297-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa24-12-2019
MINHVƯƠNG
M
ới đây, TAND quận 11
(TP.HCM) đã ra quyết định
thông báo thụ lý vụ kiện
hành chính giữa người khởi kiện
là bà NTHY (SN 1983) và người
bị kiện là chủ tịch UBND phường
15 (quận 11). Nguyên nhân dẫn đến
vụ kiện này khá lạ, theo đó bà Y.
cho rằng chủ tịch UBND phường
15 đã không ban hành quyết định
cách ly con bà là cháu VQK (SN
2009) khỏi nơi bị bạo hành.
Bị chồng cũ giành
nuôi con
Theo đơn khởi kiện của bà Y.,
bà yêu cầu TAND quận 11 tuyên
bố hành vi không ban hành quyết
định cách ly con của bà của chủ
tịch UBND phường 15 là trái pháp
luật. Bà yêu cầu chủ tịch UBND
phường 15 phải xin lỗi công khai
và bồi thường cho bà các chi phí
mất thu nhập, lưu trú, tiền vé máy
bay, thù lao cho luật sư. Tổng cộng
là 47 triệu đồng.
Theo bàY., sau khi bà và ôngQ. ly
hôn, TAND TP Hà Nội đã ra quyết
định bà là người nuôi dưỡng trực
tiếp đứa con chung của hai người
là cháu K. Vào dịp hè năm 2017,
cháu K. vào nhà ông Q. ở TP.HCM
chơi thì ông Q. giữ cháu lại, ngăn
cản không cho bà đón con về.
Đến tháng 3-2018, bàY. phát hiện
cháuK. bị ôngQ. đánh bầm tímkhắp
người. Khi bà nói chuyện này với
ông Q. thì ông thừa nhận có đánh
con và cho rằng dạy dỗ con như thế
là việc bình thường. Sau đó cả hai
đã tranh cãi, xảy ra xô xát về việc
này. Ông Q. không những không trả
lại cháu K. cho bà nuôi dưỡng mà
còn ngăn cản, hạn chế quyền thăm
gặp của bà đối với cháu K.
Đến cuối năm học 2018-2019, bà
Y. không thể gặp được con nên đã
đến hỏi thăm về cháu K. thì được
biết cháu thường xuyên nghỉ học
không có lý do và có dấu hiệu bị
bạo hành. Ngày 18-9, cháu K. đến
trường với những lằn roi bầm tím,
sưng tấy cả vùng mông. Nhà trường
phát hiện và đã trình báo cơ quan
bảo vệ quyền trẻ em. Tuy nhiên, khi
tiếp nhận thông tin, chủ tịch UBND
phường 15 đã không áp dụng đúng
pháp luật đầy đủ và kịp thời để bảo
vệ cháu K., không ban hành quyết
định cách ly cháu K. khỏi nơi bị
bạo hành là nhà ông Q.
Phường: Không có sự việc
bạo hành
Trong khi đó về phía địa phương,
trao đổi với PV, bà Huỳnh Thị Kim
Phượng (PhóChủ tịchUBNDphường
15, quận 11) khẳng định việc bà Y.
khiếu nại chính quyền địa phương
đã không cách ly trẻ là không có
cơ sở bởi lẽ không có sự việc bạo
hành xảy ra.
Đối với yêu cầu phải xin lỗi công
khai của bà Y., bà Phượng cho biết
UBND phường 15 không thể chấp
nhận vì UBND phường không có
lỗi. Đối với những yêu cầu đòi bồi
thường về vật chất của bà Y., theo
bà Phượng, những chi phí này là
do cá nhân bà Y. tự thực hiện nên
UBND phường cũng không đồng
ý bồi thường.
Bà Phượng cũng cho biết hiện tại
TAND quận 11 đã thụ lý vụ kiện
nên để tòa giải quyết. Trong trường
hợp UBND phường 15 bị thua kiện
thì phường sẽ thực hiện theo đúng
phán quyết của tòa.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin
khi vụ kiện này có diễn tiến mới.•
Phường bị kiện vì…
không cách ly trẻ
Cho rằng conmình bị chồng cũ bạo hành nhưng chủ tịch
phường không ra quyết định cách ly, một phụ nữ đã kiện
yêu cầu chủ tịch phường xin lỗi, bồi thường...
Lãnh đạo UBND phường
15 khẳng định việc bà Y.
khiếu nại chính quyền
địa phương đã không
cách ly trẻ là không có cơ
sở bởi lẽ không có sự việc
bạo hành xảy ra.
Kiện hành chính, có quyền đòi bồi thường?
Theo Điều 7 Luật Tố tụng hành chính 2015, người khởi kiện, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời
yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại
về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri gây ra.
Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu bồi
thường thiệt hại có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ. Trường hợp cần
thiết, tòa án có thể tiến hành xácminh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo
đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác.
Khi giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính,
các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và
pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết.
VKSND huyện Bình Chánh (TP.HCM) vừa trả hồ sơ
vụ một cô gái 18 tuổi bị nhóm ba người đánh sẩy thai cho
CQĐT công an huyện này. Theo đó, VKS yêu cầu CQĐT
làm rõ trọng lượng pháo đã thu giữ trong vụ án, đồng thời
thu thập kết luận giám định pháp y xác định nguyên nhân
chết của trẻ sơ sinh - con của cô gái bị hại.
Ba bị can gồm Trần Nhật Khang, Nguyễn Minh Dũng
và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (em gái Dũng) đã bị khởi tố,
bắt tạm giam về hai tội bắt giữ người trái pháp luật và cố ý
gây thương tích. Trong đó, Huyền cũng đang là bị can tại
ngoại trong một vụ án mua bán trái phép chất ma túy do có
con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Trước đó, ngày 11-4, Công an
xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) chuyển nguồn tin báo
tội phạm về việc một cô gái 18 tuổi đang mang thai tháng
thứ sáu bị một nhóm người bắt giữ trong nhiều ngày. Nhóm
người này đã bỏ đói, tra tấn liên tục khiến cô sẩy thai.
Công an huyện Bình Chánh sau đó đã vào cuộc, tạm giữ
Khang rồi lần lượt bắt tiếp Dũng, Huyền. Điều tra ban đầu
cho thấy Khang, Dũng, Huyền đến huyện Đức Hòa (Long
An) bắt cô gái 18 tuổi đưa đến một căn nhà ở huyện Bình
Chánh. Tại đây, nhóm người này đã tra tấn cô gái dã man
khiến nạn nhân bị sẩy thai ở tháng thứ sáu. Xác thai nhi
sau đó bị nhóm người này ném ở một nơi thuộc quận Bình
Tân (TP.HCM)...
PHƯƠNG LOAN
Việt kiềuhai quốc tịch
làmviệc trongnước
có cầngiấy phép?
Theo Luật Quốc tịch, bà N. có hộ chiếu mang
quốc tịch Việt Nam nên là công dân Việt Nam.
VKSND Tối cao vừa có thông báo đến các VKS cấp dưới
tham khảo rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp hợp đồng lao động
giữa bà DBN (Việt kiều Mỹ, SN 1983) và Công ty cổ phần Giải
trí LP (có trụ sở ở quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Theo hồ sơ vụ việc, từ tháng 3-2014, hai bên ký các hợp đồng
lao động thời hạn ba tháng. Đến tháng 9-2014, hai bên ký tiếp
hợp đồng có thời hạn kéo dài sáu tháng. Chức danh chuyên môn
của bà N. là giám đốc phát triển kinh doanh. Đến tháng 3-2015,
Công ty LP chấm dứt hợp đồng lao động với bà N. với lý do là
vị trí công việc không còn do dự án đã kết thúc.
Hai tháng sau bà N. khởi kiện yêu cầu TAND TP.HCM buộc
Công ty LP phải nhận bà trở lại làm việc và bồi thường các
khoản tiền theo quy định là gần 995 triệu đồng. Trong trường
hợp Công ty LP không nhận bà trở lại làm việc thì số tiền bồi
thường phải là hơn 1,25 tỉ đồng...
Xử sơ thẩm hồi cuối năm 2015, TAND TP.HCM đã bác toàn
bộ yêu cầu của bà N. Tòa chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của
Công ty LP, tuyên bố ba hợp đồng lao động đã ký là vô hiệu toàn
bộ. Đồng thời bà N. có trách nhiệm liên hệ cơ quan thuế truy
đóng các khoản thuế thu nhập cá nhân do công ty trả theo mức
lương 88 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn kiến nghị cơ quan chức năng xử
phạt hành chính đối với Công ty LP và bà N. Lý do là công ty ký
kết hợp đồng lao động với bà N. (người nước ngoài) khi chưa có
văn bản chấp thuận của chủ tịch UBND TP.HCM và khi bà N.
chưa được cấp giấy phép lao động.
Sau đó bà N. kháng cáo nhưng xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại
TP.HCM đã bác toàn bộ kháng cáo của bà và tuyên y án sơ thẩm.
Bà N. làm đơn khiếu nại giám đốc thẩm. Tháng 7-2019, chánh
án TAND Tối cao có quyết định kháng nghị theo hướng hủy cả
hai bản án sơ, phúc thẩm, giao hồ sơ về TAND TP.HCM xét xử
lại. Kháng nghị này đã được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối
cao xử giám đốc thẩm chấp nhận. Hiện nay TAND TP.HCM đã
thụ lý lại vụ kiện nhưng chưa mở phiên tòa sơ thẩm lần hai.
Theo thông báo rút kinh nghiệm của VKSND Tối cao, bà N. là
Việt kiều định cư tại Mỹ, có hai hộ chiếu mang hai quốc tịch Mỹ
và Việt Nam. Theo Luật Quốc tịch, do bà N. có hộ chiếu mang
quốc tịch Việt Nam nên là công dân Việt Nam. Việc ký hợp đồng
lao động dựa trên thông tin hộ chiếu này.
Mặt khác, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM từng có văn bản trả lời bà
N. là trường hợp bà dùng hộ chiếu Việt Nam thì không thuộc đối
tượng quy định tại khoản 1 Điều 169 Bộ luật Lao động. Vì thế
bà không cần phải có giấy phép lao động. Việc hai cấp tòa sơ,
phúc thẩm cho rằng bà N. bắt buộc phải có giấy phép lao động
theo Điều 169 Bộ luật Lao động nhưng không có nên các hợp
đồng lao động vô hiệu do vi phạm chủ thể ký kết là không đúng.
Về lý do chấm dứt hợp đồng lao động, VKSND Tối cao cho
rằng hợp đồng thứ ba giữa hai bên là hợp đồng không xác định
thời hạn nhưng công ty lấy lý do hợp đồng đã hết hạn để chấm
dứt là không đúng quy định. Sau đó công ty lại đổi lý do chấm dứt
hợp đồng lao động là do công việc bà N. đảm nhiệm trong dự án
đã chấm dứt (từ tháng 3-2014 đến tháng 2-2015). Hai cấp tòa sơ,
phúc thẩm đã không làm rõ việc bà N. có phải là giám đốc phát
triển kinh doanh của dự án hay không, không có mô tả công việc
bà phải làm. Như vậy chưa có đủ cơ sở để kết luận rằng bà được
giao nhiệm vụ giám đốc phát triển kinh doanh là công việc thường
xuyên, cũng như chưa đủ cơ sở để kết luận lý do chấm dứt hợp
đồng lao động do dự án đã chấm dứt là có căn cứ hay không.
Cạnh đó, theo VKSND Tối cao, phản tố của phía Công ty LP
buộc bà N. phải thanh toán thuế thu nhập còn thiếu là không
đúng. Cơ quan thuế cũng không có yêu cầu gì đối với bà N.
nhưng tòa hai cấp sơ, phúc thẩm vẫn chấp nhận thụ lý, giải quyết
và tuyên buộc bà chịu án phí phần này là không đúng với quy
định tại Điều 176 BLTTDS.
HOÀNG YẾN
Diễn biến mới vụ cô gái 18 tuổi bị đánh đến sẩy thai
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...20
Powered by FlippingBook