010-2020 - page 9

9
Nhằmhạn chế tình trạngùn tắc
giao thông, đảmbảongười dânđi
lại thuận lợi dịp tết Canh Tý 2020,
ông Trần Quang Lâm, Giám đốc
Sở GTVT TP.HCM, cho biết TP đã
thành lập tổ công tác liên ngành
đảm bảo an toàn giao thông khu
vực sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo đó, tổ công tác liên ngành
sẽ triểnkhai cácphươngánđểhạn
chế thấp nhất tình trạng ùn tắc
giao thông khu vực sân bay, đặc
biệt khu vòng xoay Lăng Cha Cả,
giao lộ Hoàng Văn Thụ, Nguyễn
Văn Trỗi, Phan Đình Giót và nút
giao trên đường Trường Sơn.
Trong trường hợp cao điểm
tết xảy ra ùn tắc giao thông, tổ sẽ
huy động tối đa lực lượng để điều
tiết, giải tỏa ùn tắc trong thời gian
nhanh nhất nhằm hạn chế tình
cảnh người dân vác vali chạy vào
sân bay cho kịp chuyến bay.
dụng nên áp lực tại các quầy truyền
thống giảm đáng kể. Tại khu vực xếp
hàng chờ làm thủ tục soi chiếu an
ninh, lượng khách không quá nhiều
nên khá trật tự, thông thoáng.
Ngược lại, tại nhà ga quốc tế T2,
các nhân viên rất bận rộn khi dòng
người từ các địa phương vẫn tiếp tục
tập trung ở sảnh ga đến để đón Việt
kiều về quê ăn tết.
Theo quan sát, khu vực sảnh này
từ sáng đến chiều tối thường trực cả
“biển người” đến đón người thân dẫn
đến ùn tắc. Theo đó, cảng đã bố trí
nhiều nhân viên an ninh tại đây để
liên tục nhắc nhở, hướng dẫn người
đi đón tản ra bên ngoài, dành lối đi
cho khách quốc tế có chỗ đón xe
rời sân bay.
Chị Nguyễn Thị Bình (quê Bình
Dương) cho hay hai năm nay người
thân từMỹ mới về quê ăn tết nên nhà
chị đưa sáu người đến đón, tranh thủ
hàn huyên dọc đường.
“Biết là đi đông cũng bất tiện tại
sân bay nhưng mấy năm mới gặp
một lần, với lại thuê xe rộng nên
mọi người cùng đi cho đầm ấm” -
chị Bình nói.
Chị Anh Thư (quận Bình Thạnh)
chia sẻ: “Tôi cứ nghĩ mỗi gia đình
tôi đi đón người thân đông, nào
ngờ hỏi ra mới biết nhiều nhà cũng
đi đông vậy, thậm chí có nhà đi
cả chục người luôn ấy chứ. Đông
đúc, ngột ngạt tí nhưng vui vì
được gặp người thân nhiều năm
mới về nước”.
750 chuyến bay mỗi ngày
Quan sát dữ liệu từ trang thông tin
cập nhật tình trạng các chuyến bay
Flightradar24 tại sân bay Tân Sơn
Nhất cho thấy thường trực trên khu
bay, đường lăn có đến 15-20 máy
bay của các hãng hàng không Việt
Nam liên tục cất và hạ cánh.
Trao đổi với PV, đại diện Cảng
HKQTTân Sơn Nhất cho biết: Nắm
bắt lượng khách năm nay tăng 6%
so với năm trước, theo đó cảng đã
lên kế hoạch và bố trí nhân lực giải
tỏa ùn tắc cả bên trong lẫn bên ngoài
khá nhuần nhuyễn, đảm bảo hành
khách đi lại dịp tết thuận lợi. Thời
điểm hiện tại số lượng khách đi lại
dù cao hơn ngày thường nhưng chưa
phải lúc cảng bận rộn nhất.
Vị đại diện thông tin thêm, trong
hai ngày qua, bình quân mỗi ngày có
khoảng 750 chuyến bay, tăng nhẹ so
với ngày thường. Dự kiến từ ngày 20
tháng Chạp (ngày 24-1-2020) lượng
ANNHIÊN
T
rong những ngày cận tết Canh
Tý 2020, sân bay Tân Sơn Nhất
nhộn nhịp bởi lượng khách đến
và đi đông đúc. Đặc biệt một số Việt
kiều về nước ăn tết được rất nhiều
người thân ra sân bay đón.
Ga quốc tế đông nghẹt
Theo ghi nhận của PV, ngày thứ
hai trong giai đoạn cao điểm người
dân đi lại bằng đường hàng không
dịp tết Canh Tý 2020 (từ 9-1 đến 8-2-
2020), tại Cảng hàng không quốc tế
(HKQT) Tân Sơn Nhất, lượng khách
ở ga quốc nội tăng đáng kể. Trong khi
đó lượng người tập trung ở ga quốc
tế khá đông đúc, chủ yếu là những
người thân đi đón Việt kiều về nước.
Tại ga quốc nội, bảng thông báo
cập nhật lịch các chuyến bay khá
kín. Tuy nhiên, khâu tổ chức hướng
dẫn, phân luồng rất bài bản từ các
hãng, nhân viên phục vụ mặt đất nên
khách cũng thảnh thơi làm thủ tục
tại quầy truyền thống và check-in
tại các kiốt.
Do lượng khách tăng đáng kể so
với ngày thường nên các hãng mở
tối đa các quầy làm thủ tục. Đồng
thời các kiốt check-in của các hãng
VietnamAirlines, Jetstar Pacific và
VietJet cũng được nhiều người sử
“Biển người” đi đón Việt kiều về nước ăn tết ở khu vực ga quốc tế T2. Ảnh: P.ĐIỀN
Tân Sơn Nhất bắt đầu “nóng”
do dòng người đón kiều bào
Nhà ga quốc tế T2 (sân bay Tân SơnNhất) khá tấp nập vì dòng người từ các địa phương tập trung ở sảnh ga đến
để đón Việt kiều về quê ăn tết.
khách bay tết mới tăng kịch trần, lịch
bay các hãng sẽ tấp nập hơn.
“Hiện các phương tiện, nhân sự
bên trong sân bay cơ bản đã đáp
ứng nhu cầu khi khách tăng cao.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lo lắng
tình trạng ùn tắc giao thông ở các
tuyến cửa ngõ dẫn vào sân bay lúc
cao điểm, khiến khách di chuyển
khó khăn, thấp thỏm lo lỡ chuyến
bay. Trước tình hình đó, cảng cần
sự phối hợp nhịp nhàng với các lực
lượng CSGT, thanh tra giao thông
điều tiết từ bên ngoài” - lãnh đạo
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất nói.
Theo quan sát của chúng tôi, bên
ngoài tuyến đường Trường Sơn,
cửa ngõ dẫn vào sân bay lại thường
xuyên ùn tắc do dòng phương tiện
di chuyển để đưa khách vào sân bay
khá đông.•
Đầu tư cao tốcCầnThơ - CàMau trước năm2030
“Tôi cứ nghĩ mỗi gia
đình tôi đi đón người
thân đông, nào ngờ hỏi
ra mới biết nhiều nhà
cũng đi đông vậy, thậm
chí có nhà đi cả chục
người luôn.”
Chị
Anh Thư
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh Cà Mau về việc cử tri kiến nghị xem xét, chỉ đạo triển
khai đầu tư tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Theo Bộ GTVT, quy hoạch phát triển mạng đường bộ
cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến cao tốc Cần
Thơ - Cà Mau có chiều dài 150 km, được quy hoạch với
bốn làn xe, đầu tư trong giai đoạn sau năm 2030.
Tuy nhiên, nhận thấy việc đầu tư cao tốc khu vực trên là
cần thiết nên Bộ GTVT đã rà soát lại quy hoạch và trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát
triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam. Trong đó kiến nghị
Thủ tướng cho phép điều chỉnh lộ trình đầu tư tuyến cao
tốc Cần Thơ - Cà Mau trước giai đoạn 2030 làm cơ sở triển
khai thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định.
“Đồng thời, Bộ GTVT giao Tổng Công ty Cửu Long
chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư tuyến cao
tốc này sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch. Bên cạnh đó, Bộ GTVT sẽ hoàn thiện thủ
tục để tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội bố trí vốn triển
khai thực hiện...” - Bộ GTVT khẳng định.
Đối với kiến nghị bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc nối
dài đến mũi Cà Mau, Bộ GTVT cho rằng trong quá trình
nghiên cứu lập quy hoạch mạng đường bộ cao tốc theo quy
định của Luật Quy hoạch, đơn vị sẽ chỉ đạo tư vấn tính
toán. Trong đó, sẽ nghiên cứu nhu cầu vận tải trên tuyến kết
nối từ TP Cà Mau đến Đất Mũi để đề xuất việc quy hoạch
cho phù hợp.
Liên quan đến các dự án cao tốc, mới đây Bộ GTVT trình
Chính phủ điều chỉnh quy hoạch mạng đường bộ cao tốc
Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong
đó chú trọng xây dựng cao tốc Bắc-Nam, các tuyến ra cảng
biển lớn, trung tâm kinh tế...
Toàn mạng lưới cao tốc mới sẽ dài 7.200 km, tăng so với
độ dài 6.411 km của quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt
năm 2016.
Cụ thể, tuyến cao tốc phía Bắc được đề xuất tăng thêm
300 km, với các dự án bổ sung mới như Hòa Bình - Sơn La
- Điện Biên; Chợ Mới - TP Bắc Kạn; cao tốc Hà Giang nối
với Nội Bài - Lào Cai.
Tại miền Trung và Tây Nguyên, bộ đề xuất bổ sung cao
tốc từ Ngọc Hồi (Kon Tum) tới cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum).
Với phía Nam, bộ kiến nghị bổ sung cao tốc từ Gò Dầu
(Tây Ninh) tới cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh) vì tuyến này
kết nối các khu vực phát triển kinh tế của tỉnh Tây Ninh và
Campuchia qua cửa khẩu Xa Mát, dự kiến gần 20.000 xe/
ngày đêm.
Cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh cũng được kiến nghị
bổ sung do cửa khẩu quốc tế Dinh Bà (Hồng Ngự,
Đồng Tháp) là nơi thông thương giữa Việt Nam và
Campuchia. Trong tương lai, nhu cầu vận tải giữa cửa
khẩu Dinh Bà và Trà Vinh ngày càng tăng nên cần có
tuyến cao tốc kết nối.
Ngoài ra, Bộ GTVT đề nghị kéo dài cao tốc Châu Đốc -
Cần Thơ - Sóc Trăng tới cảng Trần Đề thêm 30 km, nhằm
kết nối đến cảng biển Trần Đề, phục vụ xuất khẩu hàng hóa
khu vực ĐBSCL.
Bộ GTVT cũng đưa ra lộ trình trước năm 2030 sẽ hoàn
thành 6.418 km cao tốc trên cả nước; sau năm 2030 làm
mới thêm 932 km. Dự kiến tổng vốn đầu tư đến năm 2030
khoảng 874.144 tỉ đồng; sau năm 2030 là 130.000 tỉ đồng
cho xây mới và 322.729 tỉ đồng cho mở rộng.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook