280-2019 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư4-12-2019
Siết tín dụng sẽ giúp
sàng lọc những chủ
đầu tư có năng lực về
tài chính, thị trường
sẽ buộc có thêm
nhiều sản phẩm
phân khúc trung
cấp, bình dân.
Từ năm2020, nhiều cơ hội
có nhà giá rẻ
Siết tín dụng ổn định thị trường nhưng lại khiến người dân càng khó
tiếp cận vốn vay hơn, thị trường lại càng trầm lắng.
QUANGHUY
V
ới Thông tư 22/2019 vừa
ban hành có hiệu lực từ
ngày1-1-2020,Ngânhàng
(NH) Nhà nước tiếp tục siết
mạnh cho vay bất động sản
(BĐS) khi chính thức đưa ra
lộ trình giảm dần tỉ lệ tối đa
của nguồn vốn ngắn hạn được
sử dụng để cho vay trung, dài
hạn. Đặc biệt, thông tư quy
định tăng mạnh hệ số rủi ro
đối với các khoản kinh doanh,
vay mua nhà.
Người mua nhà phải
vay lãi suất cao
Điểm đáng quan tâm nhất
tại Thông tư 22/2019 là hệ số
rủi ro đối với khoản vay kinh
doanh BĐS sẽ tăng mạnh từ
150% lên 200%. Đối với các
khoản vay mua nhà có giá trị
4 tỉ đồng trở lên sẽ bị áp hệ
số rủi ro 120%, tăng 20% so
với hiện tại và sau đó sẽ nâng
lên 150% từ ngày 1-1-2021.
Đang tìmhiểu các thủ tục vay
mua nhà, ông Tiến Dũng (ngụ
quận Thủ Đức, TP.HCM) cho
biết ông rất lo lắng khi Thông
tư 22 chính thức áp dụng từ
năm tới. Theo lý giải của ông,
không phải chờ đến năm 2020
mà từ giữa năm nay các NH
đã có động thái siết tín dụng
các khoản vay BĐS, lãi suất
cho vay cũng đã ở mức cao
trên 10%/năm.
“Hệ số rủi ro tăng buộc các
NH phải giảm cho vay BĐS,
phân bổ cho các khoản vay có
hệ số rủi ro thấp hơn và buộc
phải tăng lãi suất. Nhà phố
trong nội thành, đủ tiện nghi
giờ phải trên 4 tỉ đồng rồi.
Sang nămNH tăng lãi suất nữa,
duyệt hồ sơ khó hơn, chắc tôi
phải chấp nhận ra ngoại ô mua
nhà” - ông Dũng nói.
Một nhân viên NH cũng cho
hay lượng khách vaymua BĐS
hiện thấp hơn với năm2018 do
lãi suất vay cao, việc xét duyệt
hồ sơ vay chặt hơn. Khách
hàng phải có tài sản thế chấp
và khả năng thanh toán nợ tốt
mới được xét duyệt cho vay.
Chuyên gia tài chính - NH
Nguyễn Trí Hiếu cho biết
ông đồng tình với quy định
tăng hệ số rủi ro đối với kinh
doanh BĐS lên 200% nhằm
hạn chế đầu cơ.
Tuy nhiên, đối với khoản
cho vay cá nhân để mua nhà
với số tiền dưới 1,5 tỉ đồng có
Khách hàng đang xemnhàmẫu. Ảnh: Q.HUY
Giám sát đầu cơ núp bóng mua nhà để ở
Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, định nghĩa của NH đối
với kinh doanh BĐS là những người sử dụng phần lợi nhuận
từ BĐS để trả lãi suất. Còn vay mua nhà để ở là dùng thu nhập,
tiền lương để trả lãi.
Thế nhưng định nghĩa trên không rõ ràng, khó giám sát, có
kẽ hở để người mua nhà đầu cơ núp bóng, trục lợi vay với lãi
suất thấp.
“Theo tôi, NH cần định nghĩa lại, người vay mua nhà để ở chỉ
cần xác nhận họ có hộ khẩu ở đó, nhà không cho thuê, kinh
doanh. Còn người mua nhà sử dụng nhưng không ở đó hay để
cho thuê thì xác định đó là kinh doanh chứ không cần quan
tâm nguồn tiền trả lãi” - ông Hiếu góp ý.
hệ số rủi ro là 50% thì BĐS
giá này tại các đô thị lớn rất ít,
chỉ có đất nền vùng ven, nhà
các tỉnh lẻ.
ÔngHiếucho rằngkhoảnvay
dưới 4 tỉ đồng là mức dư nợ
đáp ứng nhu cầu nhiều người,
hệ số rủi ro giữ mức 100% là
hợp lý. Tuy nhiên, các NH sẽ
giảm nguồn vốn cho vay, hồ
sơ cho vay sẽ khó hơn và lãi
suất sẽ cao hơn, người vay
mua nhà sẽ khó hơn, áp lực
trả lãi tăng.
“Còn với khoản vay trên 4
tỉ đồng chịu hệ số rủi ro cao
120% chỉ dành cho phân khúc
cao cấp. Điều này phần nào sẽ
khiến các chủ đầu tư ưu tiên
phát triển dự án trung cấp,
bình dân nhiều hơn” - ông
Hiếu phân tích.
Một điểm đáng chú ý nữa
của thông tư mới là quy định
giảm dần tỉ lệ tối đa của nguồn
vốn ngắn hạn được sử dụng
để cho vay trung và dài hạn.
Cụ thể, từ tháng 1 đến tháng
9-2020, tỉ lệ này là 40%; từ
tháng10-2020đến tháng9-2021
là 37%; từ tháng 10-2021 đến
tháng 9-2022 là 34% và kể từ
ngày 1-10-2022 sẽ giảmxuống
còn 30%.
Theo đánh giá của ông Đỗ
Hoàng Dương, Tổng giámđốc
Công ty BĐS Gia Gia Phú,
chính sách trên sẽ tác động
rất lớn đến thị trường.
“Cácchủđầu tưsẽ thiếu, thậm
chí đói vốn để phát triển dự
án, nguồn hàng sẽ giảmmạnh.
Người mua khó vay tiền, ít
người mua được nhà hơn, chủ
đầu tư khó chồng thêm khó.
Chưa kể nguồn cung ít, khan
hàng, BĐS sẽ tăng giá” - ông
Dương dự đoán.
Mục tiêu ổn định
thị trường
Mặc dù thị trường được dự
đoán không lạc quan nhưng
TS Bùi Quang Tín, chuyên
gia NH, vẫn nhận định các
quy định mới sẽ kiểm soát
được rủi ro thanh khoản,
bảo đảm an toàn hoạt động
của NH.
Việc quy định giảm tỉ lệ
theo lộ trình vừa đảm bảo
mục tiêu kiểm soát về chênh
lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn
huy động và cho vay, đồng
thời giúp các NH có thêm
thời gian để điều chỉnh cơ
cấu nguồn vốn huy động, điều
chỉnh danh mục tín dụng theo
cơ cấu hợp lý. Từ đó nguồn
vốn tín dụng sẽ hướng vào
các lĩnh vực an toàn, hiệu
quả, góp phần thúc đẩy sự
phát triển bền vững của hệ
thống NH.
“Siết tín dụng sẽ giúp sàng
lọc những chủ đầu tư có năng
lực về tài chính, thị trường
sẽ buộc có thêm nhiều sản
phẩm phân khúc cho người
thu nhập thấp và trung bình.
Ngoài ra, hệ số rủi ro kinh
doanh BĐS tăng cao, giảm
bớt đầu cơ, giá BĐS ổn định,
hạn chế tình trạng sốt đất, thổi
giá ảo. Người mua nhà thật sẽ
có lợi” - ông Tín nhìn nhận.
Để tìm nguồn vốn, ngoài
việc phát hành trái phiếu thì
theo ông Đỗ Hoàng Dương,
các doanh nghiệp BĐS có
uy tín sẽ thuận lợi huy động
vốn từ các nguồn vốn đầu
tư ngoại với tài chính minh
bạch, kế hoạch kinh doanh
rõ ràng. Ngoài ra, khi nguồn
vốn khó khăn thì các chủ đầu
tư buộc phải liên kết lại, bắt
tay sáp nhập để cùng thực
hiện các dự án.•
HàNội sẽ dừng
hoạt động củaxe
babánh, xích lô
Tại kỳ họp 11 của HĐNDTPHà Nội khóa XV (khai
mạc ngày 3-12), UBNDTPHà Nội đã có báo cáo về tiến
độ thực hiện đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao
thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm
môi trường trên địa bàn TPHà Nội giai đoạn 2017-2020, tầm
nhìn 2030”.
Theo đó, TP cho biết đang rà soát, sửa đổi, bổ sung Quyết
định số 06/2013/QĐ-UBND quy định hoạt động các phương
tiện giao thông trên địa bàn TP. Sau quá trình rà soát, lấy ý
kiến liên ngành, đánh giá tác động…, Sở GTVTTPHà Nội
đã lần lượt có các tờ trình gửi TP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quyết định số 06. Trong đó có các quy định đối với
hoạt động của xe xích lô, xe ba bánh, xe thương binh.
Cụ thể, đối với xe ba bánh phục vụ đi lại của thương binh
và người khuyết tật thì phải được đăng ký, đề xuất quy định
về tiêu chuẩn đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường. Đối với xe ba bánh, xe xích lô kinh doanh dịch vụ
chở hàng, chở người thì phải dừng hoạt động.
Theo báo cáo của Sở GTVTTPHà Nội hồi tháng 7, trên
địa bàn TP hiện có khoảng 4.800 chiếc xe ba bánh đang hoạt
động. Tuy nhiên, toàn TP chỉ có hơn 1.300 người là thương
binh, bệnh binh, người khuyết tật sử dụng xe ba bánh để
tham gia giao thông. Phần lớn các xe còn lại là xe ba bánh tự
đóng, giả danh xe thương binh thường xuyên chở hàng cồng
kềnh, quá khổ, gây mất an toàn giao thông.
Tại báo cáo này, Sở GTVTTPHà Nội đề nghị TPHà Nội
chỉ đạo kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở lắp ráp, cải tạo xe ba
bánh không đủ điều kiện; tăng cường kiểm tra, xử lý xe ba
bánh giả danh xe thương binh tham gia chở hàng…
Đặc biệt, sở cũng đề nghị TP giao các quận, huyện, thị
nghiên cứu có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử
dụng, thu hút nhiều lao động là thương binh, bệnh binh và
con em của họ vào làm việc, đồng thời có chính sách hỗ trợ,
chuyển đổi nghề đối với lao động đang sử dụng xe ba bánh
chở hàng, chở người.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
bên lề kỳ họp, Giám
đốc Sở GTVTTPHà Nội VũVănViện cho biết hiện việc
sửa đổi, bổ sung Quyết định 06/2013 vẫn đang được TP tiến
hành.
Một số nội dung sửa đổi, bổ sung, trong đó có việc dừng
hoạt động của xe ba bánh, xe xích lô cũng được báo cáo
HĐNDTP tại kỳ họp 11. Dự kiến vào đầu năm 2020, khi hội
tụ đầy đủ các điều kiện, văn bản quy định mới về hoạt động
giao thông trên địa bàn TPHà Nội sẽ được ban hành.
“Do quy định này có tác động đến nhiều nhóm đối tượng
nên cần soạn thảo kỹ, lấy ý kiến đông đảo các cơ quan chức
năng, chuyên gia, người dân để có sự đồng thuận” - ông
Viện thông tin.
Liên quan đến nội dung sẽ cấm xe ba bánh, xích lô chở
người và hàng hóa, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân
Thủy cho rằng không nên cấmmà nên quản lý, giám sát
chặt chẽ hơn. Cụ thể về xe xích lô, ông cho hay hiện chỉ có
một số lượng ít xe xích lô hoạt động du lịch tại khu vực phố
cổ. “Xích lô là một điểm nhấn du lịch của Hà Nội, khách du
lịch họ rất thích. Vì vậy không nên cấm” - chuyên gia này
nói.
Đối với xe ba bánh, ông cũng cho rằng nên hạn chế ở
số lượng nhỏ cho nhóm người là thương binh, bệnh binh,
người khuyết tật sử dụng. Đồng thời phải quản lý chặt, xử
lý nghiêm những hành vi chở hàng cồng kềnh, giả danh xe
thương binh.
“Đất nước vẫn còn 70% người nghèo thì phải có những
loại xe như vậy để phục vụ nhu cầu nhất định của người
dân. Khi đời sống cao hơn, tự động nó sẽ bớt dần đi” - ông
Thủy nói. Ông cũng góp ý: Khi đưa ra các chính sách tác
động đến đông đảo người dân thì chính quyền nên “lấy
người dân làm trung tâm, không nên chỉ tập trung cho bộ
mặt văn minh của TP”.
TRỌNG PHÚ
HàNội
đang
xemxét
cấmcác
loại xe ba
bánh chở
hàng hoạt
động. Ảnh
minh họa:
TRỌNG
PHÚ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...20
Powered by FlippingBook