mạng” - ông
Thắng đề xuất.
Một chuyên gia về lĩnh
vực an ninh mạng khác cùng
bày tỏ sau nhiều lần góp ý,
dự thảo nghị định mới nhất
quy định về quảng cáo qua
tin nhắn, cuộc gọi đã bổ sung
thêm một chương về xử lý
vi phạm, tuy nhiên chưa đủ.
Đơn cử việc gọi quảng cáo
ngoài khoảng thời gian quy
định 9-22 giờ hằng ngày mà
không có thỏa thuận khác với
người nhận sẽ bị phạt 20-40
triệu đồng.
“Quy định xử phạt nhưng
lại không đề cập đến vi phạm
về tin nhắn, cuộc gọi rác sau
giờ quy định. Do đó, cơ quan
chức năng nên hoàn thiện hơn
nữa và cần mạnh tay chặn
đứng nạn “dội bom” hành hạ
người tiêu dùng” - vị chuyên
gia này kiến nghị.•
Họ đã nói
Luật sư Kiều Anh Vũ, Đoàn
Luật sư TP.HCM, nhìn nhận dự
thảo nghị định lần này đã có
nhiều điểm mới, đưa ra nhiều
giải pháp phòng ngừa, ngăn
chặn hợp lý. Tuy vậy, luật sưVũ
cũng cho rằng cần làm rõ một
số vấn đề như: “Khi triển khai,
liệu rằng phản ánh của người
dùng có được tiếp nhận, xử lý
kịp thời không? Thời gian tiếp
nhận, xử lý là bao lâu; kết quả
xử lý như thế nào?”.
Việc ngăn chặn và xử lý các loại “quảng cáo rác” là rất cần thiết nhằmbảo vệ khách hàng
(ảnh lớn)
.
Tin nhắn, email, cuộc gọi rác vẫn đang hành hạ khách hàng
(ảnh nhỏ)
. Ảnh: THUHÀ
“Tôi bị dội bom tin nhắn từ sáng sớmđến nửa đêm,
thậm chí tin nhắn của tổng đài cũng gửi lúc 3 giờ
sáng” - một người tiêu dùng than thở.
Kiểmtra chuỗi thời trangnghi cắtmácTrungQuốc, dánmácViệt
Đã chặn hàng chục triệu tin nhắn rác
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook