297-2019 - page 16

12
THANHTUYỀN
S
áng23-12, tạiTrườngĐH
KHXH&NVTP.HCMđã
diễn ra buổi giới thiệu
sách
Bùi Hiển - Người đánh
thức lương tri
.
Cuốn sách ra đời nhân dịp
100 năm ngày sinh nhà văn
Bùi Hiển, do các thế hệ con
cháu của ông biên soạn, xem
đó như là món quà, cũng là
lời cámơn gửi đến người cha,
người ông của mình.
Một người chồng, người
cha, người ôngđônhậu
Trong ký ức của chị Bùi
Cẩm Hà, cháu nội của nhà
văn Bùi Hiển thì ông là một
người rất tinh tế, chịu khó
học hỏi không chỉ trong học
thuật, dịch thuật hay ngoại
ngữ mà còn trong cả những
ứng xử hằng ngày.
Chị kể lại đó là lần ông đi
nước ngoài, gặp gỡ rất nhiều
văn nghệ sĩ người nước ngoài,
đặc biệt là nữ giới. Ông cómời
một cô nhà văn người Pháp
đi dạo bên ngoài, thấy trời
lạnh thì ông mới ngỏ lời với
nữ nhà văn là cùng đi trở vào
bên trong phòng. Nhưng khi
vào phòng, ông thấy những
người đàn ông Tây phương
cởi áo khoác bên ngoài ra
để mặc cho những người
bạn nữ, ông cũng học hỏi và
làm theo. Lần khác, khi sang
Tây phương thấy đàn ông có
ý thức giúp đỡ phụ nữ rất tốt,
họ sẵn sàng xách đồ cho phụ
nữ. Về nước, ông thấy điều
đó hay nên cũng áp dụng.
Trong cảm nhận của chị,
ông còn là một người ấm áp,
luôn là người đắp xây nên
những giá trị tinh thần cho
gia đình và lưu giữ nó. Sau
này, khi xem lại những kỷ
vật của ông, chị mới vỡ òa
ra rằng ông ghi lại cả ngày
giờ chị sinh ra đời, từng giai
đoạn chị lớn lên, những hành
động, suy nghĩ và thói quen
nhỏ của chị cũng được ông
PGS-TSNguyễnThị Thanh
Xuân cho biết khi chạm được
vào cuốn nhật ký và những
trang thư mà gia đình công
bố trong cuốn sách, bà cảm
thấy có một thế giới rất khác.
“Một thế giới riêng tây của
nhà văn mà gia đình còn giữ
được thật quý giá. Tôi thấy
mình phải bước nhẹ, rón rén
vào tập nhật ký này của ông”
- bà Xuân nói.
Từ tập sách, bà cũng đã tự
tìm dấu ấn Bùi Hiển trong
chính bản thân bà. Đó là “nụ
cười nhẹ” trong văn chương
Bùi Hiển. Bà lý giải nụ cười
đó bắt nguồn từ những tiếng
cười to, vang, rộng mở của
những người dân chài quê ông.
“Nụ cười nhẹ của Bùi Hiển
là nụ cười của một trí thức
viết văn và những nụ cười
đó làm nên cốt cách của ông.
Tiếng cười nhẹ của ông hòa
trong tiếng cười to của dân
chài” - bà cảm nhận.
TSXuân cũng cho rằng nhà
văn Bùi Hiển là người sống,
viết trong tự tại và niềm hạnh
phúc. Ông cực kỳ nhạy bén
trong việc nắm bắt những chi
tiết của đời sống theomột cách
rất tự nhiên, gắn với thế giới
con người.
Nữ tiến sĩ cũng cảm nhận
rằng hành trình văn chương
của nhà văn Bùi Hiển rất
an hòa. Ông có cốt cách
văn chương khiêm nhường
và có đời văn suôn sẻ, liền
mạch, không gián đoạn. Ông
chứng kiến nhiều biến động
của lịch sử văn học hiện
đại nước nhà và bình thản
vượt qua.•
100 NĂM NGÀY SINH NHÀ VĂN BÙI HIỂN
Nhớ một cốt cách văn chương
an hòa
PGS-TS Nguyễn Thị Thanh
Xuân đặt vấn đề rằng gia đình
vàgiới nghiêncứucầncósựbắt
tay để làm toàn tập về nhà văn
Bùi Hiển. Bànói:“Có lẽ khoaVăn
của chúng tôi cũng sẽ có các
công trình, đề tài nghiên cứu
về Bùi Hiển trong thời gian tới”.
Tiêu điểm
Nh văn Bùi Hiển lúc sinh thời cùng con ch u trong gia đình. Ảnh: Tư li u
ghi chép cẩn thận. Bài báo đầu
tiên của chị được đăng trên
báo
Hà Nội Mới
vào năm 14
tuổi cũng được ông ghi chép
lại. Không chỉ riêng chị, ông
cũng làm điều tương tự với
cả những người con, người
cháu khác trong nhà. Những
điều ông làm chỉ âm thầm và
đơn giản vậy thôi nhưng vô
tình lại là sợi dây kết nối, lưu
giữ tình cảm gia đình êm ấm
với nhau.
Hành trình văn chương
an hòa
Nói về nhà văn Bùi Hiển,
PGS-TSVõVănNhơnnhắcđến
truyện
Ánh mắt
, phản ảnh con
người một cách chân thực
trong chiến tranh. Tiếp theo
là truyện
Cái bóng cọc
, kể về
một người ở khu tập thể, dậy
sớm tập thể dục và ấn tượng
TS Nhơn cảm nhận
rõ Bùi Hiển là một
người con hiếu thảo,
một người chồng,
người cha đôn hậu
và là một nhà văn
kiên trì với quan
điểm nghệ thuật của
mình.
ở khả năng đứng yên như cái
cọc. Nhưng rồi một hômnhân
vật chính phát hiện ra ông này
đứng yên như vậy cạnh vòi
nước ai đó quên tắt và nước
cứ thế chảy lãng phí...
PGS-TSVõVănNhơn chia
sẻ điều ông tâm đắc nhất ở
nhà văn Bùi Hiển chính là
vấn đề về con người. Nhà
văn Bùi Hiển luôn có quan
điểm sáng tác là xem mỗi
con người luôn có hai mặt
tốt, xấu. Dựng một nhân vật
cần có cả hai mặt tốt, xấu và
cuộc đấu tranh của hai mặt ấy.
TS Nhơn cũng cho biết
ông cảm nhận rõ Bùi Hiển là
một người con hiếu thảo, một
người chồng, người cha đôn
hậu và là một nhà văn kiên
trì với quan điểm nghệ thuật
của mình.
Đời sống xã hội -
ThứBa24-12-2019
Cuốn s ch công bố nhật ký
v thư từ c nhân của nh văn
Bùi Hiển. Ảnh: TT
Chị Bùi Cẩm Hà chia sẻ ban đầu gia đình
chỉ có ý tưởng làm sách và lưu hành nội bộ
trong gia đình để con cháu đời sau có thể
biết được về giá trị truyền thống cốt lõi mà
gia đình đã xây dựng.
“Nhưng quả thật là sau khi tiếp cận với các
thư từ của ông, chúng tôi nhận thấy những
tài liệu này nên được công bố ra cho công
chúng vì nhữnggiá trị cả vềmặt tư liệu và tinh
thần. Nó không chỉ phù hợp với gia đình nhỏ
của nhà văn Bùi Hiểnmà nên được lan tỏa tới
nhữnggia đìnhnhỏ khác trong cộngđồng, xã
hội nước ta. Nhất là trong thời buổi mà với sự
lan truyền của mạng xã hội, mọi người đang
đánh giá cao những gì gọi là giật gân, làmì ăn
liền, cái gì đó rất bóng bẩy thì gia đình nhận
thấymìnhnên chia sẻnhữngđiềunày vớimọi
người, thếhệmai sauvề tinh thầncủanhà văn
Bùi Hiển nên quyết định in thành sách, phát
hành ngoài thị trường”- chị Hà cho biết thêm.
Lan tỏa giá trị truyền thống cốt lõi
Bùi Hiển -
Người đánh
thức lương tri
là cuốn sách
lần đầu tiên
công bố nhật
ký và thư từ
cá nhân của
Bùi Hiển, nhà
văn có nhiều
đóng góp cho
nền văn học
Việt Nam
thế kỷ 20.
Nhà hát múa rối Nụ Cười của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn
- Kịch IDÉCAF đã chính thức ra mắt sân khấu riêng của
mình tại Cung văn hóa Lao động TP.HCM. Đây là sân
khấu - nhà hát duy nhất của tư nhân dành cho thiếu nhi sẽ
hoạt động đều đặn hằng tuần.
Theo đó, vào 9 giờ sáng thứ Bảy hằng tuần tại sân khấu
này sẽ diễn ra chương trình biểu diễn sân khấu dành cho
thiếu nhi và các bậc phụ huynh đưa con đến xem.
Với giá vé chỉ 80.000 đồng, các khán giả nhỏ tuổi sẽ
được xem một vở kịch rối cổ tích do người thật đóng, một
chương trình múa rối nước độc đáo và xem diễu hành rối
từ sân khấu rối cạn sang sân khấu rối nước.
Tại đây các bé cũng sẽ được chụp ảnh, giao lưu cùng
các con rối và học những phép ứng xử trong gia đình, nơi
công cộng do những người phụ trách chương trình hướng
dẫn bằng phương pháp hoạt náo.
Ngay trong ngày khai trương, các khán giả nhí đã tỏ ra
rất hào hứng, thích thú với chương trình. Các bé hò hét
theo diễn tiến câu chuyện, trả lời các hoạt náo viên và ùa
lên sân khấu chơi cùng các con rối.
Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn cho biết sắp tới sân khấu
múa rối này cũng sẽ có những suất biểu diễn riêng phục
vụ khán giả trẻ em người nước ngoài.
Được biết Nhà hát múa rối Nụ Cười trực thuộc Công ty
TNHH MTV Nhà hát Trẻ TP.HCM. Đây là nhà hát múa
rối tư nhân duy nhất tại phía Nam này khởi đầu từ năm
1983 với tên gọi Đội rối Nụ Cười thuộc Nhà thiếu nhi
quận 1, TP.HCM.
Khởi đầu từ 15 thành viên là các học sinh, sau vài năm
Đội rối Nụ Cười đã có đến 100 thành viên biểu diễn cùng
lúc ở 15 sân khấu.
Từ Đội rối Nụ Cười đã phát triển thành Câu lạc bộ múa
rối Nụ Cười, Trung tâm múa rối Nụ Cười thuộc Nhà thiếu
nhi quận 1, TP.HCM. Từ năm 2005, Trung tâm múa rối
Nụ Cười trở thành Nhà hát múa rối Nụ Cười thuộc Công
ty TNHH MTV Nhà hát Trẻ, hoạt động tự thu tự chi khắp
các tỉnh, thành trong nước với 40 diễn viên.
Công ty TNHH MTV Nhà hát Trẻ bao gồm: Nhà hát
múa rối Nụ Cười, Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng, phối
hợp thực hiện Sân khấu kịch Thế Giới Nhỏ IDÉCAF -
Ngày xửa ngày xưa từ năm 1994 đến nay.
HÒA BÌNH
Ramắt sânkhấumới dành cho trẻ em
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20
Powered by FlippingBook