280-2019 - page 4

4
Thời sự -
Thứ Tư 4-12-2019
NGHĨANHÂN
H
ơn 13 năm kể từ khi có
Luật Phòng, chống tham
nhũng,thườngthìcứcuối
tháng 11, các cơ quan, đơn vị,
tổ chức nhà nước phải lên danh
sách người có nghĩa vụ kê khai
tài sản, hoàn tất công tác kê
khai trước ngày 31-12 và sau
đó công khai theo quy định.
Nhưng đấy là luật cũ. Còn
theo Luật Phòng, chống tham
nhũng mới (được Quốc hội
thông qua cuối năm 2018,
hiệu lực từ 1-7-2019) thì
công việc này lại chưa thể
thực hiện ngay, vì còn chờ
nghị định hướng dẫn.
Bất cập từ cơ chế kiểm
soát phi tập trung
Phải nói rằng luật 2018 đã
có một bước tiến về chính
sách trong kiểm soát tài sản
thu nhập. Lần đầu tiên đã
hình thành được mô hình cơ
quan kiểm soát tài sản, thu
nhập. Dù chưa phải là một
cơ quan chuyên trách hay tập
trung như kỳ vọng nhưng lần
này đã chỉ ra được tám đầu
mối, cụ thể:
- Thanh tra Chính phủ theo
dõi cán bộ từ cỡ giám đốc và
tương đương sở trở lên, cả ở
trung ương và địa phương;
- Thanh tra tỉnh thì theo
dõi quan chức cấp thấp hơn
ở địa phương mình;
- Các bộ theo dõi cán bộ
cấp thấp hơn giám đốc sở ở
bộ mình;
- Cơ quan phụ trách công
tác đại biểu ở Quốc hội thì
kiểm soát tài sản của đại biểu
Quốc hội, các cán bộ khác
thuộc thẩmquyền quản lý của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội thì
theo dõi cán bộ cỡ nhỏ hơn,
chủ yếu ở các cơ quan thuộc
Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước
tra Chính phủ, cơ quan chủ
trì soạn thảo nghị định, lúng
túng, khó xử lý vấn đề chồng
chéo thẩm quyền trong kiểm
soát tài sản, thu nhập của cán
bộ, công chức…
Câu hỏi về cơ sở dữ
liệu quốc gia tài sản
cán bộ, công chức
Việc xây dựng cơ sở dữ
liệu quốc gia về kiểm soát
tài sản, thu nhập - một điểm
cũng rất mới của Luật Phòng,
chống thamnhũng2018 - cũng
không dễ dàng. Bởi theo luật,
cả tám đầu mối các cơ quan
nêu trên đều xây dựng, quản
lý, khai thác, sử dụng dữ liệu
tài sản, thu nhập của người có
nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm
quyền quản lý của mỗi cơ
quan. Còn Thanh tra Chính
phủ thì xây dựng, quản lý,
khai thác, bảo vệ cơ sở dữ
liệu trên phạm vi cả nước.
Tức là nguồn dữ liệu từ mỗi
cơ quan sẽ phải chuyển về
Thanh tra Chính phủ.
Quốc hội và nhất là tất cả
cơ quan Trung ương Đảng.
Ấy là chưa kể Đảng sẽ
phải rà soát các văn bản liên
quan đến kê khai tài sản,
thu nhập của đảng viên xem
có thật sự phù hợp với luật
2018 không và nếu không có
vướng mắc gì thì nghị định
hướng dẫn luật của Chính
phủ phải làm sao ăn khớp
với các quy định của Đảng.
Bởi ít nhất, trước khi Quốc
hội thông qua Luật Phòng
chống tham nhũng 2018 thì
tháng 5-2017, Bộ Chính trị
đã ban hành Quy định 85,
cụ thể hóa nhiều thẩm quyền
của Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Ủy ban Kiểm tra Trung ương
trong việc kiểm tra, giám sát
việc kê khai tài sản của cán
bộ thuộc diện Bộ Chính trị,
Ban Bí thư quản lý…
Chỉ điểm qua một vài vấn
đề như vậy đã đủ thấy việc
Thanh tra Chính phủ chủ trì
soạn thảo để Chính phủ ban
hành một nghị định riêng về
kiểm soát tài sản, thu nhập
của người có chức vụ, quyền
hạn trong khu vực công đang
đối mặt với nhiều thách thức
như thế nào.•
Kê khai tài sản 2019 có thể trễ hẹn
Các cơ quan chức năng cần tiếp tục trao đổi, thống nhất một số nội dung trước khi trình Chính phủ
ban hành nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập.
thì lo việc của người trong
cơ quan Văn phòng Chủ
tịch nước;
- Ba thiết chế TAND Tối
cao, VKSND Tối cao, Kiểm
toán Nhà nước tự kiểm soát
tài sản, thu nhập của cán bộ,
công chức của mình;
- Và nhóm các cơ quan
có thẩm quyền của Đảng,
cơ quan trung ương của các
tổ chức chính trị - xã hội thì
theo dõi người có nghĩa vụ
kê khai công tác trong các
cơ quan đó.
Vấn đề là mô hình phân
tán vậy đang gây lúng túng
cho hướng dẫn, đảm bảo thi
hành luật. Chẳng hạn, giám
đốc sở và tương đương thì
ở địa phương dễ xác định.
Nhưng ở các cơ quan, bộ,
ngành trung ương, ai là tương
đương thì chưa có văn bản
nào đo đạc cao thấp.
Rồi trong công tác cán bộ,
khá nhiều người gánh nhiều
chức danh: vừa giám đốc,
phó giám đốc sở ở tỉnh, hay
bí thư, phó bí thư thuộc diện
trung ương quản lý, hoặc thẩm
phán, kiểm sát viên thuộc
quản lý của TAND Tối cao,
VKSNDTối cao…nhưng lại
đồng thời là đại biểu Quốc
hội. Đó là chưa kể việc khó
rạch ròi vị trí của chức danh
hành chính với hàmcấp chính
trị trong Đảng.
Đặc thù này khiến Thanh
Vậy làm thế nào để phối
hợp trong quản lý, khai thác
dữ liệu tài sản, thu nhập của
cán bộ, công chức toàn quốc,
nhất là những người có chức
sắc là việc vô cùng lớn và
cũng rất nhạy cảm.
Tính chất ấy đòi hỏi phải có
sự thảo luận không chỉ trong
phạm vi Chính phủ như một
nghị định thông thường, mà
phải có sự tham gia ý kiến
của tất cả cơ quan từ Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, TAND
Tối cao, VKSND Tối cao,
Kiểm toán Nhà nước, Văn
phòngTrungương,Vănphòng
“Có thể phải quý
I-2020 mới ban
hành. Lúc đó mới
tiến hành kê khai
tài sản đồng loạt,
lấy 31-12-2018 làm
mốc pháp lý về hình
thành tài sản” - một
nguồn tin cho hay.
500.000
cán bộ, công chức kê khai lần
đầu. Một điểmmới quan trọng
củaluật2018làtrừnhữngngười
ứng cử vào Quốc hội, HĐND
phải kê khai và công khai bản
kê khai tài sản theo luật bầu
cử, còn lại hơn 500.000 cán bộ,
công chức sẽ “kê khai lần đầu”
theo luật mới.
Tiêu điểm
BộNội vụđồng ý thí điểmhợpnhất các sở, ngành, phòng, ban
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân vừa ký văn bản gửi
UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương về việc đăng ký
thí điểm hợp nhất một số sở, ngành, phòng, ban.
Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung
ương sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Thường vụ cấp
ủy, cấp tỉnh và HĐND cấp tỉnh đăng ký thực hiện thí điểm
hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh
(sở, ngành), cấp huyện (phòng, ban).
Cụ thể, ở cấp tỉnh thí điểm hợp nhất tám sở, ngành
thành bốn cơ quan. Sở Tài chính sẽ hợp nhất với Sở
KH&ĐT thành Sở Tài chính và Kế hoạch, thực hiện
chức năng tham mưu giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà
nước về ngành, lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư.
Sở GTVT hợp nhất với Sở Xây dựng thành Sở GTVT và
Xây dựng với chức năng tham mưu giúp UBND cấp tỉnh
quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực GTVT và xây dựng.
Sở Nội vụ hợp nhất với ban tổ chức Tỉnh ủy/Thành
ủy thành cơ quan tổ chức - nội vụ cấp tỉnh. Cơ quan này
thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, cấp
tỉnh về công tác tổ chức cán bộ, đồng thời tham mưu giúp
UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực nội vụ.
Thanh tra cấp tỉnh hợp nhất với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh
ủy/Thành ủy thành cơ quan thanh tra - kiểm tra cấp tỉnh.
Cơ quan này thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc
cho cấp ủy, cấp tỉnh về công tác kiểm tra và tham mưu,
giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về ngành, lĩnh vực thanh tra.
Đối với cấp huyện, thí điểm hợp nhất sáu phòng, ban
thành ba cơ quan. Theo đó, thí điểm hợp nhất Phòng Nội
vụ với ban tổ chức cấp ủy, cấp huyện thành cơ quan tổ
chức - nội vụ cấp huyện. Thanh tra cấp huyện hợp nhất
với Ủy ban Kiểm tra cấp ủy, cấp huyện thành cơ quan
thanh tra - kiểm tra cấp huyện.
Văn phòng HĐND và UBND hợp nhất với văn
phòng cấp ủy, cấp huyện thành văn phòng cấp huyện
thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy,
cấp huyện, HĐND và UBND cấp huyện về công tác
văn phòng.
Đối với các địa phương đã thực hiện thí điểm hợp nhất
sở, ngành, phòng, ban khác với nội dung trên, UBND cấp
tỉnh trình HĐND cùng cấp, báo cáo Ban Thường vụ cấp
ủy, cấp tỉnh, gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chính
phủ.
Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung
ương gửi đăng ký về bộ trước ngày 15-12 để tổng hợp,
báo cáo Chính phủ.
ĐỨC MINH
Trong công văngửi thanh tra các bộ, ngành
địa phương ngày 21-10,Thanh tra Chính phủ
cho biết hiện dự thảo nghị định về kiểm soát
tài sản, thu nhập đã được trình Chính phủ
xem xét, cho ý kiến. Tuy nhiên, vì một số nội
dung còn ý kiến khác nhau nên các cơ quan
chức năng cần tiếp tục trao đổi, thống nhất
trước khi trình Chính phủ ban hành.
Các nguồn tin từ cơ quan soạn thảo cho
rằng khó có thể ra một nghị định hướng
dẫn để kịp kê khai tài sản đúng hạn trước
ngày 31-12. “Có thể phải quý I-2020 mới
ban hành. Lúc đó mới tiến hành kê khai
tài sản đồng loạt, lấy 31-12-2018 làm mốc
pháp lý về hình thành tài sản” - một nguồn
tin chia sẻ.
Có thể quý I-2020 mới ban hành nghị định hướng dẫn
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...20
Powered by FlippingBook