010-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy11-1-2020
Trung Quốc siết tiểu ngạch,
hàng Việt tuột dốc
Bộ CôngThương nhấnmạnh để duy trì thị
phần và mở rộng thị trường TQ, các DN cần
phải chu đông năm băt thông tin, thi hiêu
va nhu câu thi trương, cac quy đinh vê tiêu
chuân chât lương cuaTQ. Đặc biệt các DN cần
thay đôi cơ ban tư duy tiêp cân thi trương.
“Thay đổi quan điểmứng xử với thị trường
TQ theo hướng tôn trọng tối đa các quyền cơ
bản của người tiêu dùng; kiên quyết chuyển
nhanh, chuyểnmạnh từ xuất khẩu theo hình
thức “trao đổi cư dân” sang xuất khẩu chính
ngạch theo thông lệ quốc tế qua các cửa
khẩu chính thức”- đại diện Bộ Công Thương
nhấn mạnh.
Cần thay đổi cơ bản tư duy tiêp cân thị trường
ANHIỀN
C
ục Chế biến và Phát
triển thị trường nông sản
thuộc Bộ NN&PTNT
nhận định năm 2019 vừa
qua là năm khốc liệt về thị
trường của mặt hàng nông
sản tại Trung Quốc (TQ).
Chính vì vậy, trong 11 tháng
đầu năm 2019, xuất khẩu rau
quả sang thị trường này giảm
13,2% so với cùng kỳ năm
trước đó, kim ngạch chỉ đạt
2,24 tỉ USD.
Giám sát chặt mua
bán tiểu ngạch
Lý giải về sự sụt giảm trên,
Cục Chế biến và Phát triển thị
trường nông sản cho rằng TQ
yêu cầu các mặt hàng nhập
khẩu từ các nước, trong đó có
Việt Nam (VN) phải qua con
đường chính ngạch. Để thực
hiện yêu cầu trên, TQ siết chặt
nhập khẩu tiểu ngạch.
“Dọc biên giới, nước bạn
thực hiện rào chắn, thậm chí
dùng flycam để ghi hình, rà
soát, chống nhập khẩu tiểu
ngạch. Trong bối cảnh gắt
gao như thế, chúng ta mới
có chín mặt hàng trái cây
gồm thanh long, dưa hấu,
vải, nhãn, chuối, xoài, mít,
chôm chôm và măng cụt
được xuất chính ngạch sang
thị trường này” - đại diện Bộ
NN&PTNT cho hay.
BộCôngThương cũng nhìn
nhận từ năm 2018 đến nay,
phía TQ đã triển khai đồng bộ
nhiều biện pháp để bảo đảm
thực thi nghiêm các quy định
của nước này về kiểmnghiệm,
kiểm dịch, truy xuất nguồn
gốc, bao bì, nhãn mác... Đây
là một trong những nguyên
nhân khiến xuất khẩu nông
thủy sản của VN sang TQ bị
chững lại và giảm trong hai
năm trở lại đây sau nhiều năm
tăng trưởng khá.
“Việc TQ thực thi đầy đủ
các quy định này trước mắt
có thể ảnh hưởng tới một số
nông thủy sản của VN đang
xuất khẩu sang nước này theo
hình thức “trao đổi cư dân
biên giới”. Nhưng về lâu dài
sẽ góp phần tạo động lực để
các địa phương và nông dân
nước ta tổ chức lại sản xuất
theo hướng coi trọng tối đa
các quyền cơ bản của người
tiêu dùng VN cũng như quốc
tế. Trong đó có quyền được
an toàn và quyền được thông
tin đầy đủ về sản phẩm, hàng
hóa mà họ mua” - đại diện Bộ
Công Thương nêu rõ.
Ông PhạmVăn Dũng, Phó
Giám đốc HTX Nông lâm
nghiệp Hà Giang, thông tin:
Thị trườngTQchiếmđến 70%
thị phần xuất khẩu của HTX.
Nhưng năm vừa qua, khi TQ
siết chặt các quy định nhập
khẩu, HTX phải đẩy nhanh
thực hiện truy xuất nguồn
gốc để đảm bảo yêu cầu của
thị trường nhập khẩu.
Ông Dũng cũng nhận định
hiện các doanh nghiệp (DN),
tiểu thương chủ yếu đi bằng
nội lực của mình là chính nên
việc xúc tiến đối với các đơn
hàng vào sâu thị trường nội
địa TQ rất khó khăn. “Thị
trường nội địa TQ rất rộng
lớn, các sản phẩm nông sản
của chúng ta đi sang bên đó
hiện giờ chủ yếu thông qua
các thương lái TQ nhập về
nên chưa thể bán hàng tận
gốc, giá chưa tận ngọn. Nếu
chính sách của chúng ta tốt
có thể hỗ trợ cho các DN
đứng lên đăng ký xuất khẩu,
hỗ trợ về thông tin, hỗ trợ về
thị trường thì nông sản Việt
có thể thâm nhập sâu vào
thị trường nội địa TQ” - ông
Dũng nói.
Cục trưởng Cục Chế biến
và Phát triển thị trường nông
sản Nguyễn Quốc Toản cũng
nhận định hiện hàng hóa của
VNmới đến các khu vựcNam
Ninh, Quảng Tây chứ chưa
vào sâu nội địa TQ.
“Tỉnh An Huy có hơn 90
triệu dân nhưng hàng VN
không có ở đó. Khi vào đến
Nam Ninh, Quảng Tây rồi
nhưng hàng hóa nước ta lại
chỉ dưới dạng các thương hiệu
khác” - ông Toản dẫn chứng.
Mở cửa cho nhiều
mặt hàng mới
Nhiều công ty xuất nhập
khẩu nêu thực tế hiện chi phí
logistics ngành trái cây, gạo,
thủy sản của nước ta chiếm tỉ
lệ rất cao, 18%-30%, cao hơn
nhiều so với các nước (chỉ
chiếm khoảng 12%-14%).
Những loại chi phí này đẩy
giá thành sản phẩm của VN
tăng cao, khó cạnh tranh với
các nước.
Ví dụ như một container
chở thanh long từ BìnhThuận
đến cửa khẩu Tân Thanh
(Lạng Sơn) và sang đến nước
bạn có tỉ lệ hao hụt rất lớn,
chi phí dọc đường cao; chất
lượng sản phẩm đến tận tay
người tiêu dùng không như
mong muốn và nếu sang đến
nước bạn bị trả lại thì DN sẽ
trắng tay.
Về vấn đề này, ông Toản
Một trong những
nguyên nhân khiến
hàng nông sản xuất
sang TQ bị ùn ứ
tại cửa khẩu, bị trả
về là do không đáp
ứng quy định về
đóng gói, mẫu mã,
bao bì không đạt.
nhận định: “Ngay như cửa
khẩu Móng Cái ở Quảng
Ninh, nơi sôi động của thủy
sản nhưng chúng ta mới làm
được phần cứng là cầu phao.
Do vậy, cần phải xây dựng
hạ tầng logicstics ở biên
giới, như các kho lạnh chứa
nông sản giúp bảo quản kéo
dài thời gian, thậm chí chi
phối thị trường nguồn cung.
Tôi nghĩ đây là xu hướng có
tính chất quyết định về mặt
phần lõi giúp giảm giá thành,
giúp nông sảnViệt cạnh tranh
được với thế giới cả về giá
và chất lượng”.
ÔngToản cho biết thêmvào
tháng 5-2020, Bộ trưởng Bộ
NN&PTNTVNsẽ thămchính
thức TQ. Nhân dịp này, một
số mặt hàng như sầu riêng,
chanh leo, khoai lang, thạch
đen, tổ yến, cá rô phi, cua,
cá ngừ, ngao, sứa, rươi... sẽ
được tập trung đàm phán để
mở cửa chính ngạch.
Đại diện Bộ Công Thương
cũng cho hay đang phối hợp
với Bộ Tài chính, Bộ GTVT
tổ chức phân luồng ở khu
vực biên giới, đẩy nhanh
tiến độ xây dựng các hạ tầng
logistics như kho lạnh ở Trà
Lĩnh (Cao Bằng), khu trung
chuyển ở Lạng Sơn, trung
tâm logistics ở Bắc Giang.
Cùng đó là vận động các cơ
quan chức năng, chính quyền
các địa phương phía TQ mở
thêm các cửa khẩu chỉ định
nhập khẩu nông sản, trái cây
tại khu vực biên giới.•
Hiện rất nhiềumặt hàng nông sản của Việt Nam chưa vào sâu nội địa Trung Quốc
mà chỉ bán ở các tỉnh gần biên giới.
Khách hàng đang trao đổi, giao dịch tại gian hàng VNở
Hội chợNhâp khẩu quốc tế TQdiễn ramới đây. Ảnh: BCT
Hiện nay VNđang xuất nhiềumặt hàng sang TQnhư rau quả, cà phê, gạo, thủy sản…
Trongảnh:Sơchếớttrướckhixuấtkh usangTQtạiHTXNônglâmnghiệpHàGiang.Ảnh:HỒNGNGUYỄN
Lý do tỉ phú Trần Bá Dương gi i cứu vua cá Hùng Vương
Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) và Công ty cổ
phần Sản xuất, chế biến và phân phối nông nghiệp Đông
Dương (Thadi, thuộc Tập đoàn Thaco) vừa ký kết hợp đồng
hợp tác chiến lược. Cụ thể, Thadi đầu tư vào Hùng Vương
thông qua việc sở hữu 35% cổ phần và tham gia quản trị,
cử đại diện giữ chức phó chủ tịch HĐQT, giám đốc tài
chính và các chuyên gia phụ trách kỹ thuật, bán hàng.
Thadi và Hùng Vương lập liên doanh phát triển mảng sản
xuất heo giống với quy mô 45.000 con, trong đó Thadi nắm
65%, tương ứng giá trị đầu tư 2.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó,
Thadi sẽ đầu tư nuôi heo thịt với quy mô 1,2 triệu con một
năm để cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thaco,
cho biết Hùng Vương đã chủ động mời Thaco hợp tác.
Qua hai tháng trao đổi và đàm phán, hai bên đi đến thỏa
thuận trên. Việc hợp tác với Hùng Vương ở thời điểm này
có thể nói là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Ví dụ, Thadi đầu tư vào ngành heo, đúng lúc dịch tả heo
châu Phi hoành hành khiến nguồn cung sụt giảm. Trong
khi đó, Hùng Vương đang có thế mạnh là heo giống, đầu
tư nuôi chất lượng cao nên có thể không bị dịch.
“Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hùng Vương, rất tâm
huyết với nông nghiệp, rất chân chất. Đội ngũ lãnh đạo cũng
như nhân viên Hùng Vương rất tận tâm. Thaco với kinh
nghiệm về quản trị công nghiệp sẽ hỗ trợ Hùng Vương hình
thành nên một chuỗi sản xuất tích hợp cạnh tranh. Tuy nhiên,
chúng tối rất cẩn trọng để tránh sự đổ vỡ” - ông Dương nói.
Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Hùng Vương,
thừa nhận công ty chìm đắm trong khó khăn vì chi phí
đầu tư cho nông nghiệp quá cao. Hai tháng trước, ông
chủ động tìm gặp chủ tịch HĐQT Thaco đề nghị hợp tác
giải quyết những vấn đề doanh nghiệp này đang dang dở.
“Tôi và ông Dương cùng quan điểm là xây dựng nền nông
nghiệp phát triển và chuỗi sản phẩm đảm bảo an toàn
nên quyết định hợp tác. Tôi tin ngay trong năm nay Hùng
Vương sẽ rất khác” - ông Minh nói.
QUANG HUY
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook