283-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy7-12-2019
Quảng Ngãi: Nước biển
chuyển màu bất thường
Nước biển chuyển sangmàu đen nâu, nổi bọt màu vàng khiến người dân
hoangmang, lo lắng.
THANHNHẬT
K
hoảng một tuần nay, khu
vực bờ biển xã Bình
Thạnh (huyện Bình Sơn,
Quảng Ngãi) đoạn từ cửa biển
Sa Cần đến bãi tắm Khe Hai
(dài khoảng 2 km), nước biển
có màu đen nâu, nổi bọt màu
vàng, đóng váng màu nâu đen
trên mặt nước. Sự việc này
khiến người dân lo ngại.
Vùng nước biển màu
đen kéo dài
Theo ghi nhận của chúng
tôi, tại bờ biển thôn Hải Ninh
(Khu kinh tế Dung Quất, xã
BìnhThạnh), một vệt nước biển
chuyển sang màu đen nâu kéo
dài, bọt váng màu vàng đậm
nổi lên mặt nước. Tại một số
vị trí, sau khi nước biển tràn
vào đọng lại có màu đen nâu
đậm rõ rệt hơn khiến người
dân chứng kiến vô cùng bất
an. Tuy nhiên, chúng tôi ghi
nhận tại vị trí này không có
mùi khác thường.
Theo ngườ i dân , h i ện
tượng nước biển đổi màu
đen nâu xuất hiện từ khoảng
một tuần trước. Nhiều người
nghi ngờ môi trường biển
tại đây bị ô nhiễm dẫn đến
hiệu quả đánh bắt không như
mong đợi, môi trường sống
bị ảnh hưởng. Đồng thời họ
mong muốn cơ quan chức
năng sớm vào cuộc điều tra
nguyên nhân để họ yên tâm
ổn định cuộc sống.
“Bao nhiêu đời nay không
có hiện tượng nước biển đen
như thế này, dân chúng tôi
đang lo ngại liệu nước biển có
ô nhiễm hay bị gì không? Nhờ
các cấp chính quyền vào cuộc
làm rõ” - bà Phạm Thị Hạnh
(làng chài Hải Ninh, xã Bình
Thạnh) lo lắng.
Tương tự, ôngHuỳnhTấnViệt
(ngụ thôn Trung An, xã Bình
Thạnh) cho biết người dân địa
phương chưa thấy hiện tượng
này bao giờ. “Nếu tình trạng
này kéo dài, có nguy cơ biển
bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng
đến đời sống của người dân
và môi trường sống của những
loài thủy sản gần bờ, mong
chính quyền sớm vào cuộc xử
lý” - ông Việt nói.
Theo quan sát của chúng
tôi, khu vực bờ biển xã Bình
Thạnh nằm gần các công ty
công nghiệp nặng như Công
ty Công nghiệp nặng Doosan,
Nhà máy thép Hòa Phát, Nhà
máy đóng tàu Dung Quất…
Đã lấy mẫu kiểm tra
Về vấn đề trên, đại diện
Phòng TN&MT huyện Bình
Sơn cho biết sau khi nhận thông
tin người dân phản ánh, phòng
đã cử cán bộ đến vùng biển
hai thôn có xảy ra hiện tượng
nước biển chuyển màu đen là
Hải Ninh, Trung An (xã Bình
Thạnh) và một vị trí không có
hiện tượng nước biển màu đen
để phân tích, đối chứng.
Hiện các mẫu này đã được
gửi đến Trung tâm Kỹ thuật
quan trắc môi trường Khu
công nghiệp Dung Quất để
làm rõ.
ÔngNguyễnDuyKhắc, Chủ
tịchUBNDxã BìnhThạnh, cho
biết hằng năm vào mùa đông
thì biển thường xuyên có hiện
tượng nước chuyển màu đen
nâu, người ta gọi là bọt biển.
Tuy nhiên, năm nay có hiện
tượng đóng váng màu đen nâu
trên mặt nước nên người dân
nghi ngờ.
“Nước biển hằng năm vào
mùa đông cũng có bọt nước
nâu đen nhưng năm nay đậm
hơn nhiều. Lại có váng màu
đen đóng lại. Những năm
trước, nước có ngả màu đen
nâu nhưng không đóng váng
lại nhiều như vậy” - ông
Khắc nói.
Ông Khắc cũng cho hay
khu vực nước chuyển màu
gần nơi con tàu PV Alliance
mắc cạn trong cơn bão số 5
vừa qua. Ban đầu người dân
nghi ngờ hiện tượng nước biển
chuyển sang màu đen là do
dầu trong con tàu này tràn ra
ngoài. Tuy nhiên, theo quan
sát thì hiện tượng này không
phải do dầu tràn.
“Nếu là dầu thì phải có hiện
tượng đóng váng dầu loang
trên mặt nước. Khu vực nước
đổi màu cũng không có mùi
nên tôi đoán là không phải do
dầu từ con tàu. Còn nguyên
nhân cụ thể phải chờ cơ quan
chức năng kết luận” - ông
Khắc nói.•
Nước biểnmàu đen nâu, đóng vángmàu vàng. Ảnh: THÀNHNHẬT
Sớm nhất ngày 10-12 có kết quả
Ông Đỗ Thiết Khiêm, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, thông
tin huyện đã báo cáo sự việc đến UBND tỉnhQuảng Ngãi và các
sở, ngành liên quan. Đồng thời huyện cũng mời các cơ quan,
đơn vị về địa phương lấy mẫu xét nghiệm làm rõ nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng nước biển chuyển màu.
“Cục Môi trường miền Trung và Tây Nguyên cũng đã vào lấy
mẫu, bây giờ phải chờ kết quả”- ông Khiêmnói và cho biết sớm
nhất là ngày 10-12 sẽ có kết quả.
Trong khi đó, tại một báo cáo mới đây của UBND huyện
Bình Sơn (ngày 5-12) có nêu: “Nhận định bằng mắt thường,
hiện tượng trên có ba khả năng xảy ra: Do phân hủy của các
loài tảo biển bị sóng đánh trôi dạt vào bờ; nước thải của một
số ngành đặc trưng như dăm gỗ hoặc do bùn; rác tích tụ từ
sông Trà Bồng, do biến động, sóng đánh nổi lên mặt dạt vào
bờ (chưa xác định rõ nguyên nhân)”.
“Nếu tình trạng này
kéo dài, có nguy cơ
biển bị ô nhiễm nặng,
ảnh hưởng đến đời
sống của người dân
và môi trường sống
của những loài thủy
sản gần bờ” - ông
Huỳnh Tấn Việt nói.
Ngangnhiênbàyhàng
rabángiữa lànxe ô tô
Cảnhmưu sinh “đón đầu tử thần” trên cầu
BìnhThuận (phường BìnhHưng Hòa B,
quận Bình Tân) của những người bán hàng
rong khiến cánh tài xế nơmnớp lo lắng.
Hằng ngày, vào giờ cao điểm, tại cầu Bình Thuận,
lưu lượng xe lưu thông rất lớn, chủ yếu là xe tải và
xe container khiến giao thông khu vực luôn trong
tình trạng ùn ứ kéo dài. Nhân cơ hội đó, những
người bán hàng rong, xe đẩy tự chế ngang nhiên
biến mặt cầu thành nơi buôn bán riêng cho mình, bất
chấp nguy hiểm rình rập xung quanh.
Theo quan sát của PV, có nhiều người đứng rải rác
giữa hai làn xe trên cầu để mời chào tài xế mua nước
uống, trái cây, bánh ngọt… Cứ cách 10-20 m lại có
một gánh hàng rong và kéo dài gần 2 km từ chân cầu
Hương Lộ 2 đến cầu Bình Thuận. Người thì tự chế
xe đẩy treo lủng lẳng những chai nước ngọt, bánh
trái; người thì nhanh gọn hơn treo trên tay mình
hàng chục túi bánh, chỉ cần một tín hiệu còi hay một
cái vẫy tay báo hiệu của tài xế là họ nhanh chóng
đưa món hàng cho tài xế. Họ hầu như đứng lọt thỏm
giữa hai dòng xe tải và xe container.
Một số tài xế cho biết tại khu vực này đã có không
ít vụ tai nạn liên quan đến người bán hàng rong
nhưng không hiểu sao tình trạng này vẫn không thể
dẹp bỏ.
Anh Nguyễn Trung, một tài xế thường xuyên
lưu thông qua khu vực, tỏ ra lo lắng: “Tôi chạy xe
container nên rất dễ khuất tầm nhìn, nếu họ đứng
sát xe tôi, ắt hẳn sẽ có chuyện không may xảy ra.
Tuy vậy, tôi thấy họ dãi nắng dầm mưa bán những
món hàng chỉ 10.000-20.000 đồng mà bất chấp nguy
hiểm như vậy, tôi cũng thấy thương”.
Trao đổi với PV về thực trạng trên, ông Nguyễn
Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND quận Bình
Tân, cho biết trên địa bàn có nhiều khu công
nghiệp (KCN) lớn như KCN Tân Tạo, KCN Tân
Bình, KCN Vĩnh Lộc và Công ty Pouyuen. Các
ngành nghề thương mại dịch vụ phát triển nên thu
hút số lượng lớn dân nhập cư, trong đó số lượng
người lao động, công nhân rất đông (chiếm khoảng
350.000 người).
Vì vậy, nhu cầu kinh doanh, mua bán tăng cao tại
các khu vực nêu trên bằng nhiều hình thức như bán
hàng rong, xe đẩy, bưng hàng hóa… làm ảnh hưởng
đến giao thông và mỹ quan đô thị trên địa bàn quận.
Thời gian gần đây, UBND quận đã nhận được
phản ánh của người dân về tình trạng trên. Hiện
nay quận đang tăng cường xử lý một số khu trọng
điểm thì một số người bán hàng rong lại dạt ra
những khu vực khác.
Trước tình hình bán hàng rong tràn ra đường lộ,
đơn vị đã chỉ đạo Đội Quản lý trật tự đô thị phối hợp
với các phường tổ chức thực hiện công tác đảm bảo
trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô
thị trên 35 khu vực kinh doanh tự phát trên địa bàn.
Theo ông Bình, về lực lượng, quận sẽ ưu tiên cho
khu vực cầu Bình Thuận vì khi lực lượng rút đi thì
người ta lại lấn chiếm ra cầu. “Kiên quyết xử lý dứt
điểm các trường hợp vi phạm trật tự lòng đường, vỉa
hè trên 35 khu vực kinh doanh tự phát. Như xử lý xe
lôi, xe kéo, xe đẩy tay; xử lý hành vi để dù, bạt, vật
dụng chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán. Nếu
phát hiện trường hợp vi phạm, quận sẽ phối hợp với
công an tịch thu phương tiện. Còn một số khu vực
phức tạp, quận sẽ chốt trạm” - ông Bình thông tin.
THU TRINH
Người bán hàng rong ngay giữa hai làn ô tô ở khu vực
cầu Bình Thuận. Ảnh: THUTRINH
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook