283-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy7-12-2019
KIMPHỤNG
H
iện nay, việc giải quyết
tranh chấp ở cơ quan
trọng tài được nhiều
doanh nghiệp lựa chọn do
những ưu điểm của phương
án này như rút ngắn thời gian
giải quyết, thủ tục đơn giản,
bảomật thông tin…Vậy tranh
chấp nào được giải quyết bởi
trọng tài? Các bên có cần thiết
phải ký thỏa thuận trọng tài
hay không, ký trước hay sau
khi xảy ra tranh chấp? Làm
sao để tránh thỏa thuận này
bị vô hiệu…?
ÔngLêHoàiTrung,PhóChủ
tịch thường trực Hội Trọng tài
thương mại
TP.HCMgiải
thích: Trọng
tài thương
mại(TTTM)
là phương
t hức g i ả i
quyết tranh chấp do các bên
thỏa thuận và được tiến hành
theo quy định của Luật TTTM
năm 2010.
Tranh chấp nào thuộc
thẩm quyền giải
quyết của trọng tài?
Tại Điều 2 luật này quy định
về thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp của trọng tài gồm
có: 1) Tranh chấp giữa các
bên phát sinh từ hoạt động
thương mại; 2) Tranh chấp
phát sinh giữa các bên trong
đó ít nhất một bên có hoạt
động thương mại; 3) Tranh
chấp khác giữa các bên mà
pháp luật quy định được giải
quyết bằng trọng tài.
Còn về điều kiện giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thì
được quy định tại Điều 5 luật
này như sau: 1) Tranh chấp
được giải quyết bằng trọng
tài nếu các bên có thỏa thuận
trọng tài. Thỏa thuận trọng tài
có thể được lập trước hoặc sau
khi xảy ra tranh chấp.
2)Trường hợpmột bên tham
gia thỏa thuận trọng tài là cá
nhân chết hoặc mất năng lực
hành vi, thỏa thuận trọng tài
vẫn có hiệu lực đối với người
thừa kế hoặc người đại diện
theo pháp luật của người đó
(trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác).
3) Trường hợp một bên
tham gia thỏa thuận trọng tài
là tổ chức phải chấm dứt hoạt
động, bị phá sản, giải thể, hợp
nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc
chuyển đổi hình thức tổ chức,
thỏa thuận trọng tài vẫn có
hiệu lực đối với tổ chức tiếp
nhận quyền và nghĩa vụ của
tổ chức đó, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác.
Hình thức và điều
kiện có hiệu lực của
trọng tài
Ông Lê Hoài Trung lưu ý
để thỏa thuận trọng tài có hiệu
lực thì thỏa thuận này cần có
ba điều kiện.
Thứ nhất
là về hình thức,
theo Điều 16 Luật TTTM thì
hình thức thỏa thuận trọng tài
phải thỏa mãn quy định sau:
Thỏa thuận trọng tài có thể
được xác lập dưới hình thức
điều khoản trọng tài trong hợp
đồng hoặc dưới hình thức thỏa
thuận riêng. Thoả thuận này
phải được xác lập dưới dạng
văn bản như:
1) Thỏa thuận được xác lập
qua trao đổi giữa các bên bằng
telegram, fax, telex, thư điện
tử và các hình thức khác theo
quy định của pháp luật;
2) Thỏa thuận được xác lập
thông qua trao đổi thông tin
bằng văn bản giữa các bên.
3) Thỏa thuận được luật
sư, công chứng viên hoặc tổ
chức có thẩm quyền ghi chép
lại bằng văn bản theo yêu cầu
của các bên;
4) Trong giao dịch các bên
có dẫn chiếu đến một văn bản
có thể hiện thỏa thuận trọng
Ba điều kiện có hiệu lực của
thỏa thuận trọng tài
Khi các bên tranh chấp từng có thỏa thuận trọng tài màmột bên khởi kiện tại tòa án thì tòa phải
từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.
tài như hợp đồng, chứng từ,
điều lệ công ty và những tài
liệu tương tự khác;
5) Qua trao đổi về đơn kiện
và bản tự bảo vệ mà trong đó
thể hiện sự tồn tại của thỏa
thuận do một bên đưa ra và
bên kia không phủ nhận.
Thứ hai,
thỏa thuận trọng
tài không nằm trong các
trường hợp bị vô hiệu theo
Điều 18 Luật TTTM. Các
trường hợp thỏa thuận trọng
tài vô hiệu gồm:
1) Tranh chấp phát sinh
trong các lĩnh vực không thuộc
thẩm quyền của trọng tài quy
định tại Điều 2 của luật này;
2) Người xác lập thỏa
thuận trọng tài không có
thẩm quyền theo quy định
của pháp luật;
3) Người xác lập thỏa thuận
trọngtàikhôngcónănglựchành
vi dân sự theo quy định của
Bộ luật Dân sự như là người
chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự hoặc
người bị hạn chế năng lựchành
vi dân sự;
4) Hình thức của thỏa thuận
trọng tài không phù hợp với
quy định tại Điều 16 của
luật này;
5) Một trong các bên bị lừa
dối, đe dọa, cưỡng ép trong
quá trình xác lập thỏa thuận
trọng tài và có yêu cầu tuyên
bố thỏa thuận trọng tài đó là
vô hiệu;
6) Thỏa thuận trọng tài vi
phạm điều cấm của pháp luật.
Thứ ba
là thỏa thuận trọng
tài không thuộc trường hợp
không thể thực hiện được.
(Xem box).•
Thỏa thuận trọng tài không thể
thực hiện được khi nào?
TheoĐiều 4Nghị quyết 01/2014 củaHội đồngThẩmphán
TAND Tối cao về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
TTTM, thỏa thuận trọng tài bị coi là không thể thực hiện
được trong các trường hợp:
1) Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một
trung tâm trọng tài cụ thể nhưng trung tâm trọng tài này
đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế
thừa và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn trung
tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.
2) Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn trọng
tài viên, trọng tài vụ việc nhưng tại thời điểm xảy ra tranh
chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
mà trọng tài viên không thể thamgia giải quyết tranh chấp
hoặc trung tâm trọng tài, tòa án không thể tìm được trọng
tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa
thuận được việc lựa chọn trọng tài viên khác để thay thế.
3) Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn trọng
tài viên, trọng tài vụ việc nhưng tại thời điểm xảy ra tranh
chấp, trọng tài viên từ chối việc được chỉ địnhhoặc trung tâm
trọng tài từ chối việc chỉ định trọng tài viên và các bên không
thỏa thuậnđược việc lựa chọn trọng tài viênkhácđể thay thế.
4)Cácbêncóthỏathuậngiảiquyếttranhchấptạimộttrung
tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng quy tắc tố tụng
của trung tâm trọng tài khác với quy tắc tố tụng trọng tài của
trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ của trung tâm
trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không
cho phép áp dụng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài
khác và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn quy
tắc tố tụng trọng tài thay thế.
5) Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng
có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong
các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do nhà
cung cấp soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật TTTM nhưng
khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa
chọn trọng tài giải quyết tranh chấp.
Mới đây, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Thái Nguyễn Hoàng (SN 1978) 12 năm tù về tội buôn
bán hàng cấm. Đồng thời tòa phạt bổ sung bị cáo này 50
triệu đồng. Đáng chú ý, khi xét xử, HĐXX đã từng dừng
phiên xử để đi làm rõ lời khai của bị cáo này.
Theo hồ sơ, sáng 28-11-2018, công an phát hiện Huỳnh
Văn Ngoán đang giao hàng hóa, đồ vật có biểu hiện tình
nghi từ xe ô tô sang xe máy. Qua kiểm tra, công an thu
giữ được bên trong các túi nylon chứa 99 cây thuốc lá 555
(990 bao) nhập lậu.
Mở rộng điều tra, công an khám xét nơi ở của Hoàng tại
căn nhà mặt tiền đường Trần Quốc Toản, phường 8, quận
3 và đã thu giữ 8.450 gói thuốc lá nhập lậu các loại...
Ngoài ra, tại khu vực phía ngoài, bên trái cửa vào nhà,
cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện có một kho chứa
đồ, bên trong có 923 gói thuốc lá lậu nhưng Hoàng không
thừa nhận của mình. Quá trình điều tra, Hoàng khai mình
thuê nhà trên và bắt đầu mua bán thuốc lá điếu từ năm
2018 đến nay. Số thuốc lá Ngoán giao là Hoàng mua của
một người đàn ông ở Tây Ninh không rõ lai lịch. Còn số
thuốc lá thu giữ tại nhà, ngoài mua của người này, Hoàng
còn mua của một số người khác cũng ở Tây Ninh.
Còn Ngoán khai chỉ là người vận chuyển giùm với giá
200.000 đồng. Theo cơ quan chức năng, số lượng thuốc lá
thu giữ từ Ngoán khi vận chuyển không đủ định lượng để
truy cứu trách nhiệm hình sự nên chỉ xử phạt hành chính.
Tại phiên tòa, Hoàng khai số thuốc lá bị thu giữ ở nhà
không phải của mình. Số bao thuốc này ở giếng trời cạnh
nhà và của ai bị cáo không biết. Hôm khám xét nhà, công
an vào hai lần nhưng không thấy thuốc lá trong nhà, chỉ
thấy ngoài giếng trời nên đưa bị cáo về phường. Tại đây,
bị cáo bị hăm dọa phải nhận số hàng trên nếu không sẽ bắt
bỏ tù cả nhà. Quá trình điều tra, bị cáo đều khai nhận thuốc
lá của mình để mong ra tòa được trình bày sự thật.
Tòa, viện đã dừng phiên xử để điều tra, xác minh lời
khai của bị cáo. Sau đó HĐXX nhận định lời khai lại của
bị cáo không có cơ sở và phù hợp với quá trình lấy lời khai
của chính bị cáo, người liên quan, người làm chứng, người
chứng kiến, biên bản khám xét... Từ đó tòa xác định bị cáo
Hoàng đã mua 990 bao và tàng trữ 8.450 bao thuốc lá nhập
các loại (là hàng cấm) để về bán lại kiếm lời. 
Tháng 3-2018, Hoàng từng bị xử phạt hành chính về
hành vi vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu.
Do bị cáo tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội nên cần phải
xử nghiêm.
Đồng thời tòa cũng kiến nghị tiếp tục điều tra làm rõ
một số đối tượng có dấu hiệu phạm pháp...
HOÀNG YẾN
Tòa, việndừngxửđi điều tra lời khai bị cáo
Tiêu điểm
Thỏathuậntrọngtàihoàntoàn
độc lập với hợp đồng.Việc thay
đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng,
hợp đồng vô hiệu hoặc không
thể thực hiện được không làm
mất hiệu lực của thỏa thuận
trọng tài.
Ông
LÊ HOÀI TRUNG
,
Phó Chủ tịch
thường trực Hội TTTM TP.HCM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook