280-2019 - page 17

13
Đời sống xã hội -
Thứ Tư4-12-2019
Ông A. đang
chămsóc vợ
bị liệt saumổ
cột sống. Ảnh:
TRẦNNGỌC
Chưa có quy định cụ thể về trang phục
Từ trước tới nay, trường chưa có quy định cụ thể về trang
phục của SV ở trường. Khi đến trường, SV được tự do lựa
chọn trang phục riêng hoặcmặc đồng phục theo từng khoa,
ngành học, hay áo dài, miễn lịch sự và phù hợp. Nhà trường
muốn các em được học tập thoải mái và tôn trọng bản sắc
cá nhân của từng SV.
Riêng SV nào ăn mặc phản cảm, không phù hợp sẽ có các
cán bộ, giảng viên hoặc nhân viên bảo vệ nhắc nhở để rút
kinh nghiệm.
ThS
TRẦN NAM,
Trưởng phòng Truyền thông và quan hệ
doanh nghiệp, Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Trường không quy định bắt buộc đồng phục nào cho SV,
chỉ quy định chung SV đến trường cần ăn mặc lịch sự, gọn
gàng, phù hợp với môi trường học đường. Tuy nhiên, cũng
có những lớp tự quy định với nhau về mặc đồng phục riêng
trong những dịp đặc biệt để tạo ấn tượng với thầy cô hoặc
gắn kết với nhau hơn, như có lớp sư phạm cùng mặc áo dài
vào thứ Hai đầu tuần của tháng 11, mặc đồng phục vào ngày
truyền thống...
Ông
LÊ PHAN QUỐC,
Phó Trưởng phòng Đào tạo,
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
Tranh cãi việc buộc
sinh viên mặc
đồng phục
Một số nội quy của các trường đại học khi ban hành hoặc đang lấy
ý kiến đã bị sinh viên phản ứng.
PHẠMANH
N
hiều sinh viên (SV)
TrườngĐHCôngnghiệp
thực phẩm TP.HCM
đang bàn tán, tranh cãi và
không khỏi bất ngờ trước
văn bản nội quy học đường
do trường này vừa ban hành.
Không được cạo trọc
đầu, phải đi dép có
quai hậu
Theo Điều 2 ở nội quy này,
nhà trường quy định SV khi
đến trường học tập hoặc liên
hệ các phòng, ban làm việc
phảimặcđồngphục của trường
hoặc áo khoa và đeo thẻ SV.
Bên cạnh đó, trường cũng
lưu ý rõ quần áo phải sạch
sẽ, chỉnh tề, đầu tóc nam nữ
phải gọn gàng, đi giày hoặc
dép có quai hậu. Đặc biệt,
SV không cạo trọc đầu (trừ
một số trường hợp đặc biệt
như điều trị bệnh, tu hành…),
SV nam không để tóc dài…
Ngay sau khi nội quy được
ban hành, trên các diễn đàn
của trường, hàng ngàn SV
bày tỏ cảm xúc, hàng trăm
bình luận với nhiều ý kiến
trái chiều. Bên cạnh những
ý kiến ủng hộ, cho rằng quy
định này giúp tạo sự nề nếp
và đẹp hơn cho môi trường
học đường thì cũng rất nhiều
người cho rằng những nội quy
này quá rập khuôn, không
khác gì dành cho học sinh
trung học.
Một SV ủng hộ đồng phục
nhưngchỉ cầnmặc trongnhững
dịp đặc biệt như lễ, phong
trào… là được. Còn lại SV
nên được ăn mặc thoải mái,
miễn lịch sự, không phản cảm.
SVLDM(năm thứ hai) bày
tỏ: “Nội quy nhà trường không
mới nhưng khiến tụi em rất
không thoải mái. Nhà trường
muốnhìnhảnhđẹpcho trường,
không lẽ SV không được tạo
hình ảnh đẹp cho riêng mình.
Trường luôn đòi hỏi SV năng
động, sáng tạo nhưng SV lại
mất đi tự do thể hiện cá tính,
sáng tạo của mình”.
Trả lời báo chí về bản nội
quy này, TS Nguyễn Xuân
Hoàn, Hiệu trưởng, cho biết
trường đã quy định và thực
hiện nội quy này từ nhiều năm
Sinh viên TrườngĐHCông nghiệp thực phẩmTP.HCMtrong đồng phục trường. Ảnh: NTCC
Nội quy không cần
quá chi tiết, chỉ quy
định chung về trang
phục nghiêm túc,
không vi phạm
văn hóa học đường
là được.
nay. Khi mới quy định, các
nhân viên, giảng viên trong
trường đã thông tin chi tiết nội
quy này đến SV nên trường
ít nhận được ý kiến phản đối
nào của SV gửi lên.
Theo TS Hoàn, mặc đồng
phục để nhận diện thương
hiệu của trường. SV chỉ mặc
đồng phục về áo, các em vẫn
có thể mặc quần, váy… cho
phù hợp theo từng em.
“Vào lớp học, tất cả SVđều
mặc đồng phục sẽ không tạo
ra sự phân biệt giàu nghèo
hay khoảng cách. Mỗi SV
mỗi điều kiện, nhận thức khác
nhau nênmặc đồng phục là tốt
nhất. Hơn nữa, trường vẫn cho
phép SVmặc tự do khi tham
gia hoạt động ngoại khóa, vui
chơi chứ không bắt buộc bất
cứ lúc nào” - ông Hoàn nói.
Bị sinh viên phản
ứng, trường chưa
thông qua nội quy
Được biết cách đây không
lâu, Trường ĐH Bách khoa
(ĐHQuốc giaTP.HCM) cũng
đã đưa ra dự thảo nội quy học
đường với nhiều quy định gây
tranh cãi.
Theo đó, bên cạnh yêu cầu
SV phải ăn mặc lịch sự, gọn
gàng, nghiêm chỉnh thì nội
quy quy định hạn chế mặc
quần lửng, dép lê... vào khuôn
viên trường.
Riêng với SV nữ, dự thảo
ghi rõ: “Không được mặc
quần lửng, áo thun không
cổ (ngoại trừ đồng phục thể
dục và sự kiện do trường tổ
chức), áo dây, áo sát nách,
áo lửng, dép lê, dép cao gót.
Hạn chế mặc quần chất liệu
jeans hoặc nhung.
Tuy nhiên, đại diện nhà
trường cho biết khi trường
đưa ra dự thảo có nhận được
rất nhiều phản ánh, ý kiến của
SV không đồng tình nên đến
thời điểm này nhà trường vẫn
chưa thông qua được nội quy
này để áp dụng.
Hiện tại nhà trường vẫn
đang xây dựng lại nội quy và
sẽ điều chỉnh những quy định
chưa hợp lýmà SVgóp ý. Nội
quy mới cũng sẽ theo hướng
không quá chi tiết, quy định
chung về trang phục nghiêm
túc, không vi phạm văn hóa
học đường là được.•
BVTrưngVương
thayđổi kết luận
“chữagù thành liệt”
Phía bệnh viện cho rằng cuộc họp chuyên
môn lầnmột không đủ thành phần theo quy
định nên kết luận không có giá trị pháp lý.
Sáng 3-12, đại diện Bệnh viện (BV) Trưng Vương
đã có trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
về thắc mắc của
gia đình bệnh nhân về việc BV thay đổi kết luận vụ
bệnh nhân bị liệt sau phẫu thuật. BS Lê Thanh Chiến,
Giám đốc BV Trưng Vương, cho biết hội đồng chuyên
môn lần một thiếu luật sư và chuyên khoa cột sống
ngoài BV nên thiếu tính pháp lý.
Trước đó, ngày 24-10,
Pháp Luật TP.HCM
đăng bài
“Chữa gù lưng thành liệt nửa người”
về việc vợ ông
NĐA (huyện Bình Chánh, TP.HCM) bị gù lưng nhẹ.
Tuy nhiên, sau khi được PGS-TS VVTh. (cố vấn
chuyên môn BV Trưng Vương TP.HCM) và BS HNT
(Khoa chấn thương - chỉnh hình BV Trưng Vương)
phẫu thuật, vợ ông bị liệt, mất cảm giác từ thắt lưng trở
xuống.
Gần ba tháng sau, vợ ông A. được BV mổ khắc phục
lần hai nhưng vẫn không cải thiện. Ông phải đưa vợ tới
BV Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp
TP.HCM tiếp tục điều trị. Cuối tháng 9-2019, ông làm
đơn kiến nghị gửi Sở Y tế TP.HCM. Sở Y tế chỉ đạo
BV Trưng Vương làm rõ vụ việc, báo cáo lên sở. Ngày
22-10, BV Trưng Vương có Công văn 1130 gửi ông
A. giải thích nguyên nhân vợ ông bị liệt, kèm đánh giá
sai sót chuyên môn: “Có thiếu sót trong quá trình phẫu
thuật không lấy hết đốt sống ngực 10”.
Ngày 13-11, ông A. nhận được Công văn 1215 do
TS-BS Lê Nguyễn Quyền, Phó Giám đốc BV Trưng
Vương, ký với nội dung do cuộc họp hội đồng chuyên
môn lần một ngày 3-10 không đủ thành phần theo quy
định nên Công văn 1130 không có giá trị pháp lý. Để
thực hiện đúng Luật Khám bệnh, chữa bệnh phải tổ
chức họp hội đồng chuyên môn lần hai, có các giáo sư,
tiến sĩ, bác sĩ ngoài BV. Hội đồng kết luận: “Chẩn đoán
khi vào viện: Còng cột sống nặng (102 độ), có khối
chèn ép tương ứng với đốt sống ngực số 9, tiên lượng
có thể gây liệt về sau rất lớn; chỉ định phẫu thuật đúng;
phương pháp phẫu thuật hợp lý, thực hiện đúng quy
trình, quy chế BV; vấn đề liệt là một biến chứng phẫu
thuật; xử lý biến chứng chậm do tình trạng sức khỏe
bệnh nhân sau mổ chưa đủ sức khỏe để phẫu thuật lần
hai”.
Cũng trong ngày 13-11, BV Trưng Vương tổ chức
họp với gia đình ông A. Người nhà ông A. đặt câu hỏi
tại sao Công văn 1130 BV ghi nhận có sai sót chuyên
môn nhưng Công văn 1215 không nhắc đến, lại còn
thu hồi Công văn 1130? Ông Quyền trả lời Công văn
1130 là kết quả họp của hội đồng BV, Công văn 1215
là của hội đồng chuyên môn có đầy đủ thành phần theo
quy định nên phải thu hồi Công văn 1130.
Trả lời câu hỏi vì sao Công văn 1215 không nhắc đến
thiếu sót nêu ở công văn trước, BS Lê Thanh Chiến cho
hay hội đồng chuyên môn lần một đưa ra những nguyên
nhân có thể liệt sau phẫu thuật, còn hội đồng chuyên
môn lần hai kết luận nguyên nhân liệt là do biến chứng.
“Đây là vấn đề liên quan đến chuyên môn, người
ngoài không thể am hiểu. Tuy nhiên, hội đồng chuyên
môn lần hai cao hơn nên phủ định kết luận của hội đồng
chuyên môn lần một” - BS Chiến nói thêm.
Cũng theo ông Chiến, hiện BV Trưng Vương đã gửi
báo cáo vụ việc lên Sở Y tế TP.HCM, đồng thời đề
nghị sở thành lập hội đồng chuyên môn làm rõ nguyên
nhân vợ ông
A. bị liệt để
đưa ra kết luận
cuối cùng.
TRẦN
NGỌC
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20
Powered by FlippingBook